Bạn biết gì về bệnh hen phế quản về đêm?

Bạn biết gì về bệnh hen phế quản về đêm?

Hen về đêm xảy ra khi bạn có những triệu chứng của hen trong lúc bạn ngủ. Nó có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc bứt rứt suốt cả ngày. Hen về đêm có thể trở nên trầm trọng nếu không được điều trị. Bệnh có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và làm bạn khó kiểm soát các triệu chứng hen ban ngày.

Bạn đang đọc: Bạn biết gì về bệnh hen phế quản về đêm?

Triệu chứng của căn bệnh hen về đêm như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh hen về đêm bao gồm:

  • Ho;
  • Thở khò khè;
  • Tức ngực;
  • Khó thở.

Nhiều người chỉ có những triệu chứng nhẹ của hen vào ban ngày nhưng nó có thể nặng lên lúc về đêm. Cơ thể bạn có nhịp sinh học thay đổi trong suốt cả ngày. Nhịp điệu này thể hiện trong nhiều chức năng cơ thể bao gồm thân nhiệt và chức năng phổi của bạn. Phổi hoạt động tốt nhất vào khoảng 4 giờ chiều, yếu nhất vào khoảng 4 giờ sáng.

Bệnh hen phế quản của bạn có thể được kiểm soát tốt ban ngày, nhưng bạn có thể sẽ gặp phải các cơn ho, thở khò khè, tức ngực, hoặc khó thở vào ban đêm. Nếu bạn có những triệu chứng ban đêm này, bệnh của bạn có thể đã nghiêm trọng hơn và ít được kiểm soát hơn bạn nghĩ. Căn bệnh hen phế quản ngày càng xấu đi không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn mà nó còn là một dấu hiệu cho thấy sự kiểm soát bệnh rất kém. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng trên tỉ lệ thuận với số lần phải nhập cấp cứu, nhập viện và thậm chí tử vong do hen phế quản.

Đi tìm nguyên nhân hen phế quản xuất hiện vào ban đêm

Có nhiều lý do lí giải vì sao những bệnh nhân hen phế quản có thể bị các triệu chứng hen vào ban đêm. Nhịp độ tự nhiên của cơ thể đóng một vai trò nhất định với một vài hocmôn đạt đến mức cao nhất (hoặc thấp nhất) vào buổi sáng sớm. Một số các hocmôn trên, chẳng hạn melatonin, gây tăng phản ứng viêm đường hô hấp.

Đối với các bệnh nhân hen phế quản, số lượng tế bào viêm trong đường hô hấp đạt mức cao nhất vào buổi sáng sớm, đỉnh điểm là vào 4 giờ sáng. Thêm vào đó, chức năng phổi của tất cả bệnh nhân hen phế quản đều suy giảm qua đêm. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy chức ngăn phổi của bệnh nhân bị hen phế quản giảm 20% ban đêm khi so sánh với mức 4% ở những người không mắc bệnh.

Ngoài nguyên nhân do chính bản thân cơ thể mỗi người, các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Tiếp xúc với các chất gây hen phế quản trên giường, chẳng hạn như bụi hay lông vật nuôi;
  • Mẫn cảm muộn với một chất kích thích đã tiếp xúc trước đó trong ngày;
  • Các vấn đề về xoang và xuất tiết ở mũi sau (chất nhày chảy vào khí quản khi nằm);
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);
  • Co thắt phế quản do hạ thân nhiệt;
  • Thuốc điều trị hen hằng ngày hết tác dụng vào lúc sáng sớm;
  • Ngưng thở khi ngủ, một quãng thời gian ngắn hơi thở bị gián đoạn có thể do tắc nghẽn đường thở hay do một tín hiệu não bất thường.
  • Chẩn đoán.

Dụng cụ đo lưu lượng đỉnh được sử dụng để chẩn đoán hen phế quản, kể cả hen phế quản ban đêm. Máy đo lưu lượng đỉnh là một thiết bị cầm tay được cung cấp cho bệnh nhân hen phế quản như một phần trong kế hoạch chăm sóc bệnh hen phế quản của họ. Những thiết bị này dùng để so sánh mức độ nghiêm trọng của sự thu hẹp đường hô hấp hay mức co thắt ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi nơi đều có 30-70% bệnh nhân bị hen phế quản than phiền với bác sĩ về việc thức giấc với các triệu chứng của hen về đêm ít nhất một lần mỗi tháng. Bạn có thể bị bệnh hen về đêm cho dù bạn đang bị bất kỳ loại hen nào – bao gồm hen dị ứng, hen không kèm dị ứng, hen nghề nghiệp và hen phế quản do tập luyện gắng sức.

Tất cả bệnh nhân hen phế quản có thể bị hen về đêm nếu bệnh hen phế quản của họ nằm ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy nếu bạn bị hen về đêm rất có thể là do hen của bạn không được kiểm soát tốt.

Nếu bạn thức dậy nhiều hơn hai lần một đêm do ho, thở khò khè, hoặc tức ngực, điều đó nghĩa là bệnh hen của bạn được kiểm soát rất kém và bạn cần phải thảo luận lại kế hoạch điều trị bệnh với bác sĩ của bạn.

Điều trị

Bởi vì bệnh hen về đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm của bạn một cách đáng kể, hậu quả là giảm khả năng hoạt động trong ngày, thế nên bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể và tìm cách điều trị tốt nhất.

Tránh các tác nhân gây dị ứng

Đây là cách điều trị bệnh hen về đêm đơn giản nhất. Bạn có thể thử một số lời khuyên dưới đây:

  • Sử dụng bao nệm và bao gối để tránh bụi;
  • Hãy sử dụng gối không gây dị ứng;
  • Mang động vật (sống và nhồi bông) ra khỏi phòng ngủ;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ không khí ẩm.

Thay đổi thời gian sử dụng thuốc

Nếu việc kiểm soát hen ban đêm kém hiệu quả được cho là do thuốc hết tác dụng quá sớm, thì việc thay đổi thời gian dùng hay liều lượng của thuốc có thể cải thiện các triệu chứng mà bệnh nhân găp phải vào ban đêm. Ví dụ, bằng cách sử dụng ống hít hằng ngày vào buổi tối thay vì vào buồi sáng có thể giúp thuốc phát huy tác dụng suốt đêm.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã được tiến hành trên nhiều loại thuốc hen phế quản khác nhau để xem xét tính hiệu quả của chúng vào ban đêm. Nhóm kích thích betta tác dụng dài, như Serevent (salmeterol) đã được phát hiện giúp cải thiện những triệu chứng khi sử dụng hai lần một ngày.

Điều trị GERD

Có một số cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa GERD và hen về đêm. Có một mối liên quan giữa trào ngược axit dạ dày vào thực quản và co thắt của đường hô hấp. Vì vậy, nếu bạn đang chống chọi với bệnh GERD và hen phế quản, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc có tác dụng giảm tiết acid trong dạ dày và điều chỉnh chế độ ăn uống để đối phó với chứng trào ngược dạ dày của bạn.

>>>>>Xem thêm: Uống thuốc cường dương có hại không? Lưu ý quan trọng khi sử dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *