Trong những tháng đầu đời, con yêu dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nếu biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh.
Bạn đang đọc: Bật mí 5 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh vừa nhanh vừa hiệu quả
Một trong những cách tự nhiên để làm sạch khoang mũi của trẻ sơ sinh là làm bé hắt hơi để loại bỏ sự tắc nghẽn và các chất nhầy dư thừa bị tích tụ bên trong. Tuy nhiên, nếu bé vẫn còn khó chịu, bạn có thể áp dụng 5 cách rửa mũi cho bé dưới đây để vệ sinh đường hô hấp của con.
Nội Dung
- 1 1. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
- 2 2. Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh đường mũi
- 3 3. Rửa mũi cho trẻ bằng cách hút đờm dãi ở miệng và họng
- 4 4. Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi
- 5 5. Kê đầu cao hoặc sử dụng máy phun sương
- 6 Câu hỏi thường gặp khi rửa mũi cho trẻ
- 7 Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
1. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Sử dụng chai nhỏ mũi có thành phần muối là lựa chọn an toàn nhất để rửa mũi cho trẻ sơ sinh và thâm chí là trẻ trong độ tuổi tập đi. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý khá đơn giản.
Bạn chỉ cần đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé một chút và nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý. Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ này sẽ giúp giảm hiện tượng nghẹt mũi và thông đường thở cho bé tốt hơn.
2. Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh đường mũi
Các sản phẩm như ống cao su xịt mũi hoặc máy hút mũi có thể loại bỏ hiệu quả chất nhầy khỏi mũi bé. Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh dưới 3 – 6 tháng tuổi, bạn hãy dùng dung dịch isotonic (cùng một nồng độ muối như chất lỏng trong cơ thể) vì tính nhẹ dịu.
Ở những bé lớn hơn, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa hypertonic (có nồng độ muối cao hơn so với các chất lỏng trong cơ thể) để rửa mũi cho bé. Hầu hết các loại nước rửa mũi cho bé này đều có thể dễ dàng tìm mua ở quầy thuốc hoặc tự chuẩn bị.
Cách pha dung dịch vệ sinh bằng nước muối
Dung dịch nước muối sẽ làm lỏng và giảm bớt chất nhầy tích tụ dày đặc trong đường mũi của con. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng phương pháp này quá 4 lần/ngày. Cách pha dung dịch rửa mũi:
- Hòa 1/4 thìa cà phê muối với 1 cốc nước sôi
- Để thật nguội
- Chỉ sử dụng dung dịch này trong vòng 3 ngày, sau đó cần thay mới.
Cách nhỏ nước muối vệ sinh mũi cho trẻ
- Đặt trẻ nằm yên, để đầu con cao hơn một chút
- Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi bé, đợi 30 – 60 giây
- Nghiêng người con sang một bên để làm ráo mũi, lấy khăn giấy thấm nước mũi
- Nhẹ nhàng lau xung quanh lỗ mũi mà không xâm nhập sâu vào lỗ mũi. Làm sạch ống nhỏ sau mỗi lần sử dụng.
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách bằng ống bơm, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Đặt bé ở tư thế ngồi. Bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm
- Đặt đầu ống bơm ngay bên trong lỗ mũi nhưng không đưa vào quá sâu. Thả tay cầm áp để hút chất nhầy ra
- Đưa ống tiêm ra khỏi lỗ mũi của em bé và thấm chất nhầy bằng khăn giấy
- Vệ sinh ống bơm bằng nước sạch trước khi sử dụng lại.
Cách rửa mũi cho trẻ nhỏ bằng bóng hút mũi
Một số bố mẹ sử dụng dụng cụ vệ sinh mũi cho bé như bóng hút mũi để rửa mũi cho trẻ và cảm thấy sản phẩm ít gây xâm lấn, mang lại hiệu quả cao và dễ sử dụng hơn so với ống bơm. Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh như sau:
- Rửa tay thật sạch trước và sau khi rửa mũi cho trẻ
- Đặt bé nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà. Nhờ người giữa bé ở tư thế này hoặc quấn lại bằng khăn, giữ tay bé 2 bên hông
- Nhỏ vào một bên mũi bé 3 – 4 giọt nước muối ( hoặc theo chỉ định của bác sĩ ). Giữ bé ở tư thế này 1 phút.
- Trước khi đưa vòi hút vào mũi bé, bóp xẹp phần bóng bằng ngón cái
- Đưa đầu nhọn của vòi hút vào mũi bé một cách nhẹ nhàng đến khi bịt kín mũi bé.
- Buông nhẹ ngón cái để hút không khí vào lại trong bóng, lực hút sẽ kéo theo chất nhầy của mũi vào trong bóng
- Lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp bóng đẩy bỏ chất nhầy mũi vào mẫu khăn giấy
- Lặp lại từ bước 3 đến bước 7 với bên mũi còn lại. Mỗi bên mũi cần được rửa nhiều lần để lấy sạch chất nhầy
- Lau sạch nhầy mũi bên ngoài quanh mũi bé bằng khăn giấy
- Vệ sinh súc rửa và lau sạch bóng hút mũi bằng nước xà phòng ấm sau mỗi lần sử dụng.
3. Rửa mũi cho trẻ bằng cách hút đờm dãi ở miệng và họng
Tìm hiểu thêm: Ung thư ruột non
Hút đờm dãi ở miệng và họng là phương pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ trong một vài trường hợp như:
- Nếu chất nhầy không thể lấy ra bằng ống xy-lanh hoặc máy hút
- Nếu trẻ nhỏ thở có âm thanh bất thường
- Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn
- Nếu trẻ gặp khó khăn khi đồng thời phải thở và ăn
Bác sĩ sẻ đổ dung dịch nước muối rửa mũi vào ly. Dùng một ống có kết nối với thiết bị hút hút dung dịch nước muối rửa mũi vào ống, dùng công tắc để giữ nước lại. Sau đó, từ từ luồn ống này vào một bên mũi bé cho đến khi nó chạm vào phần sau của cổ họng. Bật công tắc để nước trong ống chảy ra làm loãng đờm dãi, sau đó hút đờm dãi này vào ống. Cuối cùng, bác sĩ sẽ rút ống ra ngoài. Phương pháp này được tiến hành nhiều lần đến khi con thở dễ dàng hơn.
4. Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi
Đầu tiên, bạn hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong vài phút cho đến khi căn phòng có nhiều hơi nước. Sau đó, ngồi cùng con trong phòng tắm một khoảng thời gian. Phương rửa mũi cho trẻ sơ sinh này này có thể cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, để giúp con thở dễ hơn, bạn nên cho bé uống nhiều nước và dùng máy xông hơi. Bằng cách này, dịch nhầy sẽ trở nên loãng và dễ bị trục xuất ra ngoài hơn. Đây cũng cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất hiệu quả.
5. Kê đầu cao hoặc sử dụng máy phun sương
Khi trẻ sơ sinh bị khó thở, bạn hãy giúp bé bằng cách để gối đầu của trẻ cao hơn một chút. Ngoài ra, không khí quá khô còn khiến đường hô hấp khó chịu. Do vậy, bạn nên chạy máy phun sương để làm dịu hệ hô hấp của bé.
Câu hỏi thường gặp khi rửa mũi cho trẻ
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho: Bố mẹ nên làm gì? Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?
Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không? Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày? Đây là những băn khoăn phổ biến của các bậc phụ huynh.
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể giúp loại dịch tiết, bụi bẩn bên trong mũi để đường thở thông thoáng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc còn non yếu và nhạy cảm của trẻ.
Do đó, bạn nên rửa mũi cho con yêu nếu:
- Bé có hiện tượng khó thở do dịch nhầy gây nghẹt mũi
- Thở khò khè do chất nhầy
- Dịch mũi đặc quánh, không thể tự chảy
- Trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm…
Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?
Bạn chỉ nên rửa mũi cho con 2 – 5 lần/ngày. Không lạm dụng hút mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.
Có thể rửa mũi cho trẻ trong lúc tắm không?
Bạn có thể làm sạch mũi của bé trong thời gian tắm bằng cách nhẹ nhàng lau bằng tăm bông nhúng nước ấm. Không nên chèn bất cứ vật gì vào lỗ mũi của bé để tránh bất kỳ tổn thương nào có thể xảy ra đối với vách mũi.
Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn cần lưu ý một số điều sau khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh:
- Quá trình vệ sinh nên diễn ra nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng ống bơm. Việc hút chất nhầy quá mạnh sẽ khiến các mô nhỏ bên trong mũi vỡ ra, dẫn đến chảy máu và làm cho tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không nên hút đờm dãi ở miệng và họng quá 2 – 3 lần/ngày để tránh làm mỏng thành mũi, tạo ra tổn thương không đáng có.
- Người lớn phải vệ sinh tay kỹ lưỡng trước khi thực hiện quá trình vệ sinh mũi cho bé bằng cách dùng xà phòng hoặc nước rửa tay khô.
- Đừng lo lắng nếu con hắt hơi trong quá trình rửa mũi, các dung dịch vệ sinh vẫn có thể đi vào lỗ mũi của bé.
- Trong trường hợp trẻ phản ứng mạnh, bạn hãy thử lại sau một thời gian.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng với các loại máy hút mũi, ống bơm. Kiểm tra lực hút của các sản phẩm này bằng cách đặt ngón tay lên đầu hút.
- Sau khi sử dụng, làm sạch tất cả các bộ phận của thiết bị và ống bơm bằng xà phòng hoặc nước ấm.