Đầu mỗi năm học mới, gia đình các em học sinh có thể được khuyến khích tham gia một loại bảo hiểm gọi là bảo hiểm thân thể học sinh. Bài viết này sẽ giúp các phụ huynh có thêm thông tin hữu ích, giải đáp những thắc mắc như bảo hiểm thân thể học sinh là gì, quyền lợi khi tham gia cũng như biểu phí và số tiền mà bảo hiểm chi trả… qua đó đánh giá được lợi ích thiết thực của loại bảo hiểm mình đã tham gia.
Bạn đang đọc: Bảo hiểm thân thể học sinh là gì? Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh
Mời bạn cùng tham khảo trong bài viết sau của Kenshin.vn!
Nội Dung
Bảo hiểm thân thể học sinh là gì?
Bảo hiểm thân thể học sinh là loại bảo hiểm dành cho sức khỏe, thân thể và tính mạng của học sinh trong trường hợp các em gặp phải rủi ro bệnh tật, tai nạn.
Như tên gọi, đối tượng tham gia là học sinh ở nhiều độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề. Trên thực tế, nhiều sản phẩm bảo hiểm cũng dành cho các bạn sinh viên, với tên gọi bảo hiểm thân thể học sinh, sinh viên.
Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, áp dụng cho các trường hợp bệnh tật và tai nạn trong phạm vi bảo hiểm, xảy ra bất kỳ lúc nào trong lãnh thổ Việt Nam.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh
Bạn đang thắc mắc về chế độ bảo hiểm thân thể học sinh, quyền lợi bảo hiểm thân thể học sinh hay mức thanh toán bảo hiểm thân thể học sinh là bao nhiêu? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Tùy vào chế độ bảo hiểm được lựa chọn, những quyền lợi khi tham gia loại hình bảo hiểm này của học sinh bao gồm: chi phí điều trị, trợ cấp điều trị, bồi thường thương tật và bồi thường số tiền bằng mệnh giá bảo hiểm nếu xảy ra tử vong.
1. Bảo hiểm thân thể học sinh chi trả chi phí điều trị
Bạn quan tâm đến mức thanh toán bảo hiểm thân thể học sinh hay chế độ bảo hiểm thân thể học sinh mà loại hình bảo hiểm này có thể chi trả trong trường hợp xảy ra rủi ro?
Trong trường hợp bệnh tật, tai nạn ngoài ý muốn, bảo hiểm thân thể học sinh sẽ chi trả chi phí cấp cứu, điều trị, phẫu thuật, thuốc… trong phạm vi bảo hiểm. Ngoài ra, các em và gia đình còn được hỗ trợ phụ cấp điều trị theo ngày, tối đa không quá 60 – 180 ngày/năm.
2. Bảo hiểm bồi thường nếu xảy ra thương tật
Bao gồm thương tật tạm thời đang được điều trị và thương tật vĩnh viễn. Số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng mệnh giá bảo hiểm, với bảng tỷ lệ chi trả được thể hiện cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Bảo hiểm thân thể học sinh chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm nếu xảy ra tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn
Nếu bệnh tật, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong, gia đình, người thừa kế hợp pháp của học sinh sẽ nhận được số tiền bằng mệnh giá của bảo hiểm.
Nếu trước đó bảo hiểm đã chi trả cho các chi phí điều trị, bồi thường khác, số tiền nhận được sẽ là mệnh giá trừ cho những khoản đã chi trả.
Quyền lợi này vẫn áp dụng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong sau một thời gian (tối đa tùy vào điều khoản bảo hiểm) điều trị đúng hướng dẫn của cơ sở y tế.
Cần lưu ý rằng tổng số tiền chi trả cho một hợp đồng không vượt quá mệnh giá hợp đồng bảo hiểm thân thể đó.
Biểu phí và số tiền bảo hiểm thân thể
Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh tọa
Mức phí bảo hiểm thân thể học sinh cần đóng là bao nhiêu? Biểu phí và số tiền bảo hiểm thân thể phụ thuộc vào lựa chọn của người mua đối với mệnh giá bảo hiểm và các phạm vi bảo hiểm tham gia.
Với đa số các gói bảo hiểm thân thể học sinh hiện có, người mua có thể chọn mệnh giá bảo hiểm trong khoảng từ 1 triệu đến 100 triệu đồng, với thời hạn bảo hiểm 12 tháng.
Tiền phí bảo hiểm = mệnh giá bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm. Ví dụ, một sản phẩm bảo hiểm thân thể học sinh có các phạm vi bảo hiểm A, B, C, D như dưới đây:
- A – chết do bệnh tật hoặc tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm 0.20%)
- B – thương tật do tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm 0.15%)
- C – nằm viện do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm 0.30%)
- D – phẫu thuật do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm 0.10%)
Người mua muốn tham gia các phạm vi A, B, C với tổng số tiền bảo hiểm là 30 triệu đồng. Như vậy phí bảo hiểm sẽ là: 30 triệu x (0.20% + 0.15% + 0.30%) = 195.000 đồng/năm.
Người mua có thể cần đóng thêm phụ phí để mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngộ độc khí gas…
Lưu ý khi mua bảo hiểm thân thể học sinh
>>>>>Xem thêm: Phụ nữ đi tiểu nhiều lần trong ngày: 10 nguyên nhân thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Bạn đang thắc mắc khi mua bảo hiểm thân thể học sinh cần lưu ý gì? Nếu đang cân nhắc về việc mua bảo hiểm học sinh cho con, bạn cần lưu ý 4 điều sau:
1. Thời điểm bắt đầu hiệu lực của bảo hiểm
Thông thường, hiệu lực bảo hiểm cho tai nạn bắt đầu ngay sau khi đóng phí bảo hiểm. Trong khi đó, hiệu lực bảo hiểm cho bệnh tật chỉ bắt đầu sau một khoảng thời gian chờ nhất định, thường là 30 ngày.
2. Những trường hợp không được bảo hiểm thân thể học sinh chi trả
Để đảmbảo việc được hưởng các quyền lợi bảo hiểm thân thể học sinh, bạn cần lưu ý những trường hợp không được bảo hiểm chi trả như sau. Mỗi sản phẩm bảo hiểm thân thể học sinh đều quy định cụ thể về những trường hợp không được bảo hiểm. Danh sách loại trừ bảo hiểm này thường bao gồm:
- Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng
- Tham gia xô xát, trừ khi được chứng minh là hành động tự vệ
- Vi phạm pháp luật
- Tai nạn xảy ra khi sử dụng rượu, bia, chất kích thích
- Điều trị không đúng hướng dẫn của cơ sở y tế
- Các bệnh có từ trước khi bảo hiểm, các bệnh đột ngột (trúng gió, đột quỵ)
- Ngộ độc thực phẩm
- Thiên tai, bạo loạn, nhiễm phóng xạ…
Tuy nhiên, hành động cứu người, cứu tài sản nhà nước và nhân dân, tham gia chống lại các hành vi phạm pháp vẫn thuộc phạm vi được bảo hiểm, được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trách nhiệm của học sinh và bên mua bảo hiểm
Học sinh và gia đình có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân, phòng ngừa rủi ro tai nạn, bệnh tật, cũng như giảm thiểu tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
4. Quy trình yêu cầu bồi thường, hỗ trợ
Các công ty bảo hiểm có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các quy định, quy trình về bồi thường cho người mua. Thông thường, bên mua cần chuẩn bị các loại giấy tờ:
- Giấy yêu cầu chi trả bảo hiểm theo mẫu của công ty bảo hiểm
- Giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm của cá nhân hoặc tập thể có tên học sinh (bản sao)
- Xác nhận tai nạn của nhà trường, chính quyền địa phương hoặc công an nơi xảy ra tai nạn (trường hợp bị tai nạn)
- Các chứng từ y tế: giấy ra viện, bảng kê chi phí điều trị, chứng nhận phẫu thuật…
- Nếu người bảo hiểm mất: giấy chứng tử, chứng nhận quyền thừa kế hợp pháp.
Ngoài ra, việc thông báo về tai nạn, bệnh tật cho công ty bảo hiểm và nộp hồ sơ yêu cầu chi trả đều có thời hạn cụ thể. Người tham gia cần nắm rõ để tránh ảnh hưởng quyền lợi.
Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hoặc từ chối bồi thường (nêu rõ lý do) bằng văn bản trong thời hạn được thỏa thuận theo hợp đồng hoặc không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp phụ huynh và các em hiểu rõ hơn về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh cũng như biểu phí và số tiền bảo hiểm thân thể. Với một khoản chi phí nhỏ, loại hình bảo hiểm dành cho học sinh này có thể giúp gia đình kịp thời khắc phục hậu quả tai nạn, hỗ trợ các em nhanh chóng quay lại học tập.