Nếu bạn biết những nguyên tắc ăn trái cây (hoa quả) khi nào là tốt cho sức khỏe thì sẽ tận dụng được nhiều dưỡng chất từ trái cây. Vậy bạn có biết thế nào là ăn trái cây đúng cách và thời điểm ăn trái cây khi nào là lý tưởng?
Bạn đang đọc: Ăn trái cây khi nào là tốt: Hầu như ai cũng ăn sai thời điểm!
Bên cạnh việc lên thực đơn ba bữa ăn chính mỗi ngày, bạn nên lưu ý những thời điểm ăn hoa quả đúng cách để thụ hưởng những lợi ích sức khỏe từ hoa quả. Nên ăn trái cây khi nào cho tốt? Mời bạn cùng tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản về thời điểm ăn trái cây nhé.
Nội Dung
Ăn trái cây khi nào là tốt cho sức khỏe?
Nhiều người thường mắc sai lầm khi nghĩ rằng ăn trái cây lúc bụng đói sẽ giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn là ăn trái cây khi bụng no.
Mặt khác, việc ăn trái cây sau bữa ăn sẽ khiến thức ăn trong dạ dày dễ dàng lên men hoặc thối rữa. Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đầy bụng và khó tiêu.
Thực tế, chất xơ trong trái cây có thể làm chậm quá trình giải phóng thức ăn và làm ảnh hưởng đến dạ dày. Lý do điều này xảy ra là bởi trái cây khi kết hợp với axit trong dạ dày sẽ làm tăng tính axit khiến các lợi khuẩn không thể phát triển. Các lợi khuẩn một khi không thể phát triển thì sẽ không có khả năng chống lại các vi khuẩn độc hại trong thức ăn của bạn gây ra tình trạng đầy bụng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tìm hiểu bí quyết ăn uống trước và sau khi tập luyện
Nếu ăn trái cây trước khi tập, cơ thể bạn sẽ được cung cấp nguồn năng lượng tức thời giúp bạn có sức bền khi tập luyện với cường độ cao. Điều này cũng tương tự ngay sau khi tập, cơ thể bạn hoạt động nhiều gây mất năng lượng. Bạn nên bổ sung trái cây để cơ thể lấy lại sức lực trước khi bổ sung các nguồn thức ăn chính.
Bạn có thể lựa chọn một số trái cây để ăn trước và sau khi tập thể dục như chuối, xoài, nho, cam, quýt, lựu và lê. Những loại trái cây này sẽ cung cấp cho cơ thể bạn các chất điện giải và năng lượng rất cần thiết.
Để tăng giá trị dinh dưỡng từ các loại trái cây, bạn không nên ăn trái cây lúc bụng đói hay ngay sau bữa ăn của mình. Thay vào đó, thời điểm tốt nhất để bạn ăn trái cây là trước và sau khi tập thể dục.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người tập gym
Cho trẻ ăn trái cây khi nào là tốt?
Trẻ em nên ăn nhiều trái cây vì đây là loại thực phẩm tự nhiên hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết những nguyên tắc khi cho trẻ ăn trái cây để bé không gặp tình trạng khó tiêu hóa.
Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm trái cây khi bé từ 4 – 6 tháng tuổi nhưng bạn không nên ép bé ăn quá nhiều khi mới tập ăn. Những loại trái cây bạn có thể chọn cho bé khi lần đầu ăn dặm là:
- Dâu
- Táo
- Đu đủ
- Nho
- Xoài
- Kiwi
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chọn trái cây ăn dặm cho bé mới lần đầu ăn
Bạn cần lưu ý với những trái cây họ cam quýt thì bạn không nên cho bé ăn khi cơ thể bé chưa sẵn sàng vì axit trong các loại trái cây này không tốt cho trẻ sơ sinh. Do đó, bạn chỉ cho bé ăn các trái cây họ cam, quýt khi bé hơn 1 tuổi. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con thay đổi chế độ ăn uống nào.
Bạn có thể cho bé uống nước ép trái cây khi bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn cần pha loãng chúng với tỷ lệ 1 phần nước trái cây trên 10 phần nước lọc. Bạn tuyệt đối không để bé 8 tháng đến 1 tuổi uống hơn 120ml nước trái cây một ngày.
Người bị đái tháo đường nên ăn hoa quả khi nào?
Tìm hiểu thêm: 7 bài học ý nghĩa mà trẻ có được từ việc đi học võ
Thói quen ăn trái cây trước hoặc sau bữa ăn sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trái cây. Tệ hơn, ăn trái cây trước và ngay sau khi ăn bữa ăn chính sẽ còn gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh đái tháo đường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ruột non của mỗi người có khả năng hấp thụ gấp đôi lượng chất dinh dưỡng so với mức trung bình mà một người tiêu thụ trong một ngày. Tuy nhiên, ruột non của người bệnh đái tháo đường không thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng.
Trong trường hợp bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn có thể ăn trái cây cùng với một loại thực phẩm hoặc bữa ăn khác giúp cho đường từ trái cây đi vào ruột non chậm hơn như protein, chất béo hoặc chất xơ. Kết hợp trái cây với những nguồn thức ăn khác sẽ giúp cơ thể bạn giảm lượng đường trong máu so với việc bạn chỉ ăn trái cây.
Đối với những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn tuyệt đối không nên ăn các loại trái cây có nhiều đường. Nếu thèm đồ ngọt, bạn có thể ăn trái cây sau bữa chính và không ăn quá một lần một tuần. Bạn nên ăn các loại trái cây ít đường, nhiều nước như bưởi, thanh long, táo…
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, bạn nên tránh ăn trái cây vào mỗi buổi sáng để đảm bảo sức khỏe.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì
[mc4wp_form id=’290304″]Ăn trái cây khi nào tốt nhất nếu muốn giảm cân?
>>>>>Xem thêm: Mách mẹ 3 công thức nấu cháo sò huyết cho bé thơm ngon
Có nhiều quan niệm về việc ăn trái cây khi nào là tốt để giảm cân. Một số người cho rằng nên ăn trái cây sau 2 giờ sẽ giúp giảm cân nhưng một số người lại cho rằng ăn trái cây vào thời điểm này sẽ làm bạn tăng cân.
Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy bạn sẽ tăng cân sau 2 giờ chiều. Nếu bạn ăn trái cây có nhiều đường thì bạn sẽ tăng lượng đường máu khiến cơ thể tăng cân ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Thực tế chưa có bằng chứng nào cho thấy việc ăn trái cây vào buổi chiều ảnh hưởng đến cân nặng. Thế nhưng, một vài nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả trong suốt cả ngày có xu hướng giảm cân và ít có khả năng tăng cân hơn.
Trái cây chứa nhiều chất xơ nên có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Chính vì lý do này mà khi bạn ăn một số loại trái cây trước bữa ăn chính sẽ càng làm gia tăng tác dụng giảm cân.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ăn trái cây và rau củ cùng lúc có gây tác hại gì không
Sức khỏe đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, trong đó trái cây là một dưỡng chất không thể thiếu cho sức khỏe cũng như hoạt động hàng ngày của con người vì có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết. Vậy nên, bạn hãy lưu ý thật kỹ về những thời điểm ăn trái cây đúng cách và tránh những sai lầm đáng tiếc khi ăn trái cây để chăm sóc cơ thể thật khỏe mạnh nhé!