Sử dụng băng dán cơ trong điều trị đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, bạn nên hiểu cách sử dụng chi tiết để áp dụng cho thật hiệu quả.
Bạn đang đọc: Băng dán cơ: Sử dụng thế nào để có kết quả tốt nhất?
Băng dán cơ giúp giảm đau và có thể hỗ trợ cho chuyển động của cơ thể bạn, nhưng không phải tất cả mọi người đều đạt được kết quả tốt khi dùng phương pháp này. Nếu bạn muốn sử dụng băng dán cơ, hãy theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin cần thiết nhé.
Sử dụng băng dán cơ thế nào?
Một làn da sẵn sàng
Bạn nên dán băng khi làn da đã sạch và khô ráo, vậy nên hãy rửa sạch da với cồn 90 độ hay nước rửa tay. Bạn nên loại bỏ bất kỳ lotion, kem, dầu hay lớp trang điểm trên da.
Dán miếng băng ít nhất 1 giờ trước khi bạn tập thể dục hay sau khi bạn ngưng đổ mồ hôi. Bạn nên loại bỏ lông trên vùng da cần dán băng để tránh đau khi tháo băng, mặc dù một ít lông trên da có thể không ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp. Tuy nhiên, quá nhiều lông cũng có thể khiến bạn khó dán miếng băng dính lên da.
Chuẩn bị miếng dán
Bạn chỉ có thể sử dụng miếng băng một lần, vì vậy hãy cố gắng đừng chạm đến mặt dính keo của băng. Miếng dán có thể là loại băng cuộn hay loại cắt sẵn. Vậy loại băng của bạn là gì? Nếu là loại cuộn, hãy cắt những miếng phù hợp bằng cây kéo sắc. Nếu là loại cắt sẵn, bạn chỉ cần dán chúng cẩn thận lên da.
Dán băng
Có 2 cách để dán băng: dán từ điểm gốc và dán căng vùng trung tâm.
Dán từ điểm gốc là cách phổ biến nhất để dán băng dán. Để tránh chạm vào phần dính của băng, bạn hãy gấp miếng băng cách khoảng 5cm tính từ phía cuối để tạo ra nếp gấp sau lưng. Xé phần giấy măt sau để tạo ra điểm gốc. Đặt điểm gốc lên da mà không kéo căng. Sau đó dần dần tháo phần giấy khi dán phần còn lại của miếng băng. Không nên tháo quá nhiều phần giấy phía sau cùng một lúc, vì mặt dính có thể dính với nhau hay dính vào tay hoặc những phần khác của da.
Dán căng vùng trung tâm thường được sử dụng trên vùng đau hay điểm nóng. Bằng cách dán này, bạn có thể sử dụng miếng dán ngắn hơn. Bạn nên kéo căng phần trung tâm của miếng băng trước khi dán vào da. Sau đó, bạn dán 2 điểm gốc mà không kéo căng. Gấp miếng dán làm đôi với 2 mặt giấy đối diện nhau. Xé phần giấy theo nếp gấp. Kéo nhẹ điểm gốc để làm căng phần trung tâm. Dán dính vào da và loại bỏ lớp giấy.
Tháo băng
Miếng băng bắt đầu bong ra sau 3 đến 5 ngày. Bạn có thể tháo nhẹ chúng theo chiều lông mọc. Điều này giúp giảm cảm giác đau khi lông dính theo miếng băng. Bạn nên dùng dầu thực vật hay dung dịch đặc biệt để có thể tháo miếng băng khi chúng quá dính.
Một vài cách giúp miếng băng dính chắc hơn
- Nếu bạn dùng băng cuộn, bạn nên cắt chúng thành sợi. Làm tròn các góc và bạn có thể ngăn miếng dán rơi ra;
- Không nên chạm vào phần dính khi dán băng vào da. Miếng dán có thể trở nên ít dính hơn;
- Không nên kéo căng điểm cuối của sợi. Kéo căng điểm cuối làm chúng dễ bong ra hơn. Điều này còn gây khó chịu lên vùng da được dán;
- Nếu miếng dán ướt, bạn có thể hong khô chúng bằng khăn, chà từ vùng trung tâm để tránh băng rơi ra. Không nên sử dụng máy sấy, vì hơi nóng có thể khiến miếng dán dính hơn nữa;
- Không nên dán miếng băng lên vùng bị tổn thương;
- Không nên sử dụng miếng băng dán nếu bạn dị ứng với chất dính.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại băng dán khác nhau nhưng băng dán cơ RockTape được xem là một trong số những sản phẩm hỗ trợ rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng sưng đau và tăng cường lưu thông máu. Băng dán được thiết kế đặc biệt với 3% nylon, 97% cotton và không chứa cao su nên rất an toàn, không gây dị ứng cho người dùng.
Băng dán cơ thường được sử dụng khá phổ biến. Mặc dù chúng rất dễ sử dụng, tuy nhiên một vài mẹo đơn giản có thể giúp bạn có kết quả tốt hơn từ phương pháp này. Bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống nếu bạn không chắc có thể dán được chúng.
>>>>>Xem thêm: 4 cách kiểm soát chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ