Bạn đang đọc: Bạn đã biết cách trị giời leo tại nhà cho bé chưa?
Giời leo hay còn gọi là Zona ở trẻ là một bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Phụ huynh cần chăm sóc trẻ đúng cách để rút ngắn thời gian bệnh và giảm đau đớn mà giời leo gây ra.
Bệnh zona, còn gọi là zoster hoặc herpes zoster, là tình trạng phát ban da do nhiễm virus của các dây thần kinh dưới da. Giời leo thường có biểu hiện như một dải da bị kích thích và mụn nước ở một bên của ngực hoặc lưng nhưng nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả trên mặt hoặc gần mắt. Bố mẹ có thể điều trị ngay tại nhà cho trẻ, nhưng việc điều trị cần được thực hiện đúng cách.
Chăm sóc tốt vết loét da
Trước hết, bố mẹ cần ngăn không cho bé cào hay gãi vào vết loét. Nếu không bị tác động, mụn nước sẽ đóng vảy và rụng đi một cách tự nhiên mà không để lại sẹo.
Bạn cũng có thể sử dụng chườm lạnh, gạc ẩm nếu chúng làm bé thấy dễ chịu hơn. Sau khi chườm lạnh, bố mẹ nên bôi kem dưỡng như calamine để giúp làm dịu da bé. Bên cạnh đó, tinh bột hoặc baking soda cũng có tác dụng làm khô các vết loét và giúp bé mau lành hơn.
Để làm sạch bề mặt da, giảm khô và làm dịu da, bố mẹ nên để bé ngâm vết thương với nước sạch hoặc dung dịch Burrow.
Khi điều trị tại nhà cho trẻ, bố mẹ cần tham vấn bác sĩ về việc sử dụng các loại kem bôi trực tiếp trên da bé. Nếu có dấu hiệu của viêm nhiễm, bạn nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ về việc có thể bôi các loại kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ theo toa hay không.
Sử dụng thuốc để điều trị giời leo
Đau thần kinh sau zona thường xuất hiện 30-60 ngày sau khi nổi phát ban hay sau khi liền sẹo. Đối với các trường hợp này, bạn cần cho bé sử dụng thuốc giảm đau. Bố mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau khi bệnh giời leo tấn công hoặc đau do zona thần kinh.
Nếu đang cho bé dùng thuốc giảm đau theo toa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau không kê toa nào nhé. Một số loại thuốc giảm đau theo toa có chứa acetaminophen (Tylenol) nên nếu uống quá nhiều sẽ gây hại đến con. Khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc thuốc nào, bố mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn nhé!
Nếu điều trị tại nhà không giảm được cơn đau, bạn nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Cơn đau cần được kiểm soát ngay lập tức để ngăn ngừa nguy cơ tổn thương thần kinh gây ra đau đớn kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
>>>>>Xem thêm: Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?