Sứa biển chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như selenium, choline hay collagen mà còn là nguyên liệu trong nhiều món ngon như gỏi sứa, nộm sứa, bún sứa… Thế nhưng, bạn nên cẩn thận khi ăn sứa biển vì có thể gặp một số rủi ro sức khỏe ngoài ý muốn.
Bạn đang đọc: Ăn sứa biển ngon miệng nhưng vẫn có rủi ro
Những tác dụng của sứa biển cho sức khỏe là nhờ lượng chất dinh dưỡng dồi dào trong nguyên liệu nấu ăn này. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu một số rủi ro từ món sứa mới có thể khẳng định ăn sứa có tốt không.
Nội Dung
Tác dụng của sứa biển
Những tác dụng của sứa biển là nhờ lượng dinh dưỡng dồi dào trong nguyên liệu này.
Bổ sung nhiều dưỡng chất
Có rất nhiều loài sứa ăn được và mỗi loài có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Thế nhưng nhìn chung, sứa có lượng calo thấp mà vẫn cung cấp nhiều protein, chất chống oxy hóa và một số khoáng chất quan trọng cho cơ thể.
Trong khoảng 58g sứa khô cung cấp khoảng:
- Calo: 21
- Protein: 3g
- Chất béo: 1g
- Selenium: 45% giá trị hàng ngày (Daily Value – DV)
- Choline: 10% DV
- Sắt: 7% DV
Ngoài ra, sứa cũng chứa một lượng nhỏ canxi, magie và phốt pho.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng một nửa lượng chất béo trong sứa đến từ các axit béo không bão hòa đa (PUFA) như axit béo omega-3 và omega-6. Đây là những chất béo rất cần thiết trong chế độ ăn uống. Các axit béo không bão hòa đa, đặc biệt là axit béo omega-3, có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số loài sứa ăn được có chứa hàm lượng polyphenol cao. Đây là những hợp chất tự nhiên đã được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu polyphenol được cho là có thể thúc đẩy chức năng não và bảo vệ bạn khỏi một số bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và ung thư.
Cung cấp selenium cho cơ thể
Sứa là một nguồn giàu selenium, một khoáng chất thiết yếu trong một số quá trình quan trọng của cơ thể. Loại hải sản này cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tình trạng stress oxy hóa.
Việc cung cấp selenium đầy đủ cho cơ thể có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim, một số dạng ung thư và bệnh Alzheimer. Đây cũng là chất rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và chức năng tuyến giáp.
Tăng lượng choline trong chế độ ăn
Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà nhiều người không bổ sung đủ. Lượng choline trong 58g sứa khô đã chiếm tới 10% giá trị dinh dưỡng hằng ngày nên là nguồn choline dồi dào cho những ai đang muốn bổ sung chất này.
Choline có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh, sản xuất chất béo cho màng tế bào cũng như vận chuyển và chuyển hóa chất béo. Chất này cũng có thể cải thiện chức năng não để bạn hỗ trợ trí nhớ và xử lý thông tin tốt hơn hay thậm chí còn có thể giúp bạn giảm các triệu chứng lo âu.
Cung cấp lượng collagen dồi dào
Collagen là một loại protein có vai trò quan trọng trong cấu trúc của các mô gân, da và xương. Hàm lượng collagen dồi dào trong sứa có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện độ đàn hồi của da và giảm đau khớp. Một nghiên cứu ống nghiệm về collagen cũng cho thấy collagen thủy phân trong loại sứa ribbon jellyfish có tác dụng chống oxy hóa và hạ huyết áp đáng kể.
Tương tự, một nghiên cứu kéo dài một tháng trên những con chuột bị huyết áp cao cho thấy rằng việc bổ sung collagen từ sứa hàng ngày làm giảm đáng kể mức huyết áp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu trên người về những tác dụng này. Các nghiên cứu khác trên động vật cho biết collagen trong sứa bảo vệ các tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện vết thương và giúp điều trị viêm khớp.
Rủi ro khi ăn sứa biển
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân ung thư nên làm gì khi thực hiện hóa xạ trị?
Tuy tác dụng của sứa biển rất đa dạng nhưng bạn vẫn cần cẩn thận trước khi ăn. Sứa biển có thể mang đến một số rủi ro sức khỏe như sau:
• Phản ứng dị ứng: Sứa thường an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị phản ứng phản vệ sau khi ăn sứa đã nấu chín.
• Vi khuẩn và mầm bệnh: Nếu không được làm sạch và chế biến đúng cách, sứa có thể chứa các loại vi khuẩn hoặc mầm bệnh nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của bạn.
• Hàm lượng nhôm cao: Trong quá trình chế biến sứa, người ta sẽ dùng tới phèn. Đây là một hợp chất hóa học gọi là nhôm kali sunfat đôi khi được sử dụng làm chất phụ gia để bảo quản thực phẩm. Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chứng nhận đây là chất an toàn nhưng lượng nhôm lưu lại trong sứa sau khi dùng vẫn rất đáng lo ngại.
Hàm lượng nhôm trong chế độ ăn uống quá cao có thể dẫn đến bệnh Alzheimer và bệnh viêm ruột (IBD). Một nghiên cứu ở Hồng Kông đã cho thấy thức ăn sẵn có sứa có mức nhôm cao. Thói quen sử dụng các thực phẩm này thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách ăn sứa biển an toàn
>>>>>Xem thêm: Trẻ 9 tháng biếng ăn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Sứa có thể bị hỏng nhanh ở nhiệt độ phòng nên cần được làm sạch và bảo quản đúng cách. Sứa thường được bảo quản bằng cách sử dụng hỗn hợp phèn và muối giúp khử trùng, giảm độ pH của thịt mà vẫn duy trì độ săn chắc. Nếu được làm sạch và chế biến đúng theo cách này, sứa thường có ít hoặc không có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay các mầm bệnh nguy hiểm khác. Vậy nên, bạn chỉ nên ăn sứa biển đã được làm sạch hoàn toàn và chế biến phù hợp.
Một yếu tố quan trọng khác giúp bạn đảm bảo an toàn khi ăn sứa biển là màu sắc của sản phẩm. Sứa mới chế biến thường có màu trắng sữa. Màu trắng này sẽ từ từ chuyển sang màu vàng sau một thời gian. Lúc này, bạn vẫn có thể dùng sản phẩm. Tuy nhiên, sứa chuyển sang màu nâu là đã bị hư và không an toàn cho sức khỏe.
Tác dụng của sứa biển rất đa dạng nên có thể giúp bạn duy trì sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, sở thích ăn sứa biển vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không chọn được nguồn thực phẩm sạch sẽ. Khi đã tìm mua được sứa biển được làm sạch và bảo quản đúng cách, bạn có thể an tâm thưởng thức món ăn ngon này rồi đấy.
Như Vũ Kenshin.vn