Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là tình trạng rối loạn tâm thần liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Bạn có thể tham khảo một số bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế, để đánh giá nguy cơ bị bệnh rối loạn này, cũng như kiểm tra tình trạng sức khoẻ tâm thần của mình.
Bạn đang đọc: Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế đơn giản chỉ trong 2 phút
Cùng tìm hiểu và thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế dưới đây, để xem liệu bạn có mắc các triệu chứng của bệnh hay không!
Nội Dung
Tổng quan về rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một tình trạng rối loạn, trong đó bệnh nhân có những suy nghĩ, ý tưởng, hình ảnh hoặc cảm giác ám ảnh, có tính xâm nhập, xuất hiện dù không mong muốn làm người bệnh cảm thấy rất khó chịu, muốn thoát ra nhưng không được. Đây gọi là ám ảnh. Để thoát khỏi những suy nghĩ đó, họ cảm thấy bị thôi thúc phải làm điều gì đó lặp đi lặp lại như bị ép buộc, có tính quy tắc và cứng nhắc, đây chính là hành vi cưỡng chế. Một bệnh nhân bị OCD có thể chỉ có ám ảnh hoặc chỉ cưỡng chế, nhưng trong hầu hết các trường hợp, cả ám ảnh và cưỡng chế đều hiện diện.
Bệnh OCD là bệnh mãn tính và có chu kỳ lặp lại. Người bệnh có thể cố gắng phớt lờ hoặc ngăn chặn nỗi ám ảnh của mình, tuy nhiên điều đó chỉ khiến họ thêm đau khổ và lo lắng, khó chịu và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, học tập. Vì vậy họ cảm giác cần phải làm gì đó để giảm bớt căng thẳng ví dụ như uống rượu bia, chạy xe tốc độ cao, tiêu tiền hoặc những hành vi bạo lực, thậm chí là tự sát. Tuy nhiên những ám ảnh, suy nghĩ và hành vi này vẫn lặp lại như một vòng luẩn quẩn.
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể dẫn đến các bệnh trầm cảm, lo âu, làm người bệnh lo lắng hoặc đau khổ, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Bài test trắc nghiệm rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể giúp bạn nhận diện bệnh sớm để được điều trị kịp thời, cải thiện sức khỏe tinh thần.
>>> Đọc thêm: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Quá sạch sẽ cũng là bệnh
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ giúp bạn đánh giá liệu mình có mắc bệnh OCD không. Những câu trả lời của bạn cần trung thực, đầy đủ, phản ánh những cảm nhận ở hiện tại, chứ không phải là cách bạn muốn cảm nhận.
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế này dành cho những ai?
Bài test rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế dưới đây có thể giúp xác định xem hành vi của bạn có thuộc biểu hiện của hội chứng OCD hay không. Lưu ý bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế không nhằm mục đích chẩn đoán toàn diện hoặc chẩn đoán một loại OCD cụ thể. Dựa trên câu trả lời, bạn có thể nhận diện một số triệu chứng bệnh OCD để phát hiện sớm tình trạng này cho bản thân hoặc bạn bè, người thân.
Tìm hiểu thêm: Hoa cơm cháy
Ai có nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế?
Theo nghiên cứu, tổ chức OCD Quốc tế (IOCDF) cung cấp số liệu thống kê về OCD, bệnh có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi từ trẻ học mẫu giáo đến người trưởng thành. Trẻ em và thanh thiếu niên thường dễ mắc chứng rối loạn này. Theo IOCDF, khoảng 2% dân số toàn cầu mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tuổi khởi phát trung bình là 19 tuổi, khởi phát sớm thường gặp ở nam giới.
Có thể bạn quan tâm: OCD là bệnh gì? 10 biểu hiện bệnh OCD có thể bạn chưa biết
Test rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau đây có thể giúp bạn xem mức độ tình trạng có nên thăm khám bác sĩ chuyên gia tâm lý, tâm thần hay không. Bài kiểm tra OCI-R (Obsessive-Compulsive Inventory – Revised) gồm 15 câu hỏi đề cập đến những trải nghiệm mà nhiều người mắc OCD thường có trong cuộc sống hàng ngày của họ. Mỗi câu hỏi có 5 mức độ trả lời từ nhẹ đến nặng là “Không có”, “Một chút”, “Vừa phải”, “Nhiều”, “Cực kỳ nhiều” tương ứng với các mức điểm lần lượt từ 0 đến 4. Bài kiểm tra không thay thế các biện pháp chẩn đoán, nên các câu hỏi mang tính tham khảo.
Nếu tổng điểm của 18 câu trả lời đạt được lớn hơn hoặc bằng 14 điểm thì bạn nên tìm tới bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách.
>>> Bạn có thể tham khảo: Đối phó với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) của con như thế nào?
Các câu hỏi trong trong bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Chọn mức độ chính xác nhất của trải nghiệm đã khiến bạn đau khổ hoặc làm phiền bạn trong 1 THÁNG VỪA QUA (Kéo qua để xem nhiều đáp án)
Không có | Một chút | Vừa phải | Nhiều | Cực kì nhiều | |
---|---|---|---|---|---|
1. Tôi đã tích trữ rất nhiều đồ đạc đến nỗi mà chúng cản trở tôi. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
2. Tôi kiểm tra mọi thứ thường xuyên hơn mức cần thiết. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
3. Tôi cảm thấy khó chịu nếu các đồ vật không được sắp xếp hợp lý. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
4. Tôi cảm thấy bắt buộc phải đếm trong khi tôi đang làm gì đó. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
5. Tôi cảm thấy khó khăn khi chạm vào một vật thể khi tôi biết nó đã bị người lạ hoặc người nào đó đã chạm vào. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
6. Tôi cảm thấy khó kiểm soát những suy nghĩ của chính mình. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
7. Tôi thu thập những thứ tôi không cần. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
8. Tôi liên tục kiểm tra cửa ra vào, cửa sổ, ngăn kéo, v.v. lặp đi lặp lại | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
9. Tôi cảm thấy khó chịu nếu người khác thay đổi cách tôi sắp xếp mọi thứ. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
10. Tôi cảm thấy mình phải lặp lại một số con số nhất định. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
11. Đôi khi tôi phải tắm rửa hoặc làm sạch bản thân chỉ vì tôi cảm thấy bị nhiễm bẩn | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
12. Tôi buồn bã vì những suy nghĩ khó chịu xuất hiện trong đầu tôi dù tôi không muốn. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
13. Tôi tránh vứt bỏ đồ đạc vì tôi sợ rằng tôi có thể cần chúng sau này. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
14. Tôi liên tục kiểm tra vòi gas và nước và công tắc đèn sau khi đã tắt chúng. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
15. Tôi cần mọi thứ được sắp xếp theo một cách cụ thể. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
16. Tôi cảm thấy rằng có những con số tốt và xấu. | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh méo đầu có bất thường? Nguyên nhân, cách làm tròn đầu bé
>>> Tìm hiểu thêm: Tác động của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế đến giấc ngủ
Nếu nhận thấy bạn có nhiều các triệu chứng qua bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế trên, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được đánh giá kĩ hơn cũng như điều trị, hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đến sức khỏe tinh thần, chất lượng công việc, cuộc sống của bạn.