Mơ là một hiện tượng thường xuyên xuất hiện khi chúng ta ngủ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về giấc mơ của mình chưa?
Bạn đang đọc: Những điều bạn cần biết về giấc mơ
Giấc mơ là những ảo giác xảy ra trong những giai đoạn nhất định khi chúng ta ngủ. Giấc mơ thường xuất hiện nhiều nhất trong giấc ngủ REM (giai đoạn mắt chuyển động nhanh), do đó bạn sẽ dễ nhớ lại giấc mơ của mình. Giấc ngủ có vai trò trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất, huyết áp, chức năng não và các khía cạnh sức khỏe khác. Khi bạn thức, chúng ta thường suy nghĩ logic. Tuy nhiên khi bạn ngủ, não vẫn hoạt động, nhưng những suy nghĩ hoặc giấc mơ thường không có ý nghĩa. Nguyên nhân là do các trung tâm cảm xúc của não tạo ra những giấc mơ. Một số người cho rằng những giấc mơ thường liên quan đến các hoạt động, cuộc trò chuyện hoặc các vấn đề gần đây trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh cho giả thuyết này.
Nội Dung
Công dụng của cơn mơ
Phương pháp trị liệu
Những cảm xúc ban ngày của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến giấc mơ. Khi ta ngủ, mức độ cảm xúc sẽ tăng lên và não sẽ tạo ra các liên kết cảm xúc mà ý thức không bao giờ làm được khi bạn tỉnh táo. Vì vậy, khi bạn nằm mơ, bạn sẽ được xoa dịu những cảm xúc mà mình đã kìm nén vào ban ngày.
Chống stress
Một trong những khu vực não hoạt động mạnh nhất khi chúng ta nằm mơ là hạch hạnh nhân – liên quan đến bản năng sinh tồn và phản ứng chống stress của cơ thể.
Một giả thuyết cho rằng do hạch hạnh nhân hoạt động mạnh hơn khi chúng ta ngủ, nên não sẽ tự tạo ra cách giúp bạn giải quyết những mối nguy hiểm và căng thẳng.
Bạn đừng lo lắng mình sẽ đánh ai đó xung quanh khi ngủ vì não sẽ phát tín hiệu thần kinh để các cơ được thư giãn, vì vậy bạn sẽ không đánh hay chạy khi đang mơ.
Thể hiện sự sáng tạo
Một số chuyên gia cho rằng, khi mơ, những suy nghĩ sáng tạo thường xuất hiện hơn khi chúng ta thức.
Những nghệ sĩ hay họa sĩ thường có những tác phẩm lấy cảm hứng sáng tạo khi họ mơ. Khi chúng ta ngủ, những suy nghĩ logic thường không còn, vì vậy não sẽ thỏa sức sáng tạo. Những ký ức về cơn mơ đó sẽ vẫn còn khi bạn thức dậy.
“Nhà kho” ký ức
Cơn mơ sẽ giúp bạn lưu lại những ký ức quan trọng, những kiến thức bạn đã học. Giấc mơ cũng giúp bạn bỏ đi những ký ức không quan trọng, sắp xếp lại những suy nghĩ và cảm xúc phức tạp.
Nếu học một thông tin nào đó trước khi đi ngủ, bạn sẽ dễ nhớ thông tin đó hơn sau khi thức dậy.
Tại sao chúng ta lại gặp ác mộng?
Khi chúng ta nằm mơ, những cảm xúc, ký ức và thông tin hữu ích sẽ được xử lý hiệu quả. Ác mộng là khi chúng ta có những giấc mơ đáng sợ hoặc buồn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ác mộng, chẳng hạn như căng thẳng, áp lực cuộc sống, lo lắng hay do tác dụng phụ của thuốc.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp ác mộng, bạn sẽ bị rối loạn giấc ngủ. Một số tác hại của ác mộng đến sức khỏe gồm:
- Lo sợ và không muốn đi ngủ;
- Những gián đoạn thường xuyên khi ngủ;
- Dẫn đến những vấn đề về tâm lý và giấc ngủ.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giấc mơ?
Một số nhân tố khi chúng ta sinh hoạt mỗi ngày đều ảnh hưởng đến cơn mơ.
Tình trạng sức khỏe
Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến giấc mơ là thời gian bạn ngủ. Nếu bạn bị thiếu ngủ một hoặc hai đêm (hay nhiều hơn), não sẽ hoạt động tích cực hơn khi bạn có giấc ngủ REM. Bạn có thể mơ sống động hơn nếu đã không nghỉ ngơi trong một vài ngày. Bạn cũng có nhiều khả năng để nhớ lại những ký ức khi mơ.
Mang thai cũng là một chất xúc tác làm giấc mơ thêm sống động. Khi mang thai, lượng hormone tăng, do đó ảnh hưởng đến cách não xử lý những suy nghĩ và cảm xúc. Điều này thường dẫn đến những giấc mơ mãnh liệt.
Các rối loạn về sức khỏe tâm thần, như trầm cảm và lo lắng, rối loạn lưỡng cực và các tình trạng khác có liên quan đến tâm trạng, có thể gây ra những ác mộng dữ dội và đôi khi làm bạn khó chịu hoặc có suy nghĩ tiêu cực. Các loại thuốc điều trị các tình trạng này, bao gồm thuốc chống trầm cảm và chống loạn thần, cũng có nguy cơ cao hơn gây ra các cơn ác mộng.
Thực phẩm
Tìm hiểu thêm: Mách nhỏ chị em cách co bóp tử cung khi quan hệ khiến chàng ngây ngất
Một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt những ký ức sau khi mơ do bạn thường hay bị thức giấc trong lúc ngủ. Việc thức giấc đột ngột sẽ làm bạn dễ nhớ về nội dung giấc mơ hơn. Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến tâm trạng lúc bạn thức có thể ảnh hưởng đến tâm trạng khi ngủ của bạn. Ví dụ như nếu bạn kiêng ăn các thực phẩm nhiều đường, những cảm giác thèm đồ ăn ngọt đó có thể xuất hiện khi bạn mơ.
Các hoạt động hàng ngày
Nếu bạn ngủ ít hoặc bị gián đoạn khi ngủ, các giấc mơ thường sinh động hơn. Giấc ngủ ngon làm bạn ít nằm mơ và thường không nhớ được giấc mơ khi thức dậy.
Theo một nghiên cứu nhỏ, cách tốt nhất để ngủ ngon hơn là tập thể dục vào buổi sáng. Bạn cũng nên chạy bộ hay tập các bài giúp tăng nhịp tim trước buổi trưa để giúp ngủ ngon và sâu.
>>>>>Xem thêm: Mắt bị sưng mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị?
Người chạy bộ và chơi thể thao thường mơ ít hơn khi có giấc ngủ REM, đây là một trong những giai đoạn nhẹ nhất của giấc ngủ. Ngoài ra, bạn có thể giảm căng thẳng và lo lắng trong ngày để giảm bớt những cơn ác mộng và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Làm sao để ghi nhớ những giấc mơ?
Một trong những lý do làm bạn không thể nhớ mọi việc khi mơ là do norepinephrine (chất dẫn truyền xung động thần kinh) và hoạt động điện não (giúp bạn có thể nhớ lại) ở mức thấp nhất khi bạn nằm mơ. Nếu bạn nằm mơ nhưng không thức giấc bào ban đêm, bạn sẽ không nhớ được tất cả mọi chuyện. Điều bạn còn nhớ là phần ký ức cuối cùng trước khi bạn thức dậy.
Một cách có thể giúp bạn nhớ lại nội dung khi mơ là tự nói với bản thân trước khi ngủ. Nếu đó là suy nghĩ cuối cùng, bạn có thể sẽ thức giấc và nhớ hết nội dung khi nằm mơ.
Ký ức về giấc mơ rất dễ bị gián đoạn bởi những chi tiết nhỏ nhất, vì vậy bạn nên cố gắng nhớ lại ngay khi vừa thức dậy, đừng rời khỏi giường hay suy nghĩ gì khác.
Giấc mơ là một trải nghiệm đầy thú vị và bí ẩn trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nó mang lại nhiều cung bậc cảm xúc. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích nhé.