Bé có thể gặp rất nhiều vấn đề về răng miệng trong những năm đầu đời vì bé chưa có ý thức về việc vệ sinh răng sạch sẽ hoặc do cha mẹ xao nhãng việc nhắc nhở bé. Trong số những vấn đề đó, áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ là điều thường gặp nhất và bạn cần hiểu để phòng tránh cũng như chăm sóc răng bé kịp thời.
Bạn đang đọc: Áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ có thể là bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần chú ý
Áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh răng miệng phổ biến cần được chú ý ngay lập tức. Bệnh này do vi khuẩn gây ra, có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn và có thể lây lan cho nhiều răng khác nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, vấn đề răng miệng này có thể ngăn ngừa được nếu trẻ biết cách chăm sóc răng miệng cẩn thận.
Nội Dung
- 1 Áp xe quanh răng là gì?
- 2 Nguyên nhân gây áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
- 3 Dấu hiệu của áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
- 4 Chẩn đoán áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
- 5 Tìm hiểu thêm: Hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không, làm sao phân biệt?>>>>>Xem thêm: Thứ tự sinh ảnh hưởng đến tính cách của trẻ như thế nào?
- 6 Điều trị áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
- 7 Biện pháp giúp giảm đau do áp xe quanh răng
- 8 Cách chăm sóc răng miệng cho bé khi bị áp xe răng
- 9 Phòng ngừa áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
Áp xe quanh răng là gì?
Áp xe là một bọc nhỏ giống như mụn, chứa đầy mủ hình thành trong các mô của cơ thể do nhiễm khuẩn. Áp xe quanh răng là tình trạng nhiễm trùng ở chân răng hoặc nhiễm trùng giữa răng và lợi. Chỗ sưng đó sẽ khiến bé rất đau, khó nhai nuốt và dẫn đến biếng ăn.
Áp xe quanh răng có thể lan sang các bộ phận khác trong miệng như nướu, hàm và nhiều bộ phận khác của cơ thể nếu không được điều trị ngay. Nếu không được điều trị, áp xe răng có thể đe dọa đến tính mạng, mặc dù trường hợp này rất hiếm. Phát hiện và điều trị áp xe răng ở giai đoạn đầu sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây sang nướu và những chiếc răng khác.
Nguyên nhân gây áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
Biết những nguyên nhân gây áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ, bạn sẽ giúp con phòng tránh tình trạng này dễ dàng hơn. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây áp xe. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:
- Sâu răng: Đây là nguyên nhân chính gây áp xe răng ở trẻ nhỏ.
- Tổn thương răng do chấn thương hoặc té ngã, dẫn đến răng bị gãy hoặc mẻ. Tình trạng này khiến răng có những khoảng trống, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.
- Tăng áp lực lên răng do thói quen nghiến răng cũng là một trong những nguyên nhân gây áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu của áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
Bạn có thể phát hiện ngay nếu bé bị áp xe quanh răng bởi chúng sẽ khiến trong miệng bé xuất hiện những vết sưng đỏ, gần 1 hoặc 2 chiếc răng. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng sau:
- Men răng chuyển sang màu tối hơn
- Tiết dịch mủ
- Đau dữ dội khi nhai
- Miệng có mùi khó chịu
- Sưng nướu và má
- Sốt cao
Khu vực quanh ổ áp xe rất nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn, nên có thể gây đau đớn nghiêm trọng.
Chẩn đoán áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
Áp xe quanh răng là một bệnh khá nghiêm trọng, nên cần được điều trị ngay sau khi chẩn đoán. Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nào được đề cập ở trên, hãy đưa bé đến nha sĩ ngay lập tức. Nha sĩ sẽ chẩn đoán áp xe răng bằng cách:
- Gõ nhẹ vào răng để xác định độ nhạy cảm
- Chụp X-quang nếu ổ áp xe không rõ ràng
- Chụp CT trong trường hợp nhiễm trùng lây lan hoặc nghi ngờ đã lan sang vùng mặt và cổ.
Tìm hiểu thêm: Hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không, làm sao phân biệt?
>>>>>Xem thêm: Thứ tự sinh ảnh hưởng đến tính cách của trẻ như thế nào?
Điều trị áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
Việc điều trị áp xe quanh răng phụ thuộc vào tình trạng của bé.
Biện pháp giúp giảm đau do áp xe quanh răng
Áp xe quanh răng có thể gây đau đớn và khiến trẻ khó chịu. Bạn có thể giúp trẻ giảm đau bằng một vài cách dưới đây:
- Chườm đá ở khu vực bị áp xe từ 12 đến 20 phút hoặc theo đề nghị của nha sĩ.
- Tỏi có đặc tính kháng viêm và có thể chống nhiễm trùng. Nếu trẻ không thích nhai tỏi, bạn có thể ép lấy nước và thoa lên vùng bị nhiễm trùng.
- Dầu đinh hương, dầu bạc hà và dầu kinh giới có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, giúp giảm viêm và loại bỏ nhiễm trùng. Đánh răng bằng dầu đinh hương có thể hữu ích trong trường hợp này.
- Súc miệng bằng nước muối ấm cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
- Trộn một thìa giấm táo vào một cốc nước ấm và súc miệng. Tuy nhiên, đừng để bé nuốt nhé.
- Dầu ô liu có chứa chất eugenol, giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ sự nhiễm trùng.
Cách chăm sóc răng miệng cho bé khi bị áp xe răng
Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn:
- Uống thuốc đúng liều lượng và thời điểm, tránh gián đoạn.
- Đừng bỏ hoặc thay đổi các cuộc hẹn với nha sĩ vì việc điều trị có thể theo một lộ trình nhất định. Nếu bị lệch có thể ảnh hưởng đến thời gian hồi phục.
Phòng ngừa áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ
Nếu trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, hãy cảm thấy may mắn về điều đó. Bạn có thể duy trì điều này bằng cách nâng cao ý thức của trẻ trong việc vệ sinh răng miệng.
Dưới đây là một vài điều mà bạn cần lưu ý để giúp giảm nguy cơ bị áp xe răng ở trẻ nhỏ:
- Chìa khóa để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến răng miệng là thường xuyên vệ sinh và chăm sóc răng miệng cẩn thận. Hãy đảm bảo trẻ đánh răng ít nhất hai lần một ngày.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường như kẹo, chocolate và nước ngọt.
- Cho trẻ dùng kem đánh răng có chứa fluoride ít nhất một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, trước khi cho bé dùng, hãy hỏi ý kiến nha sĩ.
- Nếu trẻ bị tổn thương răng như gãy, sứt mẻ, hãy đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay lập tức.
- Đưa trẻ đi khám răng định kỳ.
Đối với những bệnh răng miệng gây ra nhiều đau đớn như áp xe quanh răng, việc phòng ngừa là điều rất cần thiết. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua những cách giúp phòng ngừa áp xe quanh răng ở trên nhé.