Đừng chỉ tập trung và lạm dụng quá nhiều vào thuốc, những cách kiểm soát hen suyễn tự nhiên mà Kenshin giới thiệu sau đây không chỉ giúp thuyên giảm bệnh mà đồng thời sức khỏe của bạn cũng được cải thiện nhiều hơn.
Bạn đang đọc: Áp dụng 6 cách kiểm soát hen suyễn đơn giản ngay sau đây
Chỉ cần kiên trì thực hiện, chỉ trong một tuần bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi đáng kể đấy!
1. Tập yoga
Dước góc nhìn của yoga, nguyên nhân chính gây ra hen suyễn là dị ứng và rối loạn tiêu hóa. Thực phẩm nếu không được tiêu hóa đúng cách sẽ sản sinh ra dịch độc trong cơ thể và làm tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến tình trạng khó thở.
Yoga sẽ tác động từ bên trong cơ thể bạn để ngăn chặn những cơn hen bộc phát bất ngờ mà không cần dùng đến thuốc.
Đây là một số tư thế yoga hiệu quả để điều trị hen suyễn và phế quản
Nội Dung
2. Áp dụng cách kiểm soát hen suyễn theo ayurveda
Với những lối sống sai lầm, ô nhiễm không kiểm soát được, tốc độ công nghiệp hóa quá nhanh đã làm cho dị ứng và hen suyễn cũng như các vấn đề khác về phế quản trở nên phổ biến hơn, ở cả trẻ em, người lớn và người cao tuổi.
Một trong những cách kiểm soát hen suyễn hiệu quả là bổ sung thảo dược ayurveda, các loại thuốc chữa trị tự nhiên và một chế độ ăn uống điều trị thích hợp sẽ rất hiệu quả để đẩy lùi những chứng rối loạn trên. Rối loạn thường xuất hiện khi bắt đầu bộc phát chứng khó thở hay trong quá trình lên cơn hen. Bệnh nhân sẽ cực kỳ đau đớn, chỉ nhận thấy u tối, cảm thấy khát nhiều hơn và trở nên bất động. Do một đợt ho kéo dài thường xuyên, bệnh nhân có thể sẽ ngất và kiệt sức cho tới khi đàm được ho ra.
Dùng thảo dược theo ayurveda:
- Pha chế thảo dược: Trộn đinh hương với vỏ chuối để qua đêm rồi thêm một ít mật ong vào. Loại thảo dược tự nhiên này cực kỳ tốt cho phế quản.
- Những phương thuốc tự nhiên khác như nước ép trái cà chín (màu vàng), dùng 7-14ml/2 lần/ngày sẽ xoa dịu các triệu chứng khó chịu.
- Trà thảo mộc làm từ thì là, húng quế, hạt hồi, tiêu và gừng sẽ hỗ trợ long đàm hiệu quả.
- Panchakarma (thanh lọc cơ thể): rất có ích cho bệnh nhân hen suyễn.
- Vasa (thảo mộc Ấn Độ): giúp kiểm soát bệnh phế quản, trị ho hiệu quả và tiện lợi.
- Nghệ: hỗ trợ điều trị các vấn đề về phế quản mạn tính.
- Cam thảo: giúp làm thông và phòng ngừa tắc nghẽn đường hô hấp.
- Xoa dầu mù tạt nâu lên ngực để xoa dịu các triệu chứng.
- Để hạn chế tắc nghẽn và khó thở, pha chế nước uống với tiêu + 1 thìa cà phê mật ong + nước ép hành.
- Uống thêm nhiều nước.
- Massage ngực với dầu mè là phương pháp điều trị thay thế khá hiệu quả.
- Bột sitopalani (chứa thiên trúc hoàng, tiêu lốt, tiểu đậu khấu và quế Tích Lan): pha bột này với cam thảo và mật ong dùng 3 lần/ngày.
- Các loại thảo mộc: thổ mộc hương, bồ kết tây, đinh hương, lá mullein (hoa phổi), cỏ xạ hương, tiêu đen, hạt lanh, gừng, tỏi, tần bì, vỏ cây ajun, bột vỏ cây thanh mai, hạt giống cần tây và nhựa thơm, đều rất tốt để điều trị bệnh.
- Dùng cây ma hoàng có thể xoa dịu cơn hen bộc phát bằng cách làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp.
3. Cách kiểm soát hen suyễn bằng liệu pháp thiên nhiên
Hen suyễn là tình trạng đường hô hấp bị dị ứng và gặp nhiều vấn đề khác khiến bệnh nhân thường hít thở rất khó khăn. Y học hiện đại vẫn chưa thể tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm cho căn bệnh này. Dùng thuốc và vắc xin cũng chỉ là giải pháp tạm thời để xoa dịu các triệu chứng. Tuy nhiên, những liệu pháp thiên nhiên sau đây có thể hỗ trợ phòng ngừa, điều trị và kiểm soát hen suyễn cũng như các bệnh phế quản tốt hơn.
- Uống thuốc xổ: trước tiên bệnh nhân cần uống để làm sạch ruột già và ngăn ngừa nguy cơ tự nhiễm độc.
- Đắp túi bùn lên bụng: có thể xoa dịu cơn khó chịu, làm giảm sự lên men do thức ăn chưa được tiêu hóa và thúc đẩy nhu động của ruột.
- Đắp khăn ướt lên ngực: giảm tức ngực, tắc nghẽn phổi và tăng cường hoạt động của các phế nang.
- Tắm kiểu ngồi nửa người, ngâm chân và chườm ngực: thư giãn, kích thích da và giảm tắc nghẽn phổi.
- Uống nước chanh pha mật ong sau đó chuyển sang dùng nước ép trái cây sẽ giúp nuôi dưỡng cơ thể và loại bỏ độc tố.
- Nên tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên và ăn bữa tối trước khi mặt trời lặn.
- Uống nước ấm trước, trong và sau khi ăn.
- Trộn 1/2 thìa cỏ giám mục và bơ sữa, dùng 2 lần/ngày sẽ rất có ích trong việc điều trị bệnh.
- Ăn quả lý gai kèm mật ong có tác dụng làm dịu tức thì.
- Rễ cây mướp đắng và mật ong hỗ trợ long đàm.
- Quả sung, quả vả: giúp loại bỏ đàm hiệu quả hơn.
- Hạt cây rum + mật ong: hỗ trợ điều trị các vấn đề về phế quản.
- Hít mật ong sẽ giúp hô hấp dễ dàng hơn vì chúng có chứa cả cồn và tinh dầu.
- Hen suyễn giai đoạn đầu có thể chữa trị bằng cách ăn tỏi luộc cùng với sữa.
- Dùng trà gừng cùng một tép tỏi giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn.
- Cho thêm một ít bột nghệ vào sữa uống cũng là một phương thuốc hữu hiệu.
- Xoa bóp với dầu mù tạt và long não vào vùng lưng trên sẽ hỗ trợ long đờm và hô hấp dễ dàng hơn.
- Xông hơi với hạt cây carum có tác dụng làm giãn phế quản.
4. Cách kiểm soát hen suyễn bằng các liệu pháp tại nhà
Tìm hiểu thêm: Thiếu máu cục bộ đường ruột
Áp dụng cách kiểm soát hen suyễn tại nhà sẽ hỗ trợ giải nguy trong các trường hợp khẩn cấp, xoa dịu những triệu chứng như thở khò hè, ho và khó thở.
5. Chế độ ăn uống
Bạn nên thư giãn, ăn chậm nhai kỹ sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Để tránh các tình trạng quá no, nghẹn rồi tức ngực, bạn hãy ăn ít lại một chút so với lượng bình thường, đồng thời đừng ăn những món có hại cho sức khỏe. Nếu bạn có chế độ ăn thích hợp để bổ sung và thay thế cho một loại thuốc, thì đây sẽ là một trong những cách kiểm soát hen suyễn hiệu quả nhất. Đặc biệt là những bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính nên thiết kế ngay một chế độ dinh dưỡng riêng phù hợp với mình. Riêng đối với trẻ em, thực phẩm nếu không lựa chọn đúng loại có thể trở thành những tác nhân gây hen suyễn nặng hơn. Trẻ bị béo phì sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn, vì vậy, trẻ cần được theo một chế độ dinh dưỡng và giảm cân hợp lý để hạn chế tiêu thụ cholesterol.
- Các loại rau, củ lá xanh, trái cây tươi và thảo mộc khá hiệu quả trong việc hỗ trợ trị bệnh nhờ vào đặc tính chống oxy hóa của nó.
- Hành củ chứa nhiều quercetin – một trong những hợp chất chống viêm có hiệu quả cao nhất.
- Ăn thực phẩm ấm nóng sẽ làm thông đường hô hấp, giúp việc hít thở dễ dàng hơn.
- Trái cây họ cam quýt có chứa hàm lượng lớn vitamin C hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Phần lớn các chế độ ăn chay đều rất thích hợp với bệnh nhân hen suyễn.
- Thực phẩm giàu vitamin A có những lợi ích quan trọng để điều trị những chứng bệnh này.
- Tiêu thụ thêm lượng vitamin E với chất chống oxy hóa cao sẽ tăng cường khả năng mang oxy của máu
- Các axit béo cần thiết, đặc biệt là omega-3 giúp giảm viêm nhiễm và hạn chế các tình trạng phát bệnh.
- Húng quế có rất nhiều lợi ích chữa bệnh.
- Hợp chất thực vật flavonoid có trong táo sẽ hỗ trợ làm dịu các chứng viêm nhiễm.
- Các bệnh ở mũi sẽ thuyên giảm nhiều hơn nếu ăn nghệ kèm với mật ong.
- Ăn thêm gừng và tiêu đen.
- Uống nhiều nước ấm.
- Chế độ dinh dưỡng cho người bị hen suyễn nên hạn chế tối đa lượng tinh bột đường, đạm và chất béo. Bên cạnh đó, bổ sung thêm nhiều thực phẩm tính kiềm như trái cây tươi, rau lá xanh và đậu bengal.
Thực phẩm bệnh nhân hen suyễn tuyệt đối nên tránh:
- Đường, gạo, dưa muối, kem, thức uống lạnh, sữa đông… (những thực phẩm này tạo ra nhiều đàm hơn).
- Đồ ăn cay nồng.
- Đồ uống có cồn, giấm và phô mai (dễ gây bộc phát cơn hen).
- Thực phẩm gây dị ứng: thịt, cá, trứng, sữa, hải sản vỏ cứng và chất bảo quản thực phẩm…
6. Ngăn chặn và phòng ngừa hen suyễn
>>>>>Xem thêm: Đồ chơi hậu môn (sextoy) – Sử dụng đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Có rất nhiều cách kiểm soát hen suyễn bạn có thể dễ dàng thực hiện:
- Đầu tiên là bạn nên giữ môi trường xung quanh mình thật sạch sẽ, gọn gàng. Tốt nhất là nên tránh xa các tác nhân gây hen như chất ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc, phấn hoa…
- Thực phẩm như gạo, đường, đậu và đồ chiên có thể tạo nhiều đàm hơn nên bệnh nhân cần hạn chế dùng chúng.
- Những người bị bệnh về phế quản không nên ăn quá no, thực chất nên ăn ít hơn mức cần thiết một chút để tránh gây tức ngực.
- Không nên tới những nơi lạnh, ẩm ướt và có nhiều bụi bẩn.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Tập luyện yoga nhiều hơn.
- Tập hít thở theo pranayama mỗi ngày.
- Uống 10–12 ly nước một ngày, không uống khi đang ăn.
- Đi bộ, đặc biệt là đi bộ nhanh thường xuyên.
- Không ăn đồ có vị cay hoặc được muối mặn, trà và cà phê.
- Khi cơn hen bộc phát, bạn nên uống ngay 1 ly nước ấm.
- Không nên ăn quá nhiều, khẩu phần ăn tối nên được giảm lại.
- Không hút thuốc và dùng đồ uống có cồn vì khói thuốc sẽ gây ra tình trạng nghiêm trọng.
- Máy điều hòa và làm mát sẽ gây ra tác động xấu đến tình trạng hen suyễn.
- Tránh xa nước hoa, thuốc xịt côn trùng, chất khử mùi, kem cạo râu và nước xịt lọc khí.
- Không uống nước lạnh cũng như ăn các món lạnh, đặc.
- Tập thể dục đều đặn.
- Không quan hệ tình dục quá mức.
- Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi phòng ngủ.
- Giặt drap trải giường, chăn màn và rèm cửa thường xuyên.
- Không dùng chổi để dọn nhà, nên dùng máy hút bụi để tránh bụi phát tán ra không khí.
- Đi bơi nhiều hơn để xoa dịu vùng ngực.
Tuy áp dụng những cách kiểm soát hen suyễn trên đây, bạn sẽ không cần dùng nhiều đến thuốc điều trị, nhưng không có nghĩa là bạn có thể loại bỏ thuốc hoàn toàn. Thay vào đó, hãy uống thuốc đúng liều theo bác sĩ chỉ định và áp dụng thử những cách này nhé.