Viêm mũi họng – Căn bệnh giao mùa hay mắc phải

Viêm mũi họng – Căn bệnh giao mùa hay mắc phải

Viêm mũi họng – Căn bệnh giao mùa hay mắc phải

Viêm mũi họng là một bệnh lý khá phổ biến, dễ xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Hầu như mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào đều từng trải qua tình trạng này nhiều lần trong đời. Bệnh thường diễn ra trong thời gian ngắn, khởi phát nhanh và thường không kéo dài (cấp tính).

Bạn đang đọc: Viêm mũi họng – Căn bệnh giao mùa hay mắc phải

I. Viêm mũi họng là gì?

Viêm mũi họng là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng viêm cấp tính ở đường hô hấp trên (mũi và hầu họng) do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bác sĩ cũng có thể xem đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm mũi hay viêm họng. Trong đời sống hàng ngày, viêm mũi họng cấp thường được gọi là cảm lạnh [1].

Tác nhân gây bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua những giọt hô hấp bắn ra từ người bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi hay nói chuyện. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng bị nhiễm virus hay vi khuẩn khi để tay chạm vào các bề mặt nhiễm mầm bệnh sau khi người bệnh tiếp xúc rồi đưa lên mắt, mũi, miệng [1].

Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và đây cũng là nơi dễ truyền nhiễm các bệnh nhiễm trùng [2]. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc con em mình khi chúng mắc bệnh, tốt nhất nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà đến khi khỏi hẳn. [7]

II. Dấu hiệu và triệu chứng viêm mũi họng

Phần lớn trường hợp viêm mũi họng xảy ra do nhiễm virus. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong vòng 1–3 ngày sau khi nhiễm tác nhân gây bệnh. Thời gian diễn biến có thể kéo dài từ 7–10 ngày, đôi khi lâu hơn. Người bệnh thường có các dấu hiệu và triệu chứng sau [4]:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Hắt xì
  • Ho
  • Đau rát họng
  • Chảy nước mắt hoặc ngứa mắt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Sốt nhẹ
  • Chảy dịch mũi sau (dịch ở trong mũi chảy xuống cổ họng)

Các triệu chứng này thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nhưng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng về sau.

Viêm mũi họng – Căn bệnh giao mùa hay mắc phải

Trường hợp người bệnh có các biểu hiện sau thì có khả năng bạn bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus [3]:

  • Đau cổ họng, sưng họng
  • Đau khi nuốt
  • Amidan sưng đỏ, đôi khi có các mảng hoặc vệt trắng có mủ
  • Các đốm đỏ li ti trên khu vực phía sau vòm miệng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Buồn nôn, nôn mửa, nhất là ở trẻ nhỏ
  • Nhức mỏi cơ thể

Nếu nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm. Viêm họng do liên cầu khuẩn Streptococcus khi không được điều trị là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm thận, thấp khớp cấp… [3]

III. Nguyên nhân gây viêm mũi họng là gì?

Đa số trường hợp nhiễm bệnh là do virus gây ra và rất dễ lây lan. Thực tế, có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra cảm lạnh, phổ biến nhất là nhóm rhinovirus, chiếm khoảng 10% – 40% trường hợp [4]. Ngoài ra, một số loại virus khác như virus hợp bào hô hấp, virus parainfluenza ở người, adenovirus, coronavirus và siêu vi trùng ở người [7].

IV. Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm mũi họng [1]

Trẻ sơ sinh và trẻ em thường dễ bị viêm mũi họng cấp (hay cảm lạnh) cao hơn những nhóm đối tượng khác. Đặc biệt, khi đi học trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh vì virus rất dễ lây lan.

Những người có hệ miễn dịch yếu cũng có khả năng nhiễm virus và khởi phát bệnh cao hơn. Để phòng ngừa nhiễm bệnh, hãy rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên mắt, mũi hay miệng sau khi chạm vào các bề mặt như tay nắm cửa, bàn ghế…

V. Chẩn đoán bệnh viêm mũi họng

Tìm hiểu thêm: Ghép giác mạc và những điều có thể bạn chưa biết

Viêm mũi họng – Căn bệnh giao mùa hay mắc phải

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu gây hấn thụ động passive aggressive là gì?

Để phát hiện bệnh, bác sĩ thường dựa trên các triệu chứng mà bạn mô tả cùng với thăm khám sức khỏe, hỏi một số câu hỏi liên quan, kiểm tra tai, mũi, họng để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Nếu thấy bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn, họ có thể yêu cầu lấy mẫu niêm mạc ở họng để làm kiểm tra. Các hạch bạch huyết xung quanh cổ cũng được kiểm tra xem có sưng hay không. Nếu tình trạng viêm mũi họng tái diễn thường xuyên, bạn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra kỹ hơn [1], [4].

VI. Các cách điều trị viêm mũi họng [1]

Khi tác nhân gây bệnh là do virus thì bạn không thể sử dụng kháng sinh để điều trị. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không phải virus. Do đó, bác sĩ sẽ tập vào việc giảm nhẹ các triệu chứng. Thông thường, triệu chứng cảm lạnh sẽ tự hết sau khoảng 2 tuần mà không cần dùng thuốc. Bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung đủ nước cho cơ thể. Một số biện pháp giảm bớt triệu chứng tại nhà hoặc dùng thuốc không kê đơn. 

Một số thuốc thường dùng giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh ở người lớn gồm:

  • Thuốc thông mũi 
  • Thuốc thông mũi phối hợp với kháng histamin
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Sử dụng kháng viêm dạng men giảm phù nề giúp thông thoáng đường thở – có thể uống với nhiều nước hoặc ngậm dưới lưỡi.
  • Thuốc làm loãng dịch nhầy
  • Thuốc giúp giảm ho

Để hiểu hơn về vai trò và cách sử dụng thuốc kháng viêm dạng men giảm nhẹ triệu chứng trong điều trị các bệnh tai mũi họng thường gặp như viêm họng, viêm xoang, viêm VA, viêm amidan…, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin được chia sẻ bởi TS.BS Lý Xuân Quang – Trưởng Khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong video dưới đây:

Các biện pháp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng tại nhà [1]

Một số biện pháp bạn có thể thử áp dụng ở nhà để xoa dịu cảm giác khó chịu do triệu chứng bệnh mang lại:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí hoặc máy xông hơi
  • Ăn các món canh nóng, chẳng hạn như súp gà
  • Súc miệng bằng nước muối để giảm đau rát cổ họng
  • Pha mật ong vào nước ấm để làm dịu cổ họng (lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong)
  • Tránh hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá

VII. Sử dụng thuốc kháng viêm chống phù nề an toàn & hiệu quả 

Thuốc kháng viêm là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý tai mũi họng, đặc biệt là bệnh lý viêm nhiễm vùng tai mũi họng [8]. Theo chia sẻ từ TS.BS. Lý Xuân Quang – Trưởng Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, thuốc kháng viêm thường sẽ có 3 nhóm là nhóm thuốc corticoid, nhóm thuốc kháng viêm NSAID và thuốc kháng viêm dạng men với cơ chế chính là:

  • Làm giảm tính thấm thành mạch của các mạch máu nơi viêm.
  • Hạn chế sự tập trung của các tế bào viêm và các chất gây viêm nơi tổn thương.
  • Hạn chế hình thành các mô hạt viêm (mô sẹo) trong quá trình lành thương.

Các loại thuốc này thường có thể được sử dụng theo đường tiêm, uống. Thế nhưng, do đặc thù vùng tai mũi họng nên những loại thuốc này còn có thể được sử dụng dưới dạng dung dịch, thuốc tác dụng tại chỗ như thuốc xịt, rửa mũi xoang; thuốc xịt, súc họng…

Tuy nhiên, dù dùng thuốc kháng viêm nào (thuốc uống, thuốc tiêm hay thuốc xịt…) thì bạn cũng cần ghi nhớ nguyên tắc sử dụng chung là đúng thuốc, đúng đường sử dụng, đúng liều lượng và đúng thời gian. Ngoài ra, cả 3 loại thuốc kháng viêm kể trên đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Chẳng hạn nhóm thuốc corticoid là loại thuốc kháng viêm mạnh nhất nhưng lại gây rất nhiều tác dụng nếu dùng trong thời gian dài, trong khi, nhóm thuốc NSAID lại có thể gây ra các tác dụng trên đường tiêu hóa [9], [10]. Còn thuốc kháng viêm dạng men, tuy cũng gây ra tác dụng phụ nhưng ít và nhẹ hơn 2 nhóm còn lại. 

Do đó, khi dùng thuốc kháng viêm, tốt nhất, bạn không nên chủ quan tự ý mua thuốc sử dụng, thay vào đó bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị từ chuyên gia y tế để được hướng dẫn phương pháp kháng viêm, giảm đau phù hợp, ít tác dụng phụ nhất. Đặc biệt, đối với trường hợp người sử dụng là trẻ em thì cần lưu ý liều lượng sử dụng. Ngoài ra, một số thuốc kê toa cho người lớn không sử dụng cho trẻ em hoặc sử dụng cân nhắc, chẳng hạn như corticoid uống (kể cả xịt kéo dài) [11]. 

VIII. Phòng ngừa bệnh viêm mũi họng [1],[7]

Bạn nên thực hiện các phương pháp giúp phòng ngừa nhiễm tác nhân gây bệnh ngay từ đầu để hạn chế khả năng mắc bệnh:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước hoặc nước rửa tay khô gốc cồn, nhất là khi xung quanh có người mắc bệnh
  • Khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm tay vào như đồ chơi, điện thoại, tay nắm cửa, vòi nước…
  • Ho, hắt hơi vào khăn giấy hoặc khuỷu tay để tránh làm lây lan virus ra môi trường xung quanh
  • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch
  • Tránh tiếp xúc gần gũi với những người bị cảm lạnh vì khi tiếp xúc với người bệnh bạn có thể bị lây lan các tác nhân gây bệnh.
  • Tránh chạm tay lên mắt mũi miệng vì các tác nhân gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ thể và khiến bạn bị ốm.

Trên đây là những thông tin chia sẻ từ Kenshin.vn về bệnh viêm mũi họng. Kenshin.vn hy vọng qua những chia sẻ trên bạn đã có thể “bỏ túi” cho mình một vài thông tin hữu ích về bệnh lý này. Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh bạn hãy tham khảo ý kiền từ chuyên gia để được tư vấn phương pháp điều trị an toàn, phù hợp nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *