Axit uric cao hay tăng axit uric máu liệu có đáng lo?

Axit uric cao hay tăng axit uric máu liệu có đáng lo?

Axit uric cao hay tăng axit uric máu liệu có đáng lo?

Tăng axit uric máu có thể gặp ở tất cả mọi người, thường ít khi phải điều trị lâu dài. Tuy nhiên, nếu axit uric cao mạn tính cần được kiểm soát tốt bởi nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Lúc này, người bệnh thường phải dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống.

Bạn đang đọc: Axit uric cao hay tăng axit uric máu liệu có đáng lo?

Cùng tìm hiểu nguyên nhân axit uric máu cao là gì, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Axit uric là gì?

Acid uric là một chất thải được hình thành khi cơ thể phá vỡ các hợp chất có nhân purin, có mặt trong một số loại thực phẩm. Phần lớn axit uric sẽ tự đào thải khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và phân.

Tăng axit uric máu là bệnh gì?

Tăng acid uric máu xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Mức axit uric cao có nguy hiểm không thì câu trả lời là có thể. Về lâu dài, nó có nguy cơ dẫn đến một số bệnh, phổ biến nhất là gút và sỏi thận.

Mức axit uric cao cũng được coi là một chỉ số cho các bệnh như hội chứng chuyển hóa, bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận mạn tính.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu?

Phần lớn bệnh nhân tăng axit uric không có triệu chứng và không cần điều trị lâu dài. Thông thường, để gặp triệu chứng trên lâm sàng, bệnh nhân đã bị gout hoặc sỏi thận.

Triệu chứng cụ thể như sau:

  • Trong bệnh gút: khớp sưng, nóng, đỏ, thường gặp nhất ở ngón chân cái nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào trong cơ thể.
  • Trong bệnh sỏi thận: đau mạn sườn, đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn và đau bụng.
  • Nguyên nhân gây bệnh

    Axit uric cao hay tăng axit uric máu liệu có đáng lo?

    Nguyên nhân nào gây ra tình trạng tăng axit uric máu?

    Axit uric cao do nguyên nhân gì thì có thể do tăng sản xuất, giảm bài tiết axit uric hoặc kết hợp cả hai.

    Tăng axit uric máu do sản xuất quá mức

    • Tăng sản xuất axit uric từ chế độ ăn giàu purin,
    • Rối loạn chuyển hóa purin: thiếu hụt men hypoxanthine phosphoribosyltransferase hoặc men phosphoribosylpyrophosphate synthetase hoạt động quá mức
    • Phân hủy hoặc luân chuyển tế bào: bệnh tăng sinh tế bào lympho, bệnh tăng sinh tủy, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, bệnh Paget, bệnh vẩy nến, ly giải khối u, tan máu, tiêu cơ vân, tập thể dục.
    • Tăng axit uric do giảm đào thải

      • Nguyên nhân axit uric cao là do mắc phải một số bệnh thận cấp hoặc mãn tính, nhiễm toan, giảm thể tích máu, bệnh sacoid, cường cận giáp, suy giáp, hội chứng Bartter, hội chứng Down
      • Do sử dụng thuốc hay nhiễm độc tố như thuốc lợi tiểu, niacin, pyrazinamide, ethambutol, cyclosporin, berili, salicylat, chì, rượu bia…

      Có người có thể sống nhiều năm với nồng độ axit uric cao mà không phát triển thành bệnh gút. Chỉ có khoảng 20% ​​người tăng axit uric cao mắc bệnh gút. Cũng có một số bệnh nhân gút lại có mức axit uric trong máu không cao.

      Nguy cơ mắc phải

      Những ai thường mắc phải tình trạng tăng axit uric máu?

      Tình trạng tăng acid uric máu rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ người mắc phải tình trạng acid uric cao trong máu đã tăng mạnh từ năm 1960.

      Tình trạng này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và nguy cơ tăng theo tuổi tác.

      Một số yếu tố nguy cơ có thể gây nên tình trạng axit uric cao:

      • Sử dụng rượu bia nhiều khiến uric acid máu tăng
      • Chế độ ăn quá nhiều chất đạm, hải sản
      • Một số loại thuốc
      • Phơi nhiễm chì
      • Phơi nhiễm thuốc trừ sâu
      • Axit uric trong máu cao do bệnh thận
      • Huyết áp cao
      • Mức đường huyết cao
      • Acid uric cao do mắc bệnh suy giáp
      • Béo phì;

      >>> Bạn có thể quan tâm: Bạn có đang bỏ qua dấu hiệu bệnh gút không?

      Điều trị hiệu quả

      Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. 

      Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng tăng axit uric máu?

      Để chẩn đoán tình trạng tăng axit uric máu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định chức năng thận, cũng như mức axit uric trong cơ thể.

      Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch tay, thường ở bên trong khuỷu tay hoặc ở mặt sau của bàn tay. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu 24 giờ nếu thấy nồng độ axit uric cao trong máu của bạn.

      • Axit uric trong máu nên dưới 6.8 mg/dL.
      • Axit uric trong nước tiểu 24 giờ nên dưới 600 mg/ngày đối với nam giới trưởng thành ăn không có purin.
      • Nếu chỉ số xét nghiệm trên các mức này có nghĩa là việc sản xuất axit uric cao.

      Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh gút, bác sĩ sẽ xét nghiệm bất kỳ dịch nào tích tụ trong khớp của bạn. Điều này được thực hiện bằng cách rút dịch từ khớp. Mẫu dịch sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra có tinh thể axit uric hay không. Sự có mặt của tinh thể axit uric là dấu hiệu của bệnh gút.

      Ngoài ra, siêu âm thận cũng được chỉ định nếu người bệnh bị sỏi thận do axit uric cao.

      Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng tăng axit uric máu?

      Việc điều trị tăng axit uric máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu tăng acid uric máu không biểu hiện triệu chứng thì không cần điều trị. Khi thấy chế độ ăn của người bệnh quá nhiều chất đạm hoặc lạm dụng rượu bia, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên dinh dưỡng phù hợp.

      Nếu tình trạng tăng axit uric máu là do những nguyên nhân cơ bản khác gây nên (được đề cập trong phần nguyên nhân ở trên) thì bạn cần điều trị những tình trạng đó.

      Chế độ sinh hoạt phù hợp

      Tìm hiểu thêm: Bí kíp chuẩn bị mang thai cho vợ chồng trong 1 tháng

      Axit uric cao hay tăng axit uric máu liệu có đáng lo?

      >>>>>Xem thêm: 12 loại thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho cả nhà

      Những thói quen sinh hoạt giúp tránh tăng axit uric máu nặng hơn

      Nếu bạn có nồng độ axit uric cao và bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ bị bệnh gút, sỏi thận, bạn hãy thử áp dụng chế độ ăn chứa ít purine.

      Tăng axit uric trong máu kiêng ăn gì? Các thực phẩm giàu chất purine mà bạn nên giảm bớt bao gồm:

      • Tất cả nội tạng (nhất là gan), chất chiết xuất từ ​​thịt và nước thịt;
      • Men và chất chiết xuất từ ​​men (bia, đồ uống có cồn);
      • Măng tây, rau cải bó xôi, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, bột yến mạch, súp lơ và nấm.

      Thực phẩm có hàm lượng purine thấp nên ăn bao gồm:

      • Ngũ cốc tinh chế – bánh mì, mì ống, bột mì, bột sắn, bánh ngọt;
      • Sữa và các sản phẩm sữa, trứng;
      • Xà lách, cà chua, rau xanh;
      • Súp kem không có thịt;
      • Nước, nước trái cây, đồ uống có ga;
      • Bơ đậu phộng, trái cây và các loại hạt.

      Bạn nên bổ sung nước nước bằng cách uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày nếu được đánh giá có nồng acid uric cao trong máu, trừ khi có yêu cầu khác từ bác sĩ.

      Khi đã có những thông tin cơ bản về tình trạng tăng axit uric máu kể trên, tin rằng bạn cũng hiểu vai trò quan trọng của việc đi khám tìm nguyên nhân, dùng thuốc điều trị (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi một chế độ ăn khoa học hơn. Đây đều là những chìa khóa giúp bạn kiểm soát tình trạng này hiệu quả.

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *