Máu đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong cơ thể. Vậy, để bổ máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn những loại thực phẩm giúp bổ máu nào hay ăn gì để bổ máu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu những loại thực phẩm giúp bổ máu sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Ăn gì bổ máu? 8 loại thực phẩm giúp bổ máu bạn cần biết
Máu có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, hormone, các tế bào miễn dịch và oxy đến khắp các cơ quan và bộ phận bên trong cơ thể con người. Không những vậy, máu còn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất thải, chất độc, giúp bảo toàn và phân tán nhiệt. Vậy, ăn gì bổ máu? Những thực phẩm bổ máu nào bạn nên thường xuyên tiêu thụ để thúc đẩy hàm lượng dinh dưỡng và nâng cao chất lượng máu?
Các thành phần máu được sử dụng hoặc xử lý nhanh chóng tạo ra lượng lớn các tế bào mới liên tục đáp ứng được những nhu cầu dinh dưỡng cao của cơ thể. Dưới đây là 8 loại thực phẩm giúp bổ máu bạn nên bổ sung ngay!
Nội Dung
- 1 1. Thực phẩm giàu chất sắt
- 2 2. Thịt gà là thực phẩm giúp bổ máu
- 3 3. Các thực phẩm bổ máu chứa folate
- 4 4. Ăn gì bổ máu? Thực phẩm giàu vitamin B12
- 5 5. Thực phẩm giúp bổ máu: gạo trắng
- 6 6. Thực phẩm giúp bổ máu chứa nhiều protein
- 7 7. Thực phẩm bổ máu ít cholesterol
- 8 8. Thức ăn chứa carbohydrate phức hợp
1. Thực phẩm giàu chất sắt
Những thức ăn bổ máu thường chứa nhiều chất sắt. Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin. Trong thực tế, sắt từ thực phẩm động vật, được gọi là sắt heme, là loại sắt dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, chất sắt “non-heme” có nguồn gốc thực vật cũng rất phong phú.
Nguồn cung cấp sắt động vật bao gồm:
Nguồn cung cấp sắt thực vật dồi dào bao gồm:
- Các loại quả hạch.
- Hoa quả sấy khô.
- Mì ống, bánh mì nguyên hạt.
- Các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh.
- Rau xanh lá đậm.
- Yến mạch.
Chế độ ăn khuyến nghị về chất sắt dành cho nam và nữ tuổi từ 19 đến 50 là 8 mg và 18 mg. Đàn ông trưởng thành và phụ nữ sau mãn kinh nên uống 8 mg sắt mỗi ngày, hoặc 14 mg nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn chay nghiêm ngặt, và phụ nữ tiền mãn kinh cần khoảng 18 mg mỗi ngày, hoặc 33 mg đối với những người ăn chay.
Để tăng khả năng hấp thụ nhiều chất sắt từ thực phẩm, bạn nên ăn các thực phẩm có chứa sắt cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
Thiếu máu do thiếu sắt
2. Thịt gà là thực phẩm giúp bổ máu
Ăn gì bổ máu? Thịt gà là một loại thực phẩm giúp bổ máu vì giàu chất sắt (10 mg/cốc). Bổ sung món ăn bổ máu từ thịt gà thơm ngon và đầy dinh dưỡng này vào thực đơn có thể giúp thúc đẩy quá trình sản sinh máu và hemoglobin. Theo chuyên gia dinh dưỡng, nguồn cung cấp sắt từ động vật rất hữu ích cho việc tăng lượng sắt, các nguồn từ thực vật không được hấp thụ hiệu quả.
Hãy thử chế biến thịt gà teriyaki và kèm với đó là một phần salad đu đủ, cơ thể của bạn sẽ được hấp thụ cả sắt lẫn vitamin C, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu nhanh hơn. Ngoài ra, tiêu thụ sắt đồng thời với vitamin C giúp cải thiện sự hấp thụ của khoáng chất.
3. Các thực phẩm bổ máu chứa folate
Dạng tổng hợp của axit folic là folate. Đây là một loại vitamin nhóm B rất cần thiết trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu. Ngũ cốc, gan bò, đậu xanh, rau bó xôi, măng tây, đậu nướng, đậu xanh và bông cải xanh là những thực phẩm bổ máu giúp cung cấp nhiều folate cho cơ thể.
Khẩu phần folate khuyến nghị cho người trưởng thành cả nam và nữ là 400 mcg. Sự thiếu hụt folate có thể xảy ra khi nhu cầu folate tăng lên, chẳng hạn như trong khi mang thai, hoặc nếu chế độ ăn uống không đáp ứng đủ hàm lượng folate. Một số loại thuốc có thể gây trở ngại cho sự trao đổi chất folate. Thiếu hụt folate có thể dẫn đến các tế bào hồng cầu lớn không chứa đủ lượng hemoglobin.
4. Ăn gì bổ máu? Thực phẩm giàu vitamin B12
Tìm hiểu thêm: Thèm chua sinh con gì? Nam chua nữ cay liệu có đúng?
Vitamin B12 hoặc cobalamin là những chất cần thiết để tổng hợp hồng cầu trong mô tủy xương. Vì vậy, các loại thực phẩm giàu vitamin B12 như gan, ngũ cốc ăn sáng, cá hồi, sữa chua, sữa, phô mai và trứng cũng là thực phẩm bổ máu. Theo các chuyên gia, nam giới và nữ giới từ 14 tuổi trở lên cần uống bổ sung vitamin B12 với hàm lượng là 2,4 mcg.
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến việc tạo ra các tế bào hồng cầu bất thường, được gọi là hồng cầu to, gây giảm chất lượng cũng như suy giảm các chức năng của máu trong cơ thể.
5. Thực phẩm giúp bổ máu: gạo trắng
Gạo trắng hạt dài là một loại thực phẩm bổ máu với nguồn axit folic vô cùng dồi dào. Một chén hạt gạo trắng có thể chứa 797 mcg axit folic. Bạn có thể ăn cơm kèm theo nhiều món ăn hấp dẫn, kết hợp với nước sốt và gia vị để làm tăng hương vị, giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Gạo có thể nấu với thịt bò giàu chất sắt và rau giàu vitamin C như bông cải xanh. Bằng cách này, bạn có thể tiêu thụ chất dinh dưỡng để tăng cường máu một cách hiệu quả chỉ trong một bữa ăn.
6. Thực phẩm giúp bổ máu chứa nhiều protein
Protein cần thiết cho quá trình sản xuất kháng thể và đông máu, albumin trong máu rất quan trọng để vận chuyển các phân tử khác và duy trì một cách thích hợp về sự cân bằng chất lỏng. Hemoglobin là một phân tử protein, cũng như các hormone lan truyền khắp cơ thể trong dòng máu. Các loại thịt nạc, cá và các sản phẩm từ sữa chất lượng cao cung cấp protein hoàn chỉnh, chúng chứa tất cả các axit amin mà cơ thể bạn cần để sản xuất ra nhiều protein.
Protein cũng rất phong phú trong các thực phẩm bổ máu từ thực vật, như ngũ cốc và các loại đậu. Bạn nên tiêu thụ khoảng 0,4g protein từ ngũ cốc mỗi ngày.
7. Thực phẩm bổ máu ít cholesterol
Thực phẩm chứa ít cholesterol và thực phẩm có khả năng làm giảm mức cholesterol giúp máu và hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Đối với người khỏe mạnh, hãy lựa chọn thịt nạc và các sản phẩm sữa ít chất béo, tránh thức ăn chiên và những thực phẩm được làm bằng chất béo chuyển vị. Thay thế thực phẩm chứa chất béo bão hòa bằng axit béo omega-3 không bão hòa có trong cá, dầu ô liu và bơ. Các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp giữ cholesterol trong máu ở mức thấp bằng cách gắn với cholesterol trong đường ruột và ngăn không cho nó hấp thu. Theo chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm giúp bổ máu chứa chất xơ hòa tan trong ngũ cốc, yến mạch và đậu cũng rất hữu ích trong việc giảm cholesterol.
8. Thức ăn chứa carbohydrate phức hợp
>>>>>Xem thêm: Điều gì khiến trẻ sơ sinh không tăng cân?
Chế độ ăn ít chất đường tinh chế và carbohydrate có thể giúp bạn giữ mức đường trong máu ở mức giới hạn, không gây hại cho sức khỏe. Mức đường trong máu cao có thể dẫn đến quá trình oxy hóa, gây tổn thương các phân tử và hình thành các glycation, thúc đẩy sự viêm nhiễm. Khi lượng đường trong máu quá cao, đường có thể gắn với các tế bào hồng cầu tạo thành một sản phẩm gọi là glycosylated hemoglobin và làm hỏng hồng cầu.
Chỉ số đường huyết là một thang đo để đo lường tốc độ một thực phẩm carbohydrate được tiêu hóa và biến thành đường. Các loại thực phẩm bổ máu với chỉ số glycemic thấp bao gồm trái cây tươi và rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm sữa ít chất béo và các loại hạt.
Những loại thực phẩm giúp bổ máu trên không hề khó tìm mà lại mang hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Bạn hãy bổ sung ngay những thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé.