Trượt đốt sống thắt lưng là loại phổ biến nhất của trượt đốt sống. Để điều trị bệnh này, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động. Dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về các bài tập chữa trượt đốt sống lưng.
Bạn đang đọc: Bài tập chữa trượt đốt sống lưng: nên và không nên tập những bài nào?
Nội Dung
Lợi ích của các bài tập thể dục cho người bị trượt đốt sống thắt lưng
Khi bạn bị trượt đốt sống lưng, cột sống sẽ bị ảnh hưởng khiến cho xương cột sống không nằm ở đúng vị trí. Bạn có thể cảm thấy phần thắt lưng đau, tê, ngứa ran và yếu đi. Thỉnh thoảng, bạn còn phải chịu đựng cơn đau ở chân do đau thần kinh tọa.
Vận động là phương pháp điều trị đầu tiên mà bạn có thể áp dụng cho tình trạng này. Sau đây là những ích lợi mà bài tập vận động mang lại cho bạn:
- Thực hiện các bài tập có thể giúp bạn tăng cường lực cơ ở lưng, hông và mông; cung cấp các hỗ trợ phù hợp cho lưng. Khi các cơ vững sẽ giúp cột sống hồi phục tốt hơn và phòng ngừa các tổn thương về sau
- Giúp xương cột sống trượt trở lại vị trí của nó
- Tăng lưu thông máu đến khu vực bị ảnh hưởng
- Giúp bạn duy trì một thể trọng phù hợp vì thừa cân có thể gây nhiều áp lực hơn lên cột sống của bạn.
Bài tập chữa trượt đốt sống thắt lưng hiệu quả
Các bài tập vận động có tác dụng trong việc giảm đau ở lưng. Dưới đây là 3 bài tập bạn có thể tham khảo:
Nghiêng khung chậu
Bài tập này được sử dụng để tăng cường lực cơ và kéo dãn cơ vùng thắt lưng.
Để thực hiện bài tập này, bạn cần:
- Nằm ngửa (bạn có thể cần đến một tấm thảm để hỗ trợ cho cơ thể và chống trượt ngã)
- Đặt một cuốn sách nhỏ phẳng dưới đầu
- Co chân sao cho lòng bàn chân chạm đất
- Giữ phần trên cơ thể thoải mái
- Từ từ nhấn lưng xuống sàn và xoay cơ bụng
- Nghiêng xương chậu về phía gót chân và cảm nhận cơ bắp co lại
- Giữ nguyên tư thế từ 10 đến 15 giây
- Quay trở lại vị trí bắt đầu
- Lặp lại 10 lần.
Bạn có thể đặt tay dưới lưng để kiểm tra tư thế của mình.
Gấp gối ngực
Tìm hiểu thêm: Lời đáp từ chuyên gia: Có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không?
Bài tập này có tác dụng giúp bạn kéo căng cơ ở lưng.
Để thực hiện bài tập này, bạn tiến hành các bước như sau:
- Nằm ngửa
- Co 2 đầu gối
- Đặt lòng bàn chân trên mặt đất
- Sử dụng tay để kéo một chân về phía ngực, không kéo cả hai chân
- Giữ tư thế này trong 15 đến 30 giây
- Quay trở lại vị trí bắt đầu
- Lặp lại 10 lần.
Tăng cường cơ bụng
>>>>>Xem thêm: Chọn ghế cho bé ngồi xe máy như thế nào cho an toàn? Tổng hợp 5 ghế ngồi được nhiều bố mẹ tin dùng
Sở hữu một cơ bụng khỏe có thể hỗ trợ cho cột sống ở phía sau. Để thực hiện bài tập tăng chữa trượt đốt sống này, bạn có thể:
- Nằm ngửa
- Đặt một cuốn sách nhỏ phẳng dưới đầu
- Co chân sao cho lòng bàn chân chạm đất
- Giữ phần trên cơ thể thoải mái
- Khi bạn thở ra, nâng kéo dãn vùng khung chậu và cơ bụng dưới
- Giữ tư thế này trong 15 đến 30 giây
- Quay trở lại vị trí bắt đầu
- Lặp lại 10 lần
Bài tập vận động KHÔNG TỐT cho người bị trượt cột sống thắt lưng
Vặn hoặc uốn cong thắt lưng
Bài tập xoắn hoặc uốn cong thắt lưng có thể giúp tăng cường cơ trục và cơ bụng. Tuy nhiên, bạn cần tránh những bài tập đòi hỏi cơ thể quá xoắn hoặc uốn cong lưng có thể khiến lưng thêm đau và gây thêm tổn thương.
Nâng tạ nặng
Khi tập cử tạ, bạn sẽ phải kéo căng lưng nhiều hơn, có thể dẫn đến trượt đĩa đệm ở cột sống. Để thực hiện đúng tư thế nâng tạ, bạn cần:
- Giữ phần cơ thể hỗ trợ đủ rộng (chân rộng bằng vai và một chân đặt trước chân kia)
- Cong đầu gối và hông, mông đẩy ra sau
- Sau đó, nhìn thẳng và từ từ nhấc vật lên.
Tuy nhiên, bạn không nên nhấc các vật nặng.
Bài tập có cường độ vận động mạnh
Duy trì vận động khi bạn bị trượt cột sống thắt lưng rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn nên tránh các vận động quá mạnh có thể làm chậm quá trình lành vết thương và gây tổn thương nặng hơn như bóng rổ hay bóng đá. Khi bạn bị trượt đốt sống, lưng sẽ dễ bị tổn thương. Bạn cần cẩn thận lựa chọn các bài tập thích hợp tốt cho cột sống mà vẫn không gây tổn hại cho cột sống của mình. Bạn nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.