Bánh mì là loại thực phẩm nằm trong nhóm tinh bột phổ biến nhất trên thế giới và cả tại Việt Nam. Nhưng với bệnh nhân tiểu đường, loại bánh mì nào an toàn và phù hợp để thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là câu hỏi khó. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Kenshin.vn điểm qua các loại bánh mì cho người tiểu đường “thân thiện” với đường huyết nhé!
Bạn đang đọc: Bánh mì cho người tiểu đường: Nên ăn loại nào thì tốt?
Tiểu đường ăn bánh mì được không?
Bánh mì là món ăn mà bạn có thể dễ dàng mua được tại bất cứ siêu thị hay cửa hàng nào với nhiều loại khác nhau từ baguette đến sandwich. Tuy nhiên, bánh mì được xếp vào nhóm thực phẩm giàu carb (tinh bột) và với người bệnh tiểu đường thì việc carb nào nên và không nên ăn nhiều cũng là vấn đề cần cân nhắc.
Trong quá trình tiêu hóa, carbohydrate từ tinh bột được phân hủy thành glucose, được các tế bào của cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng chính, cung cấp “nhiên liệu” cho cơ bắp hoạt động. Quá ít năng lượng cũng không tốt nhưng quá nhiều thì sẽ gây gia tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, cơ thể sử dụng insulin trong cơ chế điều hòa nồng độ đường huyết, để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp và não bộ hoạt động mà không gây dư thừa đường trong máu.
Vậy, tiểu đường ăn bánh mì được không hay bánh mì có tốt cho người tiểu đường không? Với bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy tạo ra không đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, dẫn đến đường huyết tăng cao khi sử dụng nhiều thực phẩm giàu carb như bánh mì.
Lượng đường trong máu cao ở những người mắc bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương mạch máu, tăng tình trạng viêm và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên rằng nên hạn chế ăn bánh mì, đặc biệt các loại bánh mì trắng. Tuy nhiên, không hẳn là phải kiêng hoàn toàn bánh mì. Bạn hoàn toàn có thể chọn được một số loại bánh mì cho người tiểu đường, giúp cung cấp carb lành mạnh.
Bạn có thể quan tâm:
Gợi ý các loại bánh mì cho người tiểu đường
Bánh mì trắng bình thường chủ yếu làm bằng bột mì trắng, cũng là nhóm carb dễ dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết. Bánh mì cho bệnh nhân tiểu đường thì nên được làm từ bột chưa tinh chế, giàu chất xơ và ít đường. Dưới đây là một số loại bánh mì được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người mắc bệnh tiểu đường:
1. Bánh mì đen cho người tiểu đường
Loại bánh mì này được làm từ 100% lúa mạch đen, giàu chất xơ và không chứa gluten, phù hợp cho những người bị tiểu đường dị ứng với gluten hoặc các chất protein khác. Mỗi ngày, bạn có thể dùng từ 3-4 lát bánh mì cho bữa ăn sáng của bệnh nhân tiểu đường, kết hợp với các loại rau củ quả khác để cân bằng khẩu phần ăn. Bánh mì đen cho người tiểu đường mua ở đâu? Bạn nên mua sản phẩm tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn để đảm bảo uy tín và chất lượng.
2. Bánh mì cho người tiểu đường: Bánh mì Ezekiel
Bánh mì Ezekiel (hay còn gọi là bánh mì hạt nảy mầm) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại bánh mì này chứa ngũ cốc và nhiều loại hạt khác nhau, không qua tinh chế nên giàu vitamin và chất xơ, hàm lượng tinh bột cũng thấp. Vì vậy, loại bánh mì này rất thích hợp cho người tiểu đường có nhu cầu giảm cân, có thể dùng từ 2-3 lát bánh mì Ezekiel vào bữa sáng.
3. Bánh mì nguyên cám cho người tiểu đường
Bánh mì nguyên cám được làm từ lúa mì nguyên cám với nhiều chất xơ, coa màu nâu xám, không mềm, không ngọt và rất “thân thiện” với bệnh nhân tiểu đường. Mỗi ngày, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoảng 60g, dùng cho bữa ăn sáng hoặc các bữa chính.
4. Bánh mì hạt lanh
Bánh mì hạt lanh là loại bánh mì cho người tiểu đường có chứa hàm lượng tinh bột thấp nhưng lại rất giàu chất xơ, acid béo và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Vì vậy, loại bánh mì này rất thích hợp dùng cho người tiểu đường vì vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất lại không làm tăng đường huyết một cách đột ngột. Mỗi ngày, bạn có thể dùng từ 80-100g bánh mì hạt lanh vào bữa sáng hoặc bữa phụ trong ngày.
5. Bánh mì Pita
Tìm hiểu thêm: Thử 6 mẹo sau nếu bạn đang cần giấc ngủ ngon
Bánh mì Pita là loại bánh mì có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, với thành phần chính là các loại bột ngũ cốc nguyên hạt. Vì vậy, loại bánh mì này rất giàu chất xơ và khoáng chất, phù hợp để bổ sung năng lượng cho người bệnh tiểu đường. Mỗi ngày, người bệnh có thể bổ sung 80g bánh mì Pita vào bữa sáng hoặc bữa phụ.
6. Bánh mì cho người tiểu đường: Sandwich ngũ cốc giàu hạt
Loại bánh mì sandwich nào dành cho người bệnh tiểu đường? Một trong các loại sandwich thân thiện với đường huyết phải kể đến sandwich ngũ cốc giàu hạt được làm từ các loại hạt chưa tinh chế như yến mạch, kiều mạch, hạt quinoa, lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, lúa mạch và cám. Loại bánh mì này có ưu điểm là chỉ số GI thấp, giàu chất xơ tự nhiên, thêm vào đó là thành phần vitamin E, kẽm và protein rất dồi dào. Người bệnh nên ăn từ 70-80g vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia lý giải: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
7. Bánh mì yến mạch
Yến mạch nguyên chất là nguồn bổ sung carb calo thấp và giàu chất xơ, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần β-glucan trong yến mạch cũng có lợi cho người bị tiểu đường.
Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường có thể ăn khoảng 80-100g bánh mì yến mạch (tương đương với khoảng 3-4 lát) trong bữa ăn sáng hoặc bữa phụ.
8. Bánh mì nguyên hạt
Bánh mì nguyên hạt là loại bánh mì cho người tiểu đường được làm từ bột mì với nhiều loại hạt khác nhau như hạt óc chó, hướng dương, đậu phộng, lạc, vừng,… Với thành phần chất xơ cao, bánh mì nguyên hạt sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn và ổn định lượng đường trong máu.
Mỗi ngày, ăn khoảng 3-4 lát bánh mì nguyên hạt là phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường, có thể ăn vào bữa sáng hoặc bữa phụ.
Kenshin.vn hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn “bỏ túi” một số loại bánh mì cho người tiểu đường. Bánh mì trắng có thể là một nguồn cung cấp carb “xấu” nhưng nếu thay thế bằng nguyên liệu giàu chất xơ hơn như các loại hạt, ngũ cốc nguyên chất thì một số loại bánh mì vẫn là thực phẩm cung cấp carb có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy nên, hãy đọc kỹ bảng thành phần để lựa chọn loại bánh mì phù hợp và cũng đừng quên định lượng khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường sao cho cân đối nhé!