Bé cưng tròn 2 tháng bước sang tuần đầu tiên của tháng thứ ba (9 tuần) là cột mốc phát triển rất quan trọng. Trẻ 9 tuần bắt đầu có thể phản ứng được nhiều hơn với môi trường xung quanh cũng như tương tác với ba mẹ bằng cách nở nụ cười hoặc nhìn chăm chú. Vì vậy, trong giai đoạn này, bạn nên trò chuyện với con nhiều hơn để giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Bạn đang đọc: Bé 9 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ lưu ý gì trong giai đoạn này?
Bài viết sau của Kenshin.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về sự phát triển của một em bé 9 tuần tuổi, những lưu ý ba mẹ cần biết khi nuôi con trong giai đoạn này, bao gồm cả việc chủng ngừa cho bé để giúp con được bảo vệ và lớn lên khỏe mạnh.
Nội Dung
Hành vi và phát triển
Bé 9 tuần phát triển như thế nào?
Vào tuần đầu tiên của tháng thứ ba, em bé của bạn có thể:
- Cười đáp lại nụ cười của bạn;
- Phân biệt sự khác nhau giữa giọng nói quen thuộc và các âm thanh khác;
- Bắt đầu nhìn sang nơi có tiếng ồn;
- Hòa hợp với môi trường xung quanh tốt hơn;
- Phản ứng lại tiếng chuông theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nhìn chăm chú, khóc hoặc im lặng.
Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?
Một cuộc hội thoại với bé (mặc dù lúc này dường như chỉ mình bạn nói) có thể giúp con bạn phát triển nhận thức. Bé thậm chí còn nhìn theo miệng của bạn khi bạn đang nói chuyện và cảm thấy thích thú với hoạt động của nó. Bạn sẽ bị ngạc nhiên bởi khả năng giao tiếp của bé bằng cách nói ríu rít tạo ra âm thanh, cười hay khóc để thể hiện những nhu cầu khác nhau.
Sức khỏe và an toàn
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Tùy theo tình trạng của bé, số lượng cũng như loại kỹ thuật đánh giá và thủ tục thực hiện sẽ rất khác nhau. Nhưng bạn có thể dự liệu trước và tham khảo ý kiến bác sĩ về những vấn đề sau:
- Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, chiều cao và kích thước đầu của bé để chắc chắn rằng bé đang phát triển với tốc độ thích hợp.
- Kiểm tra thị lực, thính giác, tim và phổi của bé, kiểm tra bé từ đầu đến chân, trước ngực và sau lưng, đảm bảo bé khỏe mạnh và đạt được các mốc phát triển.
- Bạn nên cho bé tiêm phòng các vắc xin sau đây: viêm gan B, bại liệt; bạch hầu, uốn ván và ho gà, viêm gan, phế cầu khuẩn, nhiễm trùng tai và viêm màng não; tiêu chảy cấp do vi rút Rota (nhiễm qua đường miệng) để ngăn ngừa các nguyên nhân thông thường gây nên chứng tiêu chảy nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm: Khám phá ngay sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Mẹ nên biết những gì?
Tiêm chủng cho bé 9 tuần tuổi
Nhiều bậc cha mẹ có thể nghe nói nhiều về những rủi ro hơn là những lợi ích mà việc tiêm chủng mang lại. Nhưng các bác sĩ sẽ khẳng định với bạn rằng: đối với hầu hết trẻ sơ sinh, tiêm chủng rất có lợi bởi tiêm chủng sẽ bảo vệ bé an toàn khỏi các bệnh dễ gặp phải.
Tiêm chủng hoạt động dựa trên cơ chế sau: khi ta tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh đã bị làm yếu/đã chết hoặc tiếp xúc với các chất độc hại đã trở nên vô hại sau khi được xử lí nhiệt hoặc xử lý hóa học, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể. Các kháng thể này sẽ phát triển nếu cơ thể bé bị nhiễm bệnh. Chúng được trang bị bằng một bộ nhớ đặc biệt của hệ thống miễn dịch, sẽ nhận dạng và tiêu diệt các vi sinh vật cụ thể nếu chúng tấn công cơ thể trong tương lai.
Dù cho tiêm chủng cứu hàng ngàn sinh mạng trẻ em mỗi năm, loại hình phòng bệnh này vẫn không hoàn hảo. Hầu hết trẻ em có thể bị chút phản ứng nhẹ với vắc xin, một số trẻ khác lại trở bệnh, một số trường hợp khác lại trở bệnh rất nghiêm trọng. Một số loại vắc xin trong những trường hợp hi hữu còn gây ra tổn thương vĩnh viễn, thậm chí là tử vong ở trẻ sơ sinh. Để hạn chế rủi ro, hãy tham khảo và áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây để đảm bảo rằng bé 9 tuần tuổi luôn được tiêm chủng an toàn:
Tìm hiểu thêm: Dính thắng lưỡi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phổi Trung ương
Mặc dù rất hiếm trường hợp bé có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm chủng, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé có bất kì dấu hiệu nào sau đây trong vòng hai ngày sau khi tiêm:
- Sốt cao trên 40°C;
- Khóc kéo dài hơn ba giờ;
- Động kinh/co giật tuy bình thường triệu chứng này là do sốt và không nghiêm trọng;
- Động kinh hoặc có hành vi bất thường trong vòng bảy ngày kể từ ngày tiêm;
- Dị ứng (sưng miệng, mặt, hoặc cổ họng; khó thở; phát ban ngay lập tức);
- Bơ phờ, phản ứng chậm, buồn ngủ quá mức.
Nếu bé có một trong các triệu chứng trên sau khi tiêm, hãy đưa bé đi khám bác sĩ đồng thời hãy thu thập và đánh giá những thông tin này để có thể giúp giảm thiểu rủi ro sau này.
Mối quan tâm của mẹ
Những điều mẹ cần quan tâm là gì?
Cho bé bú bình
Một số bà mẹ cho bé bú bình để thỉnh thoảng họ có được một buổi chiều hoặc buổi tối rảnh rỗi. Lý do có thể là vì họ phải đi làm lại trở lại hoặc vì bé tăng cân chậm nếu chỉ bú sữa mẹ.
Cho dù bạn không có kế hoạch cho bé bú bình thường xuyên, hãy vắt và giữ lạnh sáu bình sữa mẹ để đề phòng những trường hợp bất đắc dĩ. Việc này sẽ cung cấp cho bé một nguồn sữa dự trữ phòng khi bạn bị bệnh, đang tạm thời dùng thuốc và thuốc uống có thể sẽ ảnh hưởng đến sữa của bạn hoặc bạn có công việc gấp cần đi xa vài ngày. Đừng quá lo lắng nếu con bạn chưa bao giờ bú bình bởi hương vị sữa mẹ gần gũi sẽ giúp bé bú bình dễ dàng hơn.
Một số trẻ 9 tuần không gặp phải khó khăn gì khi chuyển từ bú mẹ qua bú bình và ngược lại. Nhưng hầu hết các bé sẽ thích nghi tốt hơn nếu bạn kéo dài thời gian cho bé bú sữa mẹ trong ba tuần, tốt nhất là năm tuần đầu của bé. Việc cho bé bú bình sớm có thể cản trở việc bú mẹ bởi bé có thể nhầm lẫn giữa vú mẹ và núm vú. Một lý do khác là bú mẹ và bú bình cần các kĩ thuật khác nhau. Tuy vậy nếu cho bé bú bình trễ hơn thời điểm này, nhiều bé sẽ từ chối bú bình vì đã quen thuộc với việc bú mẹ.
Bú sữa mẹ rất tiện lợi ở một điểm là bé sẽ bú khi bé muốn chứ không phụ thuộc vào việc bạn cho bé uống bao nhiêu sữa. Vì thế ngay khi bạn bắt đầu cho bé bú bình, trở ngại đầu tiên chính là xác định lượng sữa mà bé cần. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trong trường hợp này, bởi mỗi bé khác nhau ở từng độ tuổi sẽ có các nhu cầu dinh dưỡng hết sức khác nhau.
Nếu công việc của bạn buộc bạn phải bỏ qua hai cữ cho bé bú trong ngày, hãy chuyển sang cho bé bú bình. Bạn nên bắt đầu việc cho bé bú bình ít nhất hai tuần trước khi đi làm lại. Hãy cho bé một tuần để làm quen với bú một bình mỗi ngày trước khi chuyển sang bú hai bình mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp bé mà còn giúp cả cơ thể bạn dần thích nghi với thay đổi nếu bạn dự định sẽ cho con bú bổ sung sữa bột. Lượng sữa của bạn sẽ giảm dần và sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi trở lại làm việc.
Nếu bạn dự định thỉnh thoảng mới cho bé bú bình thì việc vắt sạch sữa ở cả hai bên vú trước khi đi ra ngoài sẽ làm giảm các vấn đề về căng sữa và rò rỉ sữa. Hãy chắc rằng bé không được cho ăn quá gần thời gian bạn quay trở lại bạn có thể cho bé bú ngay khi về tới nhà nếu lúc đó bạn đang bị đầy sữa.
Nụ cười đầu tiên của bé
Nếu con bạn không cười với bạn, đừng quá lo lắng. Ngay cả những đứa trẻ hạnh phúc nhất cũng không cười giao tiếp thật sự cho đến khi bé đủ sáu hoặc bảy tuần tuổi. Và một khi bé bắt đầu mỉm cười, bé chỉ cười một cách ngẫu nhiên chứ không phải với cụ thể một ai. Bạn sẽ có thể phân biệt nụ cười thật sự của bé với các nụ cười ngẫu nhiên đó bằng cách quan sát cách bé vận dụng toàn bộ gương mặt để cười không phải chỉ dùng miệng. Mặc dù bé không thực sự cười cho đến khi bé sẵn sàng, bé sẽ cười với bạn sớm hơn nếu bạn trò chuyện với bé, chơi đùa và ôm ấp bé nhiều hơn.