Nhiều người trên thế giới hiện nay đang phải sống chung với bệnh đau lưng. Vì vậy, nếu bạn bị đau lưng thì đó là điều bình thường và bạn không cần phải sợ rằng là người duy nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu rõ hơn về chứng đau lưng khó chịu này thông qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Bạn biết gì về cơn đau lưng không rõ nguyên nhân?
Nội Dung
Đau lưng không rõ nguyên nhân là gì?
Đau lưng không có lý do cụ thể hoặc đau lưng không đặc hiệu là tình trạng đau vùng thắt lưng mà không tìm được nguyên do. Đau có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể gây khó khăn cho bạn khi di chuyển lưng hoặc chân.
Tùy thuộc vào thời gian đau, đau lưng không đặc hiệu có thể được chia thành ba loại:
- Đau lưng cấp tính: loại đau lưng này thường kéo dài dưới 6 tuần;
- Đau lưng bán cấp: cơn đau kéo dài 6-12 tuần;
- Đau lưng mãn tính: cơn đau thường kéo dài trong ít nhất 12 tuần.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đau lưng không đặc hiệu?
Đau lưng không đặc hiệu, tức là đau lưng có nguyên nhân, nhưng bạn sẽ không biết được đâu là nguyên nhân cụ thể trong số những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau lưng của mình.
Thông thường, cơn đau lưng của bạn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau:
- Chấn thương;
- Bong gân và trật vẹo trong vùng thắt lưng;
- Tư thế vẹo: khi bạn ngồi, đứng, hoặc đi bộ với tư thế xấu kéo dài hoặc lặp đi lặp lại.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân thứ cấp xuất phát từ các bệnh:
- Thoái hóa đốt sống: là một phần của quá trình lão hóa ảnh hưởng đến các khớp xương và đĩa trong cột sống;
- Thoát vị đĩa đệm: xảy ra khi đĩa đệm trật ra bên ngoài thông qua vết nứt;
- Hẹp cột sống: khi các kênh cột sống bị thu hẹp và gây áp lực lên cột sống;
- Vẹo cột sống: cột sống có hình dạng bất thường.
Các triệu chứng thường gặp
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đau lưng không rõ nguồn gốc là đau vùng lưng. Bạn có thể cảm thấy đau ở lưng, vùng xung quanh hoặc đôi khi đau lan xuống chân và bàn chân.
Chẩn đoán về đau lưng không đặc hiệu
Bác sĩ có thể chẩn đoán đau lưng không đặc hiệu qua khám thực thể và xét nghiệm.
Tiền sử bệnh
Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh qua một số thông tin mà bạn cung cấp như:
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sau khi đã nắm rõ bệnh sử của bạn. Khi khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số động tác như ngồi xuống, uốn cong về phía trước, uốn cong về phía sau và một số động tác khác có sử dụng lưng để xem chuyển động của bạn.
Các xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh như X-quang, CT (chụp cắt lớp vi tính) hoặc quét MRI (chụp cộng hưởng từ) có thể giúp xác định nguyên nhân chính xác của bệnh đau lưng.
Điều trị dành cho đau lưng không đặc hiệu
Phương pháp điều trị hiệu quả có sẵn để giúp bạn cải thiện chứng đau lưng không nguyên nhân cụ thể bao gồm:
Đắp nóng hoặc lạnh
Bạn có thể sử dụng một miếng gạc nóng hoặc lạnh để đắp lên phần lưng bị đau. Những miếng gạc này sẽ giúp giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu, nước và chất dinh dưỡng đến vùng đau. Bạn nên nhớ sử dụng miếng vải mỏng để đặt giữa vật chườm và da bởi vì các vật nóng hoặc lạnh có thể làm
hỏng làn da của bạn.
Vật lý trị liệu
Những bài tập thích hợp có thể giúp tăng cường cơ bắp hỗ trợ cho lưng; giảm đau và tăng phạm vi chuyển động. Sau những bài tập này, bạn có thể thực hiện một số động tác thường nhật mà bạn không thể làm trước khi điều trị.
Thuốc
Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc qua đường uống hoặc đường tiêm để giảm viêm hoặc thư giãn cơ bắp.
Phẫu thuật
Hầu hết những người bị đau lưng không đặc hiệu không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán thoát
vị đĩa đệm, hẹp ống cột sống, hoặc bệnh thoái hóa đĩa thì bạn có thể phải phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.
Phương pháp điều trị khác
Bạn thể xem xét một số phương pháp điều trị khác nếu các phương pháp điều trị kể trên không hiệu quả, phổ biến nhất là châm cứu, kích thích điện, hay nắn xương.
Đau lưng không rõ nguyên nhân rất phổ biến và mang đến cho bạn nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể bị đau vùng lưng dưới, đau những vùng lưng khác hoặc đau lan xuống chân. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì hiện nay đã có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị.
>>>>>Xem thêm: Cấu trúc da thay đổi thế nào khi lão hóa?