Chảy nước mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ em, nhưng nếu bé bị sổ mũi kéo dài thì lại là một vấn đề quan trọng cần được chú ý. Để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, bước đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ em.
Bạn đang đọc: Bé bị sổ mũi kéo dài: 11 nguyên nhân ngỡ không quen mà quen khó ngờ
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin để biết được lý do vì sao bé bị sổ mũi kéo dài.
Trẻ bị sổ mũi thường sẽ tự khỏi sau một thời gian, nhưng nếu triệu chứng này kéo dài thì có thể do nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đơn giản như cảm lạnh hoặc dị ứng, đến nghiêm trọng hơn, như nhiễm trùng xoang. Sau đây, Kenshin sẽ mách bạn 11 thủ phạm phổ biến khiến bé bị sổ mũi kéo dài.
Nội Dung
- 1 1. Bé bị sổ mũi kéo dài do nhiễm trùng
- 2 2. Viêm xoang
- 3 3. Vì sao bé bị sổ mũi kéo dài? Do viêm mũi dị ứng
- 4 4. Viêm mũi không do dị ứng
- 5 5. Nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi kéo dài: Bệnh hen suyễn
- 6 6. Lệch vách ngăn mũi
- 7 7. Bé bị sổ mũi kéo dài do thuốc
- 8 8. Thời tiết lạnh
- 9 9. Dị vật chèn ép khiến bé bị sổ mũi kéo dài
- 10 10. Trẻ chưa biết cách xì mũi
- 11 11. Chế độ ăn có thể khiến bé bị sổ mũi kéo dài
1. Bé bị sổ mũi kéo dài do nhiễm trùng
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phát triển để hoàn thiện. Do đó, bé dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là cảm lạnh, cảm cúm – những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị chảy nước mũi. Nhìn chung, sổ mũi do cảm lạnh, cảm cúm thường khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu trẻ có sức đề kháng kém thì bệnh có thể dai dẳng hơn, khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài hơn.
Ngoài ra, nếu như trong đợt bệnh trước đó, trẻ vẫn chưa khỏi hẳn, mà sau đấy lại mắc thêm một đợt bệnh nữa, thì sẽ khiến bé bị sổ mũi kéo dài, thậm chí là chảy nước mũi dai dẳng mãi nếu không kịp thời tìm hướng khắc phục.
2. Viêm xoang
Viêm xoang cũng là một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng ở mức độ nặng hơn, xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng bên trong xoang (do cảm, dị ứng…) kéo dài. Trong khi cảm lạnh, cảm cúm có thể khỏi trong 1 tuần thì nhiễm trùng xoang có thể kéo dài hơn. Do đó, nếu các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 10 đến 14 ngày, rất có thể là bé bị viêm xoang. Trong trường hợp này, nước mũi của trẻ chảy ra có thể có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
Không chỉ bệnh viêm xoang có thể khiến bé bị sổ mũi kéo dài, chứng phì đại adenoid cũng thế. Adenoid – một trong bốn bộ amidan của cơ thể – là những bó mô bạch huyết nằm trên vòm miệng ở phía sau, nơi đường mũi thông với cổ họng. Ở một số trẻ em, adenoid bị nhiễm trùng mãn tính do vi khuẩn hoặc bị viêm liên tục bởi các chất gây dị ứng. Tình trạng nhiễm trùng này khiến các chất nhầy được sản xuất nhiều hơn và liên tục tiết ra, khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài.
3. Vì sao bé bị sổ mũi kéo dài? Do viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sổ mũi kéo dài. Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, côn trùng cắn… có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch gây viêm khiến cơ thể có biểu hiện giống như bị cảm lạnh nhẹ liên tục. Điều này lý giải vì sao trẻ bị sổ mũi kéo dài. Các triệu chứng dị ứng khác bao gồm:
- Hắt xì
- Nghẹt mũi
- Ho khan
- Phát ban, ngứa, đỏ da
- Ngứa, chảy nước mắt
- Đau đầu và đau mặt
- Cảm giác khó chịu, áp lực sau mắt
- Đau tai và khó nghe
Ngoài ra, vì cảm lạnh và dị ứng có nhiều triệu chứng giống nhau, nên cha mẹ khó có thể xác định rõ nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi kéo dài. Do đó, một mẹo để phân biệt viêm mũi do cảm hay do dị ứng là:
- Thời gian khỏi bệnh: Nếu bé khỏe hơn sau 7-10 ngày, rất có thể đó là bệnh cảm lạnh.
- Thời điểm mắc bệnh: Triệu chứng dường như chỉ xuất hiện sau khi tiếp xúc với một số chất nhất định hoặc trong thời gian thay đổi theo mùa, nguyên nhân có thể là do dị ứng.
4. Viêm mũi không do dị ứng
Bạn đang thắc mắc trẻ bị sổ mũi kéo dài do đâu? Hãy xem xét đến “thủ phạm” mang tên viêm mũi không dị ứng. Thay vì nhiễm trùng hoặc dị ứng, viêm mũi không dị ứng là do một điều gì đó gây khó chịu hoặc kích thích mũi. Một số tác nhân gây viêm mũi không dị ứng do môi trường bao gồm:
- Đèn sáng (kích thích các dây thần kinh trong mắt, từ đó ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong mũi, khiến bé bị sổ mũi kéo dài)
- Thay đổi áp suất khí quyển
- Không khí khô mát
- Khói thuốc lá
- Khói từ chất đốt, nhang đèn…
- Nước hoa
- Thức ăn cay
Các tác nhân này sẽ kích thích mũi, khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn.
5. Nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi kéo dài: Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là căn bệnh khiến trẻ ho có đờm, hắt hơi, thở khò khè, khó thở. Nếu không được kiểm soát, bệnh không chỉ khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Bạn có thể xem thêm:
Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài: Nguyên nhân do đâu, chữa trị thế nào?
6. Lệch vách ngăn mũi
Vách ngăn mũi là đường xương và sụn chia đôi mũi. Có ý kiến cho rằng ít nhất khoảng 80% dân số thế giới có vách ngăn mũi hơi vẹo, nhưng một số người bị lệch nghiêm trọng hơn những người khác, được gọi là lệch vách ngăn mũi. Một số trẻ bẩm sinh đã bị lệch vách ngăn, nhưng những bé khác chỉ bị lệch sau khi bị chấn thương mũi. Dấu hiệu lệch phổ biến nhất là một bên mũi luôn bị sung huyết hơn bên còn lại.
Lệch vách ngăn mũi có thể cản trở sự thoát dịch nhầy được sản xuất tự nhiên bởi các xoang, khiến bé bị sổ mũi kéo dài, hay thậm chí là chảy nước mũi mãn tính hoặc chảy dịch mũi sau. Các triệu chứng khác cho thấy bé bị sổ mũi kéo dài do vách ngăn mũi lệch bao gồm:
- Nhiễm trùng xoang mãn tính
- Khó thở ở một bên mũi
- Ngáy khi ngủ
- Nhức đầu
- Chảy máu mũi
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
7. Bé bị sổ mũi kéo dài do thuốc
Việc sử dụng không đúng cách một số loại thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi không kê đơn có thể khiến tình trạng sổ mũi ở trẻ em trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến việc trẻ bị sổ mũi kéo dài. Nếu lạm dụng những loại thuốc này, cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc vào thuốc. Nghĩa là, bé phải sử dụng thuốc mới có thể ngừng chảy nước mũi được. Một tác hại ngược lại của việc lạm dụng thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi là bé có thể bị lờn thuốc.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn 10 cách đi giày cao gót không đau chân
8. Thời tiết lạnh
Thời tiết lạnh đôi khi có thể kích thích phản ứng tạo ra chất nhầy trong mũi, khiến bé bị sổ mũi kéo dài trong những ngày lạnh giá, đặc biệt là vào mùa đông. Nếu hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không thể tự chống lại cái lạnh, cơn sổ mũi có thể kéo dài hơn 1 tháng. Do đó, nếu bạn nhận thấy bé thường bị sổ mũi kéo dài trong những ngày trời trở lạnh, hãy đảm bảo bé luôn được giữ ấm.
9. Dị vật chèn ép khiến bé bị sổ mũi kéo dài
Nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài mà không kèm theo các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm, thì nguyên nhân có thể là do một dị vật nào đó bị mắc kẹt trong lỗ mũi của bé. Việc có dị vật chèn ép trong mũi có thể kích thích mũi tiết dịch có mùi hôi.
10. Trẻ chưa biết cách xì mũi
Ở những trẻ bị viêm mũi họng nhưng lại không biết cách xì mũi hiệu quả, tình trạng chảy nước mũi sẽ thường xảy ra. Việc không xì hết nước mũi, vệ sinh mũi không sạch khiến tình trạng viêm mũi có xu hướng tái đi tái lại và ngày càng nặng hơn, dai dẳng hơn, dẫn đến việc bé bị sổ mũi kéo dài.
>>>>>Xem thêm: Tại sao chúng ta lại nói dối?
11. Chế độ ăn có thể khiến bé bị sổ mũi kéo dài
Nếu uống quá nhiều sữa nguyên chất, nguyên kem, nhiều chất béo hoặc ăn quá no, trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như ợ nóng, tăng tiết chất nhầy. Đó cũng là lý do vì sao trẻ bị sổ mũi kéo dài.
Bạn có thể xem thêm:
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Những biến chứng không ngờ
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được 11 nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sổ mũi kéo dài.