Bật mí những cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Bật mí những cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Bật mí những cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Thay đổi lối sống lành mạnh là biện pháp điều trị bàng quang tăng hoạt đầu tiên và cũng là cách đơn giản nhất. Tuy vậy, nếu bệnh không thuyên giảm, bạn có thể cần đến những cách chữa trị y khoa. 

Bạn đang đọc: Bật mí những cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Bàng quang hoạt động quá mức, hay bàng quang tăng hoạt, là tình trạng liên quan đến khả năng lưu trữ nước tiểu ở trong bộ phận này. Thông thường, nguyên nhân xuất phát từ vấn đề cơ trong thành bàng quang hoạt động không ổn định, từ đó gây rò rỉ nước tiểu.

Người bị bàng quang tăng hoạt thường có xu hướng:

  • Mắc tiểu đột ngột dù không uống quá nhiều nước, lượng nước tiểu cũng rất ít.
  • Tiểu không kiểm soát
  • Đi tiểu thường xuyên bất thường

Mặc dù tình trạng hoạt động quá mức ở bàng quang không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng các triệu chứng của nó lại gây cản trở đáng kể cho những sinh hoạt cũng như công việc thường ngày. Chính vì vậy, điều trị bàng quang tăng hoạt là điều cần thiết.

Điều trị bàng quang tăng hoạt tại nhà

Thời gian đầu khi bệnh mới được phát hiện, phần lớn bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên áp dụng các cách chữa bàng quang tăng hoạt tại nhà. Chúng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh nếu kiên trì thực hiện.

Bao gồm:

Thực hiện các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Bật mí những cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát bằng những bài tập điều trị bàng quang tăng hoạt, giúp tăng cường nhóm cơ ở các bộ phận như:

  • Sàn chậu
  • Bụng dưới
  • Cơ trung tâm ở bụng
  • Lưng dưới
  • Đùi
  • Hông

Thông thường, những bài tập cơ sàn chậu, hay bài tập Kegel là phổ biến nhất. Ban đầu, bạn cần xác định vị trí cơ sàn chậu bằng cách tưởng tượng mình đang đi tiểu, sau đó nhịn tiểu giữa chừng. Cơ giúp bạn làm điều này chính là cơ sàn chậu. Sau đó, mỗi ngày hãy siết cơ sàn chậu trong 10 giây, rồi lại thả lỏng 10 giây 5 lần liên tiếp. Lặp đi lặp lại càng nhiều càng tốt mỗi khi có thời gian.

Ngoài ra, chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn thực hiện phương pháp phản hồi sinh học cũng rất hữu ích.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Xây dựng lại chế độ ăn uống hàng ngày cho phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn cũng là một cách điều trị bàng quang tăng hoạt và kiểm soát tốt các biểu hiện của bệnh.

Đối với tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, người bệnh nên tránh các tác nhân gây lợi tiểu, bao gồm:

  • Caffeine, ví dụ như cà phê, trà, nước ngọt có gas…
  • Thức uống có cồn: bia, rượu…
  • Thức ăn mặn

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm và đồ uống có vị chua. Nguyên nhân là bởi lượng axit trong chúng có khả năng gây kích ứng niêm mạc bàng quang, khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.

Bên cạnh đó, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như đậu các loại, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt để tránh táo bón. Vì táo bón tác động rất xấu đến chức năng của bàng quang.

Xem thêm >> Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

Kiểm soát lượng nước tiêu thụ

Bật mí những cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Xác định lượng nước tiêu thụ cần thiết trong ngày là một phần thiết yếu trong khi điều trị bàng quang tăng hoạt. Điều này có thể giúp bạn tránh tạo thêm áp lực lên bàng quang, đồng thời vẫn cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Nhiều người tưởng rằng uống ít nước sẽ ít đi tiểu hơn. Tuy nhiên, uống quá ít chất lỏng khiến cho nước tiểu bị cô đặc và nước tiểu này lại gây kích thích cho bàng quang, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Hãy cố gắng không để mất nước, chỉ uống cho tới khi hết khát. Đừng uống nước vào khoảng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng tiểu đêm nhiều lần.

Chiến lược tinh thần trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Một số bác sĩ sẽ giúp bạn lên chiến lược tinh thần nhằm kiểm soát các dấu hiệu bàng quang tăng hoạt hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:

  • Tập luyện bàng quang. Cách luyện tập này chủ yếu dựa trên việc thiết lập các mốc thời gian “ghé thăm” nhà vệ sinh. Ban đầu, hãy nhịn tiểu trong khoảng thời gian ngắn, 15 – 30 phút, sau đó tăng dần cho đến khi đạt mức 3 – 4 giờ mới cần đi tiểu một lần. Điều này giúp bàng quang tăng dần khả năng chứa nước tiểu bằng cách tăng dần thời gian giữa những lần bạn đi vệ sinh.
  • Sử dụng tã cho người có bàng quang hoạt động quá mức. Biện pháp này thường thông dụng với những ca bệnh trung bình hoặc nặng. Việc mặc tã có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ gặp phải “tai nạn” trong thời gian đầu bệnh phát sinh.
  • Viết nhật ký. Ghi lại những triệu chứng bạn gặp phải và quan sát cơ thể mỗi ngày cũng có khả năng giúp bạn xác định những yếu tố khiến bệnh trở nặng, chẳng hạn như ho, hắt hơi, căng thẳng…

Bỏ các thói quen xấu

Tìm hiểu thêm: Sùi mào gà hậu môn là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bật mí những cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả
Thói quen hút thuốc lá ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan nội tạng, từ gan, tim cho đến thận, bàng quang…

Béo phì cũng gây áp lực lên bàng quang và các cơ quan tiết niệu, từ đó khiến bệnh càng trở nặng. Lúc này, thay vì tự do ăn uống, bạn nên có áp dụng một số chế độ ăn kiêng phù hợp để giảm cân.

Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cần ngưng hẳn hoặc thay đổi dần những thói quen sinh hoạt khiến các triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn, bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Nghiện bia, rượu
  • Thường xuyên ăn đồ chiên rán.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng thuốc và phẫu thuật

Nếu các biện pháp khắc phục ban đầu tại nhà không đem lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ sẽ kết hợp thêm các phương pháp khác bao gồm:

Thuốc trị bàng quang tăng hoạt không kê đơn

Nếu bạn muốn biết bị bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì thì sau đây là nhóm thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh lý này.

Thuốc chống co thắt cơ trơn (antimuscarinics) là một trong những nhóm thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt phổ biến nhất. Mục tiêu chính của loại thuốc này là giảm bớt hoạt động của nhóm cơ trong thành bàng quang bằng cách ức chế các thụ thể của chúng. Nhờ đó, cảm giác buồn tiểu cũng sẽ thuyên giảm.

Các loại thuốc chống co thắt cơ trơn thường góp mặt trong toa thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt là:

  • Oxybutynin
  • Solifenacin
  • Tolterodine
  • Fesoterodine
  • Trospium
  • Darifencin

Tương tự những nhóm thuốc điều trị khác, thuốc chống co thắt cơ trơn cũng có nguy cơ đem lại tác dụng phụ cho người uống. Tùy vào thể trạng của mỗi cá nhân mà tác dụng phụ thường xảy ra khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là khô miệng và táo bón. Ở dạng giải phóng kéo dài, như miếng dán hay gel bôi da, có thể ít gây tác dụng phụ hơn. Bác sĩ sẽ kê thêm một số sản phẩm giúp bạn đối phó với những phản ứng không mong muốn này.

Để điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ mãn kinh, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp estrogen âm đạo. Estrogen âm đạo có dạng kem bôi, viên đạn, viên nén hoặc vòng đặt vào trong âm đạo. Liệu pháp này giúp giảm đáng kể triệu chứng bệnh.

Tiêm botox

Bật mí những cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Bấm lỗ tai: Xu hướng làm đẹp được yêu thích lâu đời

OnabotulinumtoxinA (Botox) có khả năng ngăn chặn hoạt động thần kinh trong các cơ của bàng quang, từ đó giảm bớt tần suất co cơ bàng quang nên giảm đi tiểu.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết, khoảng 6% người bệnh sau khi được tiêm botox có thể tạm thời mất khả năng đi tiểu. Vì vậy, bạn sẽ cần chuẩn bị tâm lý đặt ống thông tiểu nếu không may gặp phải tác dụng phụ này.

Kích thích thần kinh

Hai loại dây thần kinh được nhắm tới trong liệu pháp này gồm:

Dây thần kinh kiểm soát bàng quang (thần kinh cùng)

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cấy một thiết bị nhỏ dưới da ở khu vực mông.

Công việc của thiết bị chuyên dụng trên là tạo ra dòng điện với cường độ nhẹ đến dây thần kinh ở vùng lưng dưới chịu trách nhiệm kiểm soát bàng quang, từ đó điều chỉnh nhịp điệu hoạt động của cơ quan này. Cũng chính vì vậy, thủ thuật này còn được gọi là tạo nhịp bàng quang.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp kích thích dây thần kinh kiểm soát bàng quang là bạn sẽ không thể tiến hành chụp MRI cột sống.

Dây thần kinh chày

Kích thích thần kinh chày sử dụng một cây kim mỏng đặt qua da, gần mắt cá chân. Kim được nối với một máy phát tín hiệu. Định kỳ, máy sẽ gửi kích thích điện từ dây thần kinh ở chân (dây thần kinh chày) đến cột sống – nơi nó kết nối với dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Từ đó cải thiện tình trạng kiểm soát bàng quang của cơ thể.

Bạn sẽ cần châm cứu liên tục trong 12 tuần, mỗi tuần một lần. Sau đó, bạn có thể phải duy trì kích thích dây thần kinh chày qua da mỗi 3 – 4 tuần một lần.

Phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt

Trong trường hợp tất cả những liệu pháp điều trị bên trên đều không phù hợp với bạn hoặc không đem đến hiệu quả như mong đợi, bạn chỉ còn một phương án lựa chọn cuối cùng là phẫu thuật.

Hầu hết các phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt đều nhằm mục đích thuyên giảm các triệu chứng nghiêm trọng bằng cách tăng khả năng lưu trữ nước tiểu ở cơ quan này, đồng thời giảm bớt áp lực đang phát sinh tại đây.

Phẫu thuật có 2 loại:

  • Tăng dung tích bàng quang: sử dụng các mảnh ruột để thay thế một phần bàng quang. Sau đó, bạn có thể phải sử dụng ống thông tiểu liên tục trong suốt phần đời còn lại.
  • Cắt bỏ bàng quang: Trong tình huống tệ nhất, bạn có thể sẽ cần cắt bỏ bàng quang. Thay vào đó, bạn sẽ thực hiện thêm thủ thuật tạo hình bàng quang hoặc tạo đường thoát nước tiểu ra một túi nằm ở ngoài da.

Tóm lại, bạn có thể điều trị bàng quang tăng hoạt bằng những biện pháp đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống hay thực hiện các bài tập cho cơ quan này tại nhà. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nghiêm trọng, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp từ thuốc kê toa hay thậm chí là phẫu thuật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *