Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh bao gồm những yếu tố về sinh học và dược học. Bên cạnh khả năng đáp ứng với thuốc không giống nhau của mỗi cơ thể, chất lượng thuốc cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả trị bệnh.
Bạn đang đọc: Bạn có biết thuốc là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình điều trị?
Trong quá trình điều trị, những người mắc cùng một bệnh giống nhau chưa chắc đã có kết quả chữa trị hiệu quả như nhau. Nguyên nhân có thể là do thể chất và tình trạng sức khỏe của mỗi người khác nhau. Hơn thế nữa, thuốc sử dụng tuy có cùng loại dược chất nhưng chưa chắc đã mang lại kết quả như nhau. Nếu bỏ qua các yếu tố khác biệt về cá thể thì chất lượng thuốc chính là yếu tố chính trong quá trình điều trị bệnh.
Qua nghiên cứu, các nhà bào chế đã nhận ra rằng ngoài hoạt chất chính có tác dụng với cơ thể, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị như tá dược, kỹ thuật bào chế, sản xuất… Do đó, những công ty dược đa quốc gia thường bỏ rất nhiều chi phí để nghiên cứu, bào chế, đánh giá tiền lâm sàng, lâm sàng để tạo ra những thuốc gốc (biệt dược gốc) với chất lượng cao để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Nội Dung
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh
1. Yếu tố sinh học
Đây là những yếu tố liên quan đến sinh lý và tình trạng sức khỏe tại thời điểm điều trị bệnh, có tác động đến quá trình hấp thu, chuyển hóa, phân bố và thải trừ thuốc trong cơ thể.
A. Yếu tố sinh lý:
- Đường sử dụng thuốc: đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh khả dụng của thuốc điều trị. Nhà sản xuất sẽ nghiên cứu, bào chế và sản xuất dạng dùng (uống, ngậm, tiêm…) để mang lại hiệu quả cao nhất mà vẫn có thể tiện lợi khi sử dụng.
- Tuổi tác: sự khác biệt về sinh lý giữa trẻ sơ sinh, trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi cũng gây ảnh hưởng đến các đặc tính của thuốc trong cơ thể và tác động đến sinh khả dụng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tính toán lại liều dùng khi sử dụng thuốc cho từng lứa tuổi để đảm bảo tác dụng trị liệu.
- Chủng tộc: khả năng đáp ứng với một số hoạt chất có thể khác nhau giữa người da trắng và người da vàng hay da đen.
- Tình trạng kinh nguyệt/có thai/cho con bú: đây là những trạng thái sinh lý khá nhạy cảm và cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Thể trọng: trọng lượng cơ thể cũng làm thay đổi thể tích phân bố của thuốc trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sinh khả dụng.
B. Yếu tố bệnh lý:
Khi cơ thể có những tình trạng bệnh lý đặc biệt như suy gan, suy thận… sẽ tác động đến quá trình chuyển hóa và thải trừ của thuốc trong cơ thể. Những ảnh hưởng này sẽ được hạn chế nhờ bác sĩ điều chỉnh liều dùng cho người bệnh.
2. Yếu tố dược học
Đây là những yếu tố liên quan đến thuốc như đặc tính lý hóa của dược chất và kỹ thuật bào chế, trang thiết bị sản xuất… Nếu như những yếu tố sinh học ở trên được hạn chế nhờ vào trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ điều trị thì đối với yếu tố dược học này, bạn hoàn toàn có khả năng yêu cầu và lựa chọn sử dụng thuốc tốt hơn để quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Thực tế, rất nhiều biệt dược với tên khác nhau nhưng lại có cùng một hàm lượng hoạt chất, chung dạng bào chế và đường sử dụng, cùng đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm đang lưu thông trên thị trường. Thế nhưng, bạn có biết mọi thành phần của thuốc bao gồm cả tá dược cũng gây ra những tác động đến cơ thể và làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc, làm quá trình trị bệnh không đạt hiệu quả như mong muốn? Vậy nên, có thể nói thuốc là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình điều trị và biết yêu cầu về loại thuốc sử dụng là một kỹ năng cần thiết.
Thuốc gốc là gì?
Thuốc gốc là thuốc được sáng tạo và phát triển từ công ty dược phẩm phát minh ra nó. Khi một thuốc mới được phát minh sẽ được cấp bằng sáng chế trong 20 năm (kể từ khi thuốc được phát minh) để bảo vệ công ty sáng tạo ra thuốc và không cho phép bất kỳ ai khác sản xuất, tiếp thị thuốc này. Khi thời hạn bảo hộ bản quyền của thuốc gốc đã hết, các công ty khác có thể sản xuất và bán phiên bản generic của thuốc đó.
Thông thường, nghiên cứu và phát triển ra một thuốc mới là cả một quá trình lâu dài và tiêu tốn đến hàng tỷ đô la. Bên cạnh đó, toàn bộ thông tin của hoạt chất bao gồm tác dụng, chỉ định, liều dùng, thận trọng, tác dụng không mong muốn… đều được phát triển từ công ty phát minh ra thuốc mới. Sau khi thuốc được sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân, công ty phát triển và sản xuất thuốc có nghĩa vụ tiếp tục theo dõi, cập nhật và báo cáo các tác dụng ngoại ý của thuốc cho cơ quan y tế.
Để một thuốc phát minh đến được tay người bệnh sử dụng một cách an toàn và hiệu quả cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Sau khi nghiên cứu về cơ chế mức độ phân tử, tìm kiếm, chọn lọc và tối ưu hóa hoạt chất để tìm được “ứng viên thuốc” tiềm năng, thuốc gốc phải trải qua những thử nghiệm tiền lâm sàng, lâm sàng và tiếp tục theo dõi khi thuốc đã được đăng ký theo đúng tiêu chuẩn và lưu hành trên thị trường. Theo ước tính, một công ty phải mất khoảng 15 năm để đưa được một hoạt chất mới ra thị trường với chi phí dao động từ 800 triệu – 2 tỷ đô la.
Các đặc điểm của thuốc gốc trong điều trị?
Thuốc gốc không chỉ là thuốc phát minh mới, được cấp bằng sáng chế mà còn có nhiều đặc điểm như:
- Đạt các tiêu chuẩn khắt khe về đăng ký thuốc của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) hoặc EMA (Cơ quan quản lý thuốc châu Âu)
- Được phát triển và sản xuất từ công ty dược đã nghiên cứu, phát minh ra dược chất đó
- Chi phí thô để phát triển và được phê duyệt cho một loại thuốc mới là 2,6 tỷ đô la, bao gồm cả chi phí dành cho chương trình nghiên cứu lâm sàng
Sau khi thời hạn bản quyền của thuốc gốc kết thúc, các công ty khác được phép sản xuất và bán ra thị trường các thuốc có cùng hàm lượng hoạt chất. Tuy nhiên, các thành phần không có hoạt tính (tá dược) có thể được thay đổi so với thuốc gốc.
Đối với thuốc gốc, hoạt chất được tìm, sàng lọc và nghiên cứu về cơ chế ở mức độ phân tử và chứng minh hoạt chất có liên quan đến cơ chế bệnh sinh, trải qua các thử nghiệm rồi cuối cùng tối ưu hóa để cho ra “ứng cử viên” tiền lâm sàng. Mọi đặc tính của dược chất đều được tìm hiểu kỹ nên khi lựa chọn tá dược kết hợp, công ty phát minh sẽ tìm ra công thức bào chế tốt nhất để phát huy tối đa tác dụng dược chất, làm cho thuốc đạt được sinh khả dụng cao.
Thực tế, bạn hoàn toàn có thể hỏi bác sĩ về thông tin của loại thuốc được kê đơn trong toa thuốc của mình mà không cần phải cảm thấy ngại ngùng hay lo lắng quá nhiều. Tìm hiểu kỹ về các loại thuốc mà mình được ghi toa điều trị sẽ giúp các bạn sử dụng thuốc đúng cách hơn, hiểu rõ giá trị và hiệu quả của thuốc, đảm bảo tuân thủ điều trị để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Những quan điểm phổ biến ở người bệnh
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu ăn trứng ngỗng, con sinh ra sẽ thông minh hơn
>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư da: Phương pháp nào phù hợp với bạn?
Phỏng vấn một vài người bệnh ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết mọi người đều tin tưởng vào bác sĩ và không có thói quen hỏi thông tin về các loại thuốc được chỉ định, cũng như nghĩ rằng bảo hiểm y tế chỉ cung cấp một vài loại thuốc cố định.
Cô Kim Quý, cư dân ở Quận 7, TP. HCM, cho biết: “Sức khỏe rất quan trọng nên tôi thường cố gắng đi khám sức khỏe định kỳ hoặc bất cứ khi nào cảm thấy không khỏe. Tuy nhiên, tôi thường không hỏi bác sĩ được nhiều về tình hình sức khỏe của bản thân cũng như cách dùng thuốc vì sợ mất thời gian và khiến bác sĩ khó chịu”.
Anh Thanh Tùng, từ Bình Dương lên TP. HCM khám bệnh, cũng chia sẻ rằng anh dùng bảo hiểm cá nhân khi khám, chữa bệnh nên khi bác sĩ kê đơn thuốc anh thường không hỏi gì nhiều vì nghĩ thuốc dành cho bảo hiểm sẽ đủ tốt và không có nhiều sự lựa chọn mặc dù anh nghĩ thuốc là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Bác Quỳnh đang điều trị bệnh tại Bệnh viện quận Tân Bình cho hay: “Tôi nghĩ khi dùng bảo hiểm để khám, chữa bệnh thì đương nhiên bác sĩ sẽ kê những loại thuốc tốt nhất có trong danh mục bảo hiểm. Bởi vì tôi không hiểu nhiều về thuốc nên cũng không biết hỏi hay thảo luận với bác sĩ những gì về toa thuốc của mình”.
Những chia sẻ trên rất thường gặp ở nhiều bệnh nhân. Với tâm lý ngại hỏi, ngại làm phiền các bác sĩ trong quá trình điều trị, đôi khi người bệnh đã đánh mất vai trò chủ động của mình trong quá trình kiểm soát bệnh. Thực tế, bệnh nhân có một vai trò rất quan trọng để tự kiểm soát bệnh của mình. Bằng việc nâng cao kiến thức cá nhân về bệnh lý, về các loại thuốc điều trị, tích cực chia sẻ với bác sĩ những trở ngại trong đời sống hàng ngày khi dùng thuốc, yêu cầu các loại thuốc chất lượng cao, bạn sẽ có được kết quả điều trị tối ưu nhất.