Bé bị đau mắt đỏ phải làm sao? Cẩm nang chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Bé bị đau mắt đỏ phải làm sao? Cẩm nang chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Bé bị đau mắt đỏ phải làm sao? Cẩm nang chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học thường rất dễ lây bệnh đau mắt đỏ nếu trong lớp con học có trường hợp mắc bệnh. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bạn cần phát hiện sớm và xác định chính xác nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Bé bị đau mắt đỏ phải làm sao? Cẩm nang chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Vậy, trẻ bị đau mắt đỏ nên được chăm sóc như thế nào khi hiện nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị? Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Những chia sẻ sau đây của Kenshin.vn sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích.

Đau mắt đỏ ở trẻ em là bệnh gì?

Đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng tổn thương lớp màng mỏng của mắt (kết mạc). Đây là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan nhanh chóng nên rất dễ khởi phát thành bệnh dịch. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường bùng phát vào mùa mưa, khi độ ẩm không khí tăng lên.

Trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ thường nặng và khó điều trị hơn do trẻ hay lấy tay dụi mắt để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Việc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh (nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng…).

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau mắt đỏ

Trẻ bị đau mắt đỏ thường có các triệu chứng sau:

  • Đỏ mắt: Viêm kết mạc làm cho các mạch máu nổi rõ, dễ nhìn thấy hơn trên lòng trắng của mắt. Trẻ bị đau mắt đỏ do virus thường bị đỏ ở một mắt và sau đó lan sang mắt còn lại.
  • Chảy nước mắt thường xuyên: Chảy nước mắt nhiều thường gặp hơn ở bé bị đau mắt đỏ do virus.
  • Kích ứng, nóng rát và cảm giác có dị vật: Mắt có cảm giác khó chịu, đau nhức, nóng rát liên tục như có vật gì đó lọt vào mắt là dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ em.
  • Ngứa dữ dội: Nếu thấy trẻ dụi mắt thường xuyên, đó là do bé đang cố gắng giảm ngứa và kích ứng mắt do đau mắt đỏ gây ra. Ngứa dữ dội có thể phổ biến hơn khi nguyên nhân gây đau mắt đỏ là do dị ứng.
  • Sưng kết mạc: Mắt có biểu hiện sưng tấy bên trong hốc mắt do viêm kết mạc là dấu hiệu trẻ bị đau mắt đỏ.
  • Có mủ trong mí mắt: Mủ thường gặp hơn khi bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em do vi khuẩn gây ra. Mủ quá nhiều có thể chảy ra khỏi khóe mắt.
  • Lông mi có ghèn: Nếu nhận thấy mắt trẻ tiết ra nhiều ghèn, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, rất có thể là bé đã bị đau mắt đỏ.
  • Khó mở mí mắt: Nếu có mủ và ghèn ở mí mắt thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc mở mắt. Lúc này, mí mắt của bé sẽ xuất hiện nếp nhăn kèm theo mủ chảy ra giữa mi mắt.
  • Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em

    Tìm hiểu thêm: Chu vi vòng đầu thai nhi: Chỉ số quan trọng ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé

    Bé bị đau mắt đỏ phải làm sao? Cẩm nang chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

    >>>>>Xem thêm: 6 lý do vì sao bạn bị rụng tóc nhiều

    Trẻ bị đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương, đeo kính sát tròng, dị ứng hay do nhiễm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng…

    1. Trẻ bị đau mắt đỏ do virus

    Viêm kết mạc do virus thường tồn tại đồng thời với cảm lạnh thông thường. Trong đó, virus Adeno là nguyên nhân gây viêm kết mạc thường gặp nhất và dễ khởi phát thành dịch. Nguyên nhân là vì virus này có thể lây lan một cách nhanh chóng.

    Bên cạnh đó, Herpes simplex cũng là một loại virus có thể gây đau mắt đỏ ở trẻ em. Đau mắt đỏ do virus ít phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh nhưng trẻ lớn hơn lại dễ mắc bệnh này.

    2. Đau mắt đỏ ở trẻ em do vi khuẩn

    Ngoài virus, trẻ bị đau mắt đỏ còn có thể là do một số loại vi khuẩn như staphylococcus, streptococcus, haemophilus… Viêm kết mạc do vi khuẩn phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh được vài ngày đến vài tuần tuổi.

    Nếu là do nguyên nhân này, mắt bé sẽ có một số dấu hiệu như đỏ, xốn, tiết dịch trong suốt hoặc màu xanh lá cây hay màu vàng (như mủ). Khi bé ngủ, những dịch này có thể đóng thành lớp vảy cứng và làm cho hai mí mắt dính lại với nhau.

    3. Bé bị viêm kết mạc do chất kích ứng

    Bên cạnh các tác nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em như virus và vi khuẩn, thì khói, bụi và hóa chất bay hơi cũng là những nguyên nhân phổ biến gây viêm kết mạc kích ứng.

    4. Trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng

    Viêm kết mạc dị ứng xảy ra do phản ứng của cơ thể với chất gây dị ứng, như phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, lông thú cưng và một số loại thuốc… Đau mắt đỏ dị ứng thường phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh mắc bệnh dị ứng như bệnh chàm, hen suyễn…

    Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em có nguy hiểm không?

    Trẻ có thể bị đau mắt đỏ do tiếp xúc với bạn bè hay những người xung quanh bị mắc căn bệnh này. Đôi khi, bệnh xảy ra là do trẻ dùng chung khăn tắm, đồ chơi với trẻ bị bệnh hoặc đơn giản là do trẻ cầm nắm những vật dụng bị dính dịch tiết có chứa virus, vi khuẩn gây bệnh.

    Người bị bệnh đau mắt đỏ thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt…

    Cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà

    Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh đau mắt đỏh hay vaccin phòng ngừa. Việc điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại sự hoạt động của virus:

    1. Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ

    Mắt là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Do đó, khi thấy trẻ bị đau mắt đỏ, bạn không nên tự ý nhỏ thuốc hay đắp các loại lá cây theo lời đồn.

    Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc nhỏ mắt của người khác cho trẻ mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì mỗi người sẽ phù hợp với các loại thuốc khác nhau và tình trạng tương tác thuốc cũng khác nhau.

    Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý 0,9% hay các loại nước mắt nhân tạo để làm sạch mắt và nhanh chóng đưa trẻ đi khám. Nếu trẻ bị đau mắt đỏ do nhiễm virus, các triệu chứng của bệnh sẽ tự khỏi từ 1 đến 3 tuần. Còn nếu trẻ bị đau mắt đỏ là do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc cho bé uống.

    2. Bé bị đau mắt đỏ phải làm sao? Lau rửa mắt thường xuyên

    Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mỗi ngày bạn nên lau rửa ghèn, gỉ mắt cho con ít nhất 2 lần bằng khăn ẩm hoặc gạc hay bông sạch.

    Lau mắt cho trẻ theo nguyên tắc từ trong ra ngoài và mỗi bên mắt cần dùng khăn, gạc riêng. Sau khi lau xong, bạn nên vứt bỏ gạc/bông, không dùng lại, còn với khăn thì bạn cần giặt sạch, luộc qua với nước sôi, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc ủi nóng để tiêu diệt vi khuẩn bám trên khăn.

    3. Cách chữa đau mắt đỏ ở trẻ em: Cho trẻ đeo kính để tránh bụi bẩn bay vào mắt

    Trẻ đau mắt đỏ phải làm sao? Nếu trẻ bị đau mắt đỏ, bạn nên cho trẻ đeo kính thường xuyên để hạn chế tình trạng mắt tiếp xúc với khói bụi khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

    Ngoài ra, việc cho trẻ đeo kính còn giúp hạn chế tình trạng trẻ thường xuyên dùng tay dụi lên mắt. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại kính phù hợp, đảm bảo an toàn cho mắt của trẻ.

    4. Tránh lây lan sang cả hai mắt

    Nếu trẻ chỉ bị đau một bên mắt, bạn cần chú ý giữ vệ sinh cẩn thận, tránh để virus gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với bên mắt còn lại. Để làm được điều này, bạn nên tránh dùng một lọ thuốc để nhỏ cả hai bên mắt, dùng bông gòn vệ sinh từng bên mắt riêng lẻ. Trước và sau khi vệ sinh mắt cho trẻ, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn.

    5. Hạn chế cho trẻ bị đau mắt đỏ tiếp xúc với mọi người

    Trẻ bị bệnh cần được cho nghỉ học ở nhà, không đến những nơi công cộng để tránh lây lan. Ngoài ra, bạn cũng không nên để trẻ ôm, hôn người khác vì bệnh đau mắt đỏ thường lây lan qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…

    6. Chữa đau mắt đỏ cho bé bằng cách tăng cường sức đề kháng

    Đây là việc làm quan trọng nhất bởi điều này có thể giúp trẻ giảm bớt mệt mỏi, ít bị mất sức và bệnh sẽ không có nguy cơ diễn tiến thành những biến chứng nặng nề. Bạn có thể tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ một chế độ ăn khoa học với đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất.

    Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý giữ vệ sinh cơ thể trẻ bằng một sản phẩm chăm sóc da phù hợp để làm sạch bụi bẩn, hạn chế sự phát triển quá mức của các vi sinh vật gây bệnh và tăng cường đề kháng của da.

    Có thể bạn chưa biết

    Đề kháng da là khả năng tự bảo vệ, tự phục hồi của làn da trước những tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng, môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, nhất là vi khuẩn gây bệnh… Đây là một thành phần của hệ miễn dịch sẵn có trên cơ thể mỗi người và là một “vũ khí” vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, việc tăng cường đề kháng da sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể, đảm bảo sức khỏe và giúp bệnh của trẻ không tiến triển tiêu cực.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ em. Trẻ bị đau mắt đỏ cần được điều trị và chăm sóc kỹ lưỡng để tránh những biến chứng không mong muốn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *