Tên thường gọi: Bạch hoa xà thiệt thảo
Bạn đang đọc: Bạch hoa xà thiệt thảo: Công dụng và cách dùng
Tên gọi khác: Cỏ lưỡi rắn hoa trắng, an điền bò
Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd
Họ: Cà phê (Rubiaceae)
Nội Dung
Tổng quan
Tìm hiểu chung về cây bạch hoa xà thiệt thảo
Đây là loài cây thảo mọc bò, dài khoảng 20-25 cm. Thân vuông màu nâu nhạt, cành lá sum suê. Lá mọc ở đốt, hình mác thuôn, dài 1-3,5 cm, rộng 1-3 cm, gốc và đầu nhọn, mặt trên nhẵn hoặc hơi nháp, mặt dưới màu xám nhạt, gân giữa nổi rõ.
Hoa màu trắng, ít khi hồng, có cuống, mọc đơn độc hoặc theo đôi ở kẽ lá. Quả khô, đầu bằng, bao bọc bởi những lá đài tồn tại, hạt có nhiều cạnh.
Mùa hoa quả gần như quanh năm.
Bạch hoa xà thiệt thảo thường dễ nhầm lẫn với các cây lưỡi rắn – Vương thái tô, xương cá, an điền (Hedyotis corymbosa (L.) Lamk., Oldenlandia corymbosa L.) trong cùng họ cây.
Bộ phận dùng
Toàn cây, được thu hái vào mùa hạ hay thu đem về rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học của bạch hoa xà thiệt thảo
Trong cây có chứa các osid như asperulosid, scandosid methyl ester, 6.0.p coumaroyl scandosid, methyl ester…, các acid asperulosidic, deacetyl – asperulosidic, oleanolic p.coumaric, stigmasterol, p. sitosterol và sitosterol – o – glucose.
Tác dụng, công dụng
Tác dụng, công dụng của cây bạch hoa xà thiệt thảo là gì?
Thí nghiệm cho thấy loài cây này có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân. Ngoài ra, bạch hoa xà thiệt thảo có cho thấy tác dụng ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên và kích thích sự tăng sinh tế bào lách ở chuột nên được cho là có khả năng điều hòa miễn dịch.
Nước sắc của cây giúp tăng cường khả năng thực bào nên có tác dụng chống viêm.
Theo Đông y, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, đắng, tính hàn, quy vào các kinh vị, đại tràng, tiểu tràng và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tán ứ, chống u.
Ở nước ta, loài cây này được dùng chữa rắn cắn, sởi, đậu.
Ở Trung Quốc, đây là vị thuốc chống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu. Dùng ngoài để chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp. Ngoài ra, nó còn được dùng điều trị bổ trợ trong ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư gan thời kỳ đầu.
Ở Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng làm thuốc chữa bệnh gan mật, vàng da, sốt, lậu, máu xấu.
Tìm hiểu thêm: Review 6 nhãn hiệu nước súc miệng trị hôi miệng, the mát dễ tìm mua
>>>>>Xem thêm: Soi góc tiền phòng
Liều dùng
Liều dùng thông thường của bạch hoa xà thiệt thảo là bao nhiêu?
Thường dùng 15-60 g/ngày, sắc nước uống.
Khi dùng ngoài thì giã nát cây rồi đắp tại chỗ.
Một số bài thuốc có bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?
1. Chữa sỏi mật, viêm ống mật
Bạch hoa xà thiệt thảo, nhân trần, kim tiền thảo mỗi thứ 30g, làm thành thuốc lợi đờm, uống.
2. Chữa mụn nhọt, vết thương sưng đau
Bạch hoa xà thiệt thảo 30-60g (tương đương 125-259g dược liệu tươi). Đem sắc nước uống.
3. Trị ung nhọt
Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, bán chi liên (tươi) 60g, sắc uống. Dùng ngoài, giã nát đắp lên chỗ đau.
Lưu ý, thận trọng khi dùng bạch hoa xà thiệt thảo
Cây bạch hoa xà thiệt thảo có gây ra tác dụng phụ gì không?
Tùy từng trường hợp, các vị thuốc trong bài thuốc có thể cần gia giảm cho phù hợp. Do đó, tốt nhất bạn không nên tự ý phối hợp các loại dược liệu. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Mức độ an toàn của dược liệu bạch hoa xà thiệt thảo
Phụ nữ mang thai cần phải thận trọng khi sử dụng vị thuốc này. Thí nghiệm trên chuột còn cho thấy tác dụng ức chế quá trình sinh tinh trùng nên đàn ông yếu sinh lý cũng cần chú ý khi dùng.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên trao đổi với thầy thuốc trước khi muốn sử dụng loại cây này làm thuốc.
Tương tác có thể xảy ra với bạch hoa xà thiệt thảo
Dược liệu cũng có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng.
Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể không phù hợp khi sử dụng bạch hoa xà thiệt thảo. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu hay thuốc từ dược liệu nào.