Bạn đang cảm thấy đau ở lưng, chân, tay hay các ngón tay? Bạn không thể tự hoàn thành các hoạt động hằng ngày như đánh máy hay mặc quần áo? Đừng lo, phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể giúp bạn giải quyết được các vấn đề này mà không yêu cầu bạn phải uống thuốc hay phẫu thuật.
Bạn đang đọc: Bạn biết gì về phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu?
Trong một số trường hợp, bạn có thể bị đau, tê, yếu, hoặc ngứa ran ở lưng, cổ, cánh tay, chân, bàn tay. Điều này đôi khi khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Trong trường hợp này, bạn có thể được khuyên sử dụng vật lý trị liệu chức năng. Các mục tiêu của liệu pháp này là để giảm đau trong các khu vực cơ thể bị ảnh hưởng, bớt nhược và tê cơ, lấy lại sức mạnh, chức năng và phạm vi chuyển động. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng có hai hình thức: hình thức thụ động và hình thức chủ động.
Nội Dung
Hình thức thụ động của vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Hình thức thụ động của vật lý trị liệu phục hồi chức năng bao gồm các bài tập không yêu cầu bạn cử động nhiều. Hình thức này giúp giảm đau cấp tính nhanh.
Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm đá có thể giúp giảm đau, sưng và viêm. Chuyên gia trị liệu thường cho bạn chườm nước đá 20 phút mỗi lần và nhiều lần trong ngày tuỳ thuộc vào tình trạng cơ thể bạn. Ngoài ra các chuyên gia cũng có thể dùng kem thoa hay xịt dạng lạnh.
Nhiệt độ cao giúp cơ bắp thư giãn, đồng thời làm tăng lượng máu chảy đến các vùng bị ảnh hưởng. Máu mang chất dinh dưỡng thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, sức nóng cũng có thể làm tăng sưng ở vùng bị thương, vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng nó.
Bạn cũng nên nhớ rằng khi sử dụng nước đá hoặc các vật quá nóng, không nên đặt chúng trực tiếp trên da mà hãy sử dụng một miếng vải hoặc túi mỏng.
Siêu âm
Siêu âm giúp thư giãn và giảm co thắt cơ bắp. Nó cũng có tác dụng giảm đau, giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa bệnh.
Kích thích điện
Kích thích điện giúp giảm đau và làm co các cơ bắp. Nó kích thích cảm giác của các khu vực bị tê liệt, giúp lấy lại cảm giác và chức năng.
Hình thức chủ động của vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Hình thức chủ động của vật lý trị liệu phục hồi chức năng bao gồm những bài tập cử động cơ thể có thể thực hiện một mình hoặc thực hiện cùng với sự giúp đỡ của chuyên gia vật lý trị liệu. Nhìn chung, vật lý trị liệu phục hồi chức năng chủ động gồm có:
Bài tập dãn cơ
Bài tập kéo dãn cơ giúp lấy lại sự linh hoạt trong các ổ đĩa, cơ bắp, dây chằng và gân. Những bài tập này có thể giúp tăng cường cơ bắp trong khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp.
Bài tập dãn cơ có thể làm tăng phạm vi chuyển động, giúp bạn di chuyển linh hoạt nhất có thể. Bạn thường cảm thấy khó căng cơ bắp và các mô mềm khác thời gian đầu, nhưng sau một vài tuần, bạn sẽ thấy kết quả tốt.
Bài tập tăng cường cơ bắp
Các bài tập tăng cường giúp cơ bắp khoẻ mạnh, hỗ trợ cho các vùng bị ảnh hưởng và ngăn ngừa đau yếu cơ tái phát. Chúng cũng giúp giữ cho cột sống ở đúng vị trí.
Các bài tập hoạt động nhịp chậm
Hoạt động nhịp chậm rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng. Chúng phù hợp trong trường hợp bạn bị đau ít và thời gian đau ngắn. Bạn có thể thực hiện bài tập nhịp chậm như một thói quen hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt. Một số loại hoạt động nhịp chậm bao gồm:
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là phương pháp không xâm lấn hiệu quả giúp phục hồi sức mạnh cơ bắp và tăng cường hoạt động. Bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng phương pháp này khi không thể tự mình thực hiện các hoạt động hằng ngày như đánh máy hay viết. Trước khi đi đến quyết định, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có lộ trình trị liệu tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Viêm tai ngoài ác tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị