Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Cách tính thời gian và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Cách tính thời gian và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Cách tính thời gian và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp là sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời khi nhiều người lao động chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hay bị mất việc vì đại dịch Covid-19. Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào là câu hỏi mà những ai đã gia nhập lực lượng lao động từ khá lâu đang quan tâm để biết được quyền lợi mà chế độ này mang lại.

Bạn đang đọc: Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Cách tính thời gian và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Mời bạn cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan được tổng hợp trong bài viết sau của Kenshin.vn.

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

Luật Bảo hiểm xã hội 2006 lần đầu tiên đề cập đến bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, Điều 140 của luật quy định:

“Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.”

Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp được chính thức có hiệu lực từ 1/1/2009. Chính từ thời điểm này, bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng. Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào là năm 2009.

Tuy nhiên những công ty có dưới 10 lao động thì chưa áp dụng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến ngày 1/1/2015 khi Luật Việc làm 38/2013/QH13 có hiệu lực.

Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp

Thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp quyết định số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Để biết bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trong bao lâu, Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

“Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.” (Điều 12)

Cũng tại điều này, “Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, kết hợp với thông tin bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào, người lao động có thể tính được thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình dựa vào việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Cách tính thời gian và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Những trường hợp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mà được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: Thời gian đóng này sẽ được tính vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng trợ cấp, nói cách khác là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.

Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu rất đơn giản. Cụ thể như sau: 

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Số tháng đóng đã hưởng trợ cấp được tính theo nguyên tắc, cứ mỗi tháng hưởng trợ cấp tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào? 

Số tiền đóng là tỷ lệ phần trăm của mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thường được gọi là lương cứng.

Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH, cụ thể như sau: 

Tìm hiểu thêm: 7 cách làm hồng nhũ hoa tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào? Cách tính thời gian và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh rosacea tại nhà

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 2% mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó người lao động và doanh nghiệp mỗi bên đóng 1%.

Lưu ý là mức đóng tối đa bảo hiểm thất nghiệp được quy định kể từ ngày 1/1/2015, nếu lương của người lao động vượt quá:

  • 20 lần mức lương cơ sở (trường hợp chế độ tiền lương do nhà nước quyết định) hoặc
  • 20 lần mức lương tối thiểu vùng (trường hợp chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định)

Thì mốc trên sẽ làm căn cứ để tính mức đóng. (Điều 58 Luật việc làm 38/2013/QH13)

Bảo hiểm thất nghiệp: Tự nguyện hay bắt buộc?

Điều 43 Luật Việc làm 38/2013/QH13 quy định cụ thể:

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc tham gia nhưng chỉ áp dụng cho người lao động trong các trường hợp nêu trên. Ngoài ra, hiện tại nhà nước ta chưa áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện.

Mong rằng cùng với câu hỏi “bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào” và những thông tin liên quan, bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp và quyền lợi của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *