Trầm cảm là một rối loạn khí sắc gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, trầm cảm có thể dẫn đến các vấn đề tinh thần và thể chất; làm suy giảm chức năng hoạt động, học tập. Trước khi đi khám, bạn có thể thực hiện bài test trầm cảm tại nhà dưới đây để phần nào phán đoán tình trạng của mình.
Bạn đang đọc: Bài test trầm cảm dạng trắc nghiệm nhanh chóng, đơn giản
Nội Dung
1. Test trầm cảm là gì?
Test trầm cảm (depression test) hay còn được gọi là sàng lọc trầm cảm. Đây là một bộ câu hỏi tiêu chuẩn bạn cần trả lời để:
- Hỗ trợ bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý lâm sàng chẩn đoán trầm cảm
- Hiểu mức độ trầm cảm của bạn có thể nghiêm trọng như thế nào
- Hỗ trợ xác định loại trầm cảm bạn đang mắc phải.
Bạn nên thực hiện bài test trầm cảm khi nào?
- Có các triệu chứng trầm cảm xuất hiện hầu như cả ngày và gần như mỗi ngày, kéo dài trong ít nhất 2 tuần. Điển hình nhất là buồn bã và mất hứng thú với các hoạt động mà bản thân từng thích.
- Bạn thấy tâm trạng ảnh hưởng đáng kể đến công việc, học tập, các sở thích khác và cũng như các mối quan hệ xã hội.
- Có ý nghĩ hoặc dự định muốn tự tử hoặc tự làm hại bản thân, tự làm đau bản thân.
2. Các bài test trầm cảm online bạn có thể làm tại nhà
2.1. Bài test trầm cảm BECK
Bài test trầm cảm Beck là bài test giúp bạn biết xem bạn có bị trầm cảm không rất phổ biến. BECK còn cho bạn biết mức độ trầm cảm là nặng hay nhẹ.
Trong bài test Beck sẽ bao gồm 21 mục, mỗi mục gồm 4 câu tương ứng với 4 mức độ điểm 0,1,2,3. Hãy chọn ra câu nào trong số đó đúng với bạn nhất trong vòng một tuần trở lại đây.
Từ tổng điểm của bài test, bạn có thể bước đầu tự nhận định được bản thân có đang mắc trầm cảm hay không, test mức độ trầm cảm ra sao và mức độ ấy thì bạn có cần đến gặp bác sĩ để điều trị hay không.
Cùng làm quiz test trầm cảm nhé!
2.2. Bài test trầm cảm DASS21
Thang đo trầm cảm, lo âu và căng thẳng – 21 mục (DASS-21) là một bộ ba thang đo tự đánh giá được thiết kế để đo lường các trạng thái cảm xúc của trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Mỗi trong ba thang DASS-21 chứa 7 mục, được chia thành các thang con có nội dung tương tự.
2.3. Bài test giúp sàng lọc trầm cảm PHQ-9
PHQ-9 (the patient health questionnaire 9) là một bảng câu hỏi tự đánh giá đã được nghiên cứu và thẩm định có giá trị cao trong chẩn đoán trầm cảm. Bài test này được sử dụng như một công cụ sàng lọc hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh trầm cảm, đánh giá các triệu chứng và theo dõi mức độ nghiêm trọng của bệnh.
3. Một số lưu ý khi thực hiện bài test trầm cảm
- Bài test trầm cảm chỉ có mang tính tham khảo, không phải là chẩn đoán chắc chắn liệu bạn có bị trầm cảm hay không.
- Chỉ có bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý lâm sàng mới có thể chẩn đoán rối loạn trầm cảm.
- Nếu sau làm test, dù kết quả cho ra không bị trầm cảm nhưng bạn vẫn nghi ngờ thì hãy đến gặp bác sĩ tâm thần để được tư vấn. Ngược lại, dù kết quả bài test là có trầm cảm, bạn cũng không nên quá lo lắng mà đi khám lại để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bệnh hemophilia A – chứng máu khó đông thường gặp nhất!
>>>>>Xem thêm: Nội soi dạ dày có đau không? Nội soi dạ dày ở đâu tốt?
4. Cách chẩn đoán trầm cảm tại phòng khám, bệnh viện
4.1. Khám sức khỏe tổng quát
Trong quá trình thăm khám và test trầm cảm, bác sĩ sẽ hỏi bạn để biết các triệu chứng trầm cảm đã xuất hiện từ khi nào, kéo dài bao lâu, tần suất xảy ra và liệu triệu chứng này có làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày không.
Bác sĩ cũng có thể đặt câu hỏi về tiền sử tình trạng sức khỏe của bạn, tiền sử bệnh lý của gia đình để tìm ra nguyên nhân. Trong một số trường hợp, trầm cảm có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe thể chất. Những người có tiền sử gia đình bị trầm cảm có nguy cơ cao mắc rối loạn này hơn.
4.2. Xét nghiệm sinh hóa để loại trừ
Không có một xét nghiệm sinh hóa cụ thể nào dùng để test trầm cảm. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số các xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu (công thức máu toàn bộ) để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự như trầm cảm.
Một số loại thuốc và bệnh lý, chẳng hạn như suy thượng thận hoặc suy giáp, cường giáp có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trầm cảm.
4.3. Khám sức khỏe tâm thần
Bác sĩ tâm thần hỏi về triệu chứng trong 2 tuần qua và đưa bạn làm bài test trầm cảm hoặc bác sĩ sẽ tự đánh giá các triệu chứng của bạn bằng các test dành riêng cho các nhà lâm sàng.
Bác sĩ tâm thần có thể kiểm tra và đánh giá mức độ trầm cảm dựa trên các tiêu chí trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần phiên bản thứ 5 (DSM-5) được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.
Tình trạng rối loạn trầm cảm có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau ở mỗi người. Các mức độ trầm cảm cụ thể như sau:
- Trầm cảm nhẹ, ảnh hưởng ít đến cuộc sống hàng ngày.
- Trầm cảm vừa, có tác động đáng kể đến cuộc sống hàng ngày.
- Trầm cảm nặng, có thể muốn tự tử và cảm thấy cuộc đời không còn đáng sống, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ và người thân. Thông thường, trường hợp này cần can thiệp bằng thuốc chống trầm cảm.
Bạn có thể quan tâm: Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Nếu không điều trị, bệnh trầm cảm có thể trở nên nghiêm trọng, kéo dài, thậm chí dẫn đến hành động tự làm hại bản thân hoặc tự tử. May mắn thay, điều trị sớm sẽ mang đến hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt, thậm chí là chữa khỏi bệnh.
Việc điều trị sẽ giúp người bị trầm cảm quay lại cuộc sống thường ngày, có khả năng học tập làm việc trở lại gần như trước khi bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh sớm để được test trầm cảm một cách chính xác nhất nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn.