Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, để giúp con hấp thụ tối đa dinh dưỡng, ngoài việc chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề về thói quen ăn uống nhằm giúp bé cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Bạn đang đọc: 7 phương pháp giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu qua những lưu ý giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung
1. Tránh để bé ăn hoặc bú quá nhiều
Ăn hoặc bú sữa quá nhiều gây ra áp lực lên dạ dày nói riêng và hệ tiêu hoá nói chung. Khi ăn hoặc bú quá nhiều, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa hết chất dinh dưỡng. Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hoặc cữ bú cho con. Ngoài ra, đối với trẻ lớn hoặc đang tập ăn dặm, phương pháp này có thể giúp bé rèn luyện thói quen ăn chậm, nhai kĩ, từ đó sẽ giúp hạn chế các vấn đề khác về tiêu hóa.
2. Không uống trong khi ăn
Thông thường, khi các bé ngồi xuống mâm cơm, bố mẹ sẽ cho một cốc nước lọc hay một loại nước nào đó để con uống. Sự kết hợp giữa thức ăn và đồ uống có thể khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn do dịch tiêu hóa bị pha loãng. Tốt nhất, bố mẹ cần hạn chế việc trẻ vừa ăn vừa uống. Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ uống nước trước bữa ăn 15 phút hoặc khoảng 30 đến 45 phút sau bữa ăn.
3. Không ăn thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn bao gồm thực phẩm đóng gói và thức ăn nhanh. Bố mẹ cần hạn chế các thực phẩm này trong chế độ ăn uống của con nhất là khi con gặp vấn đề về tiêu hóa. Nguyên nhân là do những thực phẩm này thường chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe như chất béo bão hòa và chất bảo quản.
Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn còn nghèo dưỡng chất. Nếu trẻ ăn quá nhiều thì có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Đó là chưa kể đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở những cửa hàng thức ăn nhanh. Nhiều trẻ bị tiêu chảy, đầy hơi khi ăn phải những ăn bẩn hay khâu chế biến mất vệ sinh.
4. Hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu hóa
Một số loại thực phẩm, như thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) và sản phẩm từ sữa (chẳng hạn như phô mai), khó tiêu hóa hơn những loại khác. Nếu trẻ vừa gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm này.
5. Lựa chọn công thức sữa dễ tiêu giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh
Ngoài các lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên quan tâm đến công thức sữa mà bé uống. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ vẫn là ưu tiên hàng đầu và mẹ cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ cần chọn cho bé những công thức sữa dễ tiêu, giúp bé đi phân đều và đẹp. Để đáp ứng được tiêu chí này, khi chọn công thức sữa cho con, mẹ sẽ cần lưu ý về quy trình sản xuất. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm khó tiêu, gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Do đó, khi chọn công thức sữa cho con, mẹ nên ưu tiên chọn những công thức sữa chỉ qua một lần xử lý nhiệt nhẹ bởi điều này sẽ giúp bảo toàn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, tránh tình trạng đạm sữa bị biến tính, khiến bé bị khó tiêu. Ngoài ra, công thức sữa mẹ chọn cũng cần “êm dịu” với hệ tiêu hóa, giúp bé êm bụng, êm giấc và có hương vị thanh nhạt, không chứa đường sucrose (đường mía) để hạn chế tình trạng sâu răng, béo phì cho trẻ từ những năm đầu đời.
6. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và khoa học
Việc kết hợp thực phẩm với nhau một cách khoa học là điều rất quan trọng nhằm giúp cho hệ tiêu hóa của con làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là với các bé đang tập ăn dặm, hệ tiêu hóa còn non nớt. Bố mẹ nên hạn chế kết hợp thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, khoai tây, gạo, mì ống với các loại thịt đỏ vì chúng dễ gây ra tình trạng khó tiêu. Thay vào đó, bố mẹ cần thiết kế bữa ăn bằng việc kết hợp một số loại thực phẩm thích hợp giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Một ví dụ điển hình là bữa ăn tối với cá hồi và các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh hoặc súp lơ.
7. Không vừa ăn vừa làm việc khác
Nhiều trẻ em thường hay ăn cơm trong lúc đang xem tivi hoặc chơi máy tính. Thói quen này có thể cản trở quá trình tiêu hóa, vì cơ thể không tập trung tiêu hóa thức ăn. Để tránh tình trạng này, cả gia đình nên ngồi ăn cùng nhau và không làm việc khác khi ăn. Điều này sẽ giúp bé tập được thói quen tập trung ăn uống, từ đó, việc nhai hay gắp thức ăn diễn ra một cách chậm rãi từ tốn, tạo điều kiện để trẻ có thể cảm nhận được hương vị thức ăn và có được một tâm lý tốt.
Hi vọng 7 lưu ý về việc giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bé kể trên sẽ là công cụ đắc lực để bố mẹ nuôi con thật khỏe. Ngoài những lưu ý về chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống, bố mẹ cũng cần chú ý đến các vấn đề về sinh hoạt như chú ý cho bé vận động, vui chơi ngoài trời, cho bé uống đủ nước, tập cho bé đi tiêu… Những thói quen lành mạnh này cũng sẽ góp phần giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả. Trường hợp nếu những triệu chứng về tiêu hóa của bé còn xuất hiện dù đã áp dụng nhiều phương pháp thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm nhé.
>>>>>Xem thêm: Sa sút trí tuệ trán – thái dương