Áp xe gan

Áp xe gan

Bạn đang đọc: Áp xe gan

Tìm hiểu chung

Áp xe gan là bệnh gì?

Áp xe gan là tình trạng lá gan bị nhiễm mủ với những lỗ hổng nhỏ. Gan là một cơ quan quan trọng với nhiều chức năng như dự trữ năng lượng, tạo protein và loại bỏ những chất gây hại khỏi cơ thể. Khi gan bị nhiễm khuẩn hoặc kí sinh, nó có thể xuất hiện những lỗ nhỏ có mủ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe gan là gì?

Với dạng bệnh này, triệu chứng có thể không xuất hiện ngay lập tức. Nếu có triệu chứng thì có thể là: sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hoặc những cơn đau ở phần bụng trên bên phải cũng thường diễn ra. Ngoài ra còn có một số các triệu chứng ít gặp khác như: đau thắt ngực, biếng ăn, vàng da và vàng tròng trắng mắt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên hoặc các dấu hiệu như: đau bụng dữ dội, sốt cao dai dẳng. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra áp xe gan là gì?

Theo nguyên nhân, người ta chia áp xe gan thành 3 loại chính:

  • Áp xe gan do vi trùng, thường là đa trùng;
  • Áp xe gan do ameba, chủ yếu là entamoeba histolytica;
  • Áp xe gan do nấm, đa số thuộc họ Candida.

Vi khuẩn gây ra áp xe gan gọi là áp xe gan sinh mủ. Những tình trạng viêm như viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm túi mật thường gây ra áp xe gan nhất. Các loài kí sinh như trùng amip cũng gây ra mưng mủ. Hầu hết những tình trạng này xảy ra điều kiện vệ sinh kém. Trên thế giới, áp xe gan do ameba thì thường phổ biến hơn áp xe gan sinh mủ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải áp xe gan?

Bệnh thường gặp ở những người sống ở vùng nhiệt đới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, kể cả nam hay nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc áp xe gan?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc áp xe gan bao gồm:

  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Mắc các bệnh về gan, như: nhiễm trùng gan hay suy chức năng gan.
  • Nữ giới có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ cao hơn là không nhiều.
  • Độ tuổi mắc bệnh cao vào khoảng 60 đến 70 tuổi. Áp xe gan cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh, liên quan đến thông tĩnh mạch rốn và nhiễm trùng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán áp xe gan?

Bác sĩ thường phát hiện bệnh áp xe gan khi siêu âm (dùng sóng âm tạo hình ảnh của gan. Một phương pháp khác dùng để chẩn đoán khá tốt là chụp CT bụng.

Nếu điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết áp xe bằng cách đưa kim thông qua bụng vào áp xe để lấy mô và dịch nghiên cứu dưới kính hiển vi. Ngoài ra, có thể tiến hành cấy để nhận biết nguyên nhân cụ thể.

Những phương pháp nào dùng để điều trị áp xe gan ?

Phương pháp điều trị tốt nhất là rút mủ và dùng kháng sinh. Hầu hết các bệnh nhân đều cần 2 đến 3 loại kháng sinh khác nhau. Thông thường, kháng sinh được đưa vào tĩnh mạch cho đến khi hết sốt và viêm. Bác sĩ có thể sử dụng kim tiêm đưa vào trong áp xe gan và rút mủ ra.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của áp xe gan?

Hầu hết những người áp xe gan bị sinh mủ sẽ cải thiện trong vòng 2 tuần dùng kháng sinh và rút mủ. Với những người bị áp xe gan do ameba, trong vòng 4 đến 5 ngày điều trị có thể sốt nhẹ. Để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn có thể áp dụng những thói quen sinh hoạt như:

  • Uống kháng sinh theo chỉ dẫn;
  • Tái khám theo chỉ định của bác sĩ;
  • Rửa tay trước khi ăn.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn bị đau bụng, ói mửa, sốt, tiêu chảy, vã mồ hôi, ớn lạnh hoặc bị vàng da.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

>>>>>Xem thêm: Ung thư bàng quang giai đoạn cuối: Điều trị và tiên lượng sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *