Nhiệt miệng là một vấn đề rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bé bị nhiệt miệng thường cảm thấy rất khó chịu, đau nhức, lười ăn uống. Do đó, cha mẹ thường tìm các biện pháp điều trị tại nhà để đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh cho con.
Bạn đang đọc: Bé bị nhiệt miệng: Phương pháp điều trị tại nhà và phòng ngừa tái nhiễm
Những thông tin được tổng hợp dưới đây sẽ đề cập đến các triệu chứng phổ biến của nhiệt miệng. Từ đó, bài viết điểm qua 6 phương pháp tự nhiên mà cha mẹ có thể áp dụng để chữa nhiệt miệng tại nhà cho bé cùng các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng tái phát.
Nội Dung
Các triệu chứng cho thấy bé bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong cuộc sống của trẻ em. Mỗi trẻ có thể cảm thấy những triệu chứng nhiệt miệng khác nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến thường gặp ở bé bị nhiệt miệng là:
- Lúc đầu, bên trong khoang miệng của trẻ đột nhiên xuất hiện một vài đốm tròn, màu trắng, có viền đỏ xung quanh, kích thước khoảng 1-2mm.
- Sau vài ngày, các đốm trắng này lớn dần lên khoảng 6-10mm, rồi vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.
- Trong một số trường hợp, trẻ còn có thể cảm thấy ngứa ran hoặc sưng nóng tại một vị trí bên trong miệng trước khi vết loét nổi lên.
- Các vết loét thường ở bên trong môi, mặt trong của má, trên nướu hoặc trên lưỡi và thường khá nông. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể bị các vết loét miệng lớn và sâu hơn.
- Thông thường, các vết loét nổi lên đơn lẻ. Nhưng đôi khi, tại một vị trí có thể xuất hiện từng cụm từ 2 – 3 vết loét.
- Bé bị nhiệt miệng sẽ cảm thấy khó khăn khi nói chuyện, ăn uống.
- Đau nhức trong miệng tại vị trí của các vết loét, ngay cả khi không ăn uống, nhất là trong 3 – 4 ngày đầu tiên bé bị nhiệt miệng.
- Khi ăn mặn, chua hoặc cay sẽ cảm thấy đau rát vết loét. Điều này khiến trẻ nhỏ thường quấy khóc và biếng ăn. Nhiều bé không thể ăn bất kỳ món gì cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Miệng chảy nhiều nước dãi.
- Nếu viêm loét nặng, trẻ có thể bị sốt, đau đầu hoặc kèm nổi hạch ở cổ.
- Nướu răng có thể bị sưng và chảy máu.
Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Cách chữa nhiệt miệng tại nhà cho bé
Tình trạng nhiệt miệng thường tự hết trong vòng 2 tuần và không để lại sẹo. Một số trường hợp bé bị nhiệt miệng nặng có thể cần thời gian hồi phục lâu hơn. Tuy nhiên, bé bị nhiệt miệng phải làm sao để có thể đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh và giảm các triệu chứng khó chịu cho trẻ? Các bậc phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên dưới đây để chữa nhiệt miệng tại nhà cho bé:
1. Baking soda – Phương pháp điều trị tự nhiên cho bé bị nhiệt miệng
Baking soda (muối nở) có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm có nguy cơ gây loét miệng ở trẻ. Không những thế, muối nở còn giúp trung hòa lượng axit được tạo ra từ các vết loét, cân bằng độ pH, làm giảm cơn đau, từ đó góp phần hạn chế các triệu chứng khó chịu và điều trị tình trạng nhiệt miệng cho bé.
Tạo hỗn hợp sền sệt bằng cách trộn một ít muối nở vào nước với tỷ lệ 1:1. Bôi hỗn hợp lên vết loét, để khô, rồi rửa lại bằng nước sạch hoặc dùng nước súc miệng. Thực hiện phương pháp này ba lần một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Dầu dừa
Mặc dù khá phổ biến trong đời sống hằng ngày nhưng ít ai biết được công dụng chữa nhiệt miệng của dầu dừa. Nhờ có khả năng kháng khuẩn, dầu dừa có thể chữa được vết loét do vi khuẩn gây ra. Đặc tính chống viêm của dầu dừa cũng giúp giảm sưng đỏ và đau. Chỉ cần bôi vài giọt lên bề mặt vết loét và để miệng vết thương se lại, tình trạng nhiệt miệng của bé sẽ được thuyên giảm đáng kể. Lưu ý, không sử dụng dầu dừa cho bé dưới 1 tuổi.
3. Bé bị nhiệt miệng có thể chữa bằng bột sắn dây
Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì? Câu trả lời là cha mẹ hãy cho bé dùng bột sắn dây . Loại thảo dược này nổi tiếng với công dụng làm mát và giải nhiệt cơ thể. Bé bị nhiệt miệng uống bột sắn dây có thể giảm cảm giác đau rát trong miệng và đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh. Cha mẹ có thể pha 1 – 2 cốc nước bột sắn dây cho bé uống mỗi ngày, trong 3 ngày liên tục, để cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ.
4. Mật ong
Nếu bé bị nhiệt miệng và đã trên 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng mật ong để chữa khỏi vết loét và làm giảm cơn đau nhức cho trẻ. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, mật ong có thể hỗ trợ chữa lành vết thương hở một cách nhanh chóng, đồng thời hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương hở. Hãy giúp trẻ bôi mật ong lên những vết loét, để yên trong vài giờ và thoa lại nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả điều trị nhanh chóng.
5. Bé bị nhiệt miệng nên dùng nước muối
Mặc dù vị mặn của nước muối có thể khiến trẻ cảm thấy đau rát và khó chịu, nhưng súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn các vết loét và làm khô các vết thương bên trong miệng. Vì vậy, hãy hòa tan ¼ thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm (250ml) và để bé súc miệng thật kỹ lưỡng. Lặp lại việc này 3 lần mỗi ngày để đẩy nhanh quá trình lành thương.
6. Bột nghệ
Nghệ có công dụng kháng khuẩn, sát trùng, kháng viêm và giảm đau cho những bé bị nhiệt miệng. Những đặc tính này của nghệ có thể giúp chữa lành các vết loét một cách nhanh chóng. Cha mẹ nên trộn một chút bột nghệ vào nước để tạo thành một hỗn hợp đặc, rồi bôi lên vết loét của trẻ mỗi sáng và tối. Ngoài ra, để trẻ nhanh khỏi bệnh, có thể trộn bột nghệ với mật ong và bôi lên vết loét cho bé.
Những cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên được đề cập ở trên rất hiệu quả đối với những bé bị nhiệt miệng nhẹ. Trong trường hợp vết loét sưng to, kèm theo sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết và nổi nhiều vết loét… cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Những điều cần lưu ý để phòng ngừa nhiệt miệng tái lại
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn kiêng gì để mau lành? Đừng bỏ qua bài viết sau
>>>>>Xem thêm: Vai trò của cơ thắt lưng trong đời sống hàng ngày
Mặc dù hầu hết các trường hợp bé bị viêm lợi nhiệt miệng đều có thể tự khỏi hoặc đều được chữa khỏi nhờ các biện pháp tự nhiên tại nhà, nhưng tình trạng này rất thường tái đi tái lại ở trẻ. Vì vậy, hãy lưu ý một số điều sau để phòng ngừa tình trạng bé bị viêm lợi nhiệt miệng tái diễn:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Bên trong miệng chứa rất nhiều vi khuẩn và vi sinh vật. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, những loại vi khuẩn này sẽ sinh sôi và gây ra tình trạng viêm nhiễm và nhiệt miệng. Do đó, cha mẹ nên vệ sinh miệng cho con thường xuyên và đúng cách. Với trẻ lớn, bạn nên hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách và thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm, nước muối sinh lý.
- Hạn chế tổn thương niêm mạc miệng: Những vết trầy xước bên trong miệng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Chính vì thế, cần đảm bảo trẻ đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, không ăn thực phẩm cứng có nguy cơ gây trầy xước bên trong má, lưỡi. Ngoài ra, không để trẻ vừa ăn vừa nói chuyện để tránh tình trạng trẻ cắn vào lớp thịt bên trong miệng.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Tình trạng thiếu dưỡng chất như vitamin, khoáng chất cũng là nguyên nhân khiến bé bị nhiệt miệng. Cha mẹ cần cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ và tránh những thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và những món ăn gây dị ứng cho con. Ngoài ra, thời tiết nóng bức của mùa hè thường dễ khiến bé bị nhiệt miệng. Lúc này, phụ huynh cần bổ sung đầy đủ thêm rau xanh và trái cây trong thực đơn hằng ngày của bé.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những phương pháp chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả từ các nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm, đồng thời giúp bạn biết được cách phòng ngừa tái nhiệt miệng ở trẻ.