Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên: Bình thường hay bất thường?

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên: Bình thường hay bất thường?

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên: Bình thường hay bất thường?

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ mang đến vô vàn những điều mới lạ cho các bậc cha mẹ. Việc từng bước tìm hiểu về nhu cầu, lẫn cảm xúc của con là một chặng đường nhiều thách thức nhưng cũng đầy ý nghĩa. Trong số những tình huống mà cha mẹ có thể gặp trong năm đầu đời của bé thì việc bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là điều không quá hiếm gặp. 

Bạn đang đọc: Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên: Bình thường hay bất thường?

Vậy bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là điều bình thường hay bất thường? Có nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra ngay hay không? Phải làm thế nào để xoa dịu và giúp bé tiếp tục say giấc? Tất cả sẽ được Kenshin bật mí qua bài viết bên dưới, mẹ hãy cùng theo dõi nhé. 

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên: Nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia về nhi khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé khóc thét lên, dù mắt vẫn đang nhắm nghiền khi ngủ. Dưới đây là 4 nguyên nhân thường xảy ra nhất, bao gồm: 

1. Chuyển đổi chu kỳ ngủ khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Mỗi ngày, trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16 đến 20 giờ, chia thành nhiều giấc ngủ ngắn và trong mỗi giấc, bé sẽ ngủ theo chu kỳ cố định gồm giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) và giấc ngủ NREM (Non REM – chuyển động mắt không nhanh). Tuy nhiên, điểm khác biệt so với người lớn là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa các chu kỳ giấc ngủ thường rất nhanh và giấc ngủ REM cũng có thời lượng dài hơn, chiếm khoảng 50% cả chu kỳ ngủ. Lúc này sẽ xảy ra hai tình huống khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là: 

  • Bé đang trong giấc ngủ REM: Cơ thể và não bộ sẽ trải qua một số thay đổi, nên bố mẹ có thể thấy một số hành động của bé như mắt bé chuyển động rất nhiều dưới mí mắt, cử động nhẹ ở tay hoặc chân, giật mình hay khóc trong giấc ngủ. 
  • Bé đang trong thời gian chuyển đổi chu kỳ ngủ: Mỗi chu kỳ ngủ của trẻ thường chỉ kéo dài trung bình khoảng 40 phút, nên nhiều bé sẽ có một khoảng thời gian thức giấc ngắn vào cuối mỗi giấc ngủ. Trong lúc đó, bé có thể khóc trong chốc lát rồi tự ngủ lại hoặc thức và khóc khi vẫn đang nhắm mắt ngủ, rồi tiếp tục ngủ ngoan chứ không tỉnh hoàn toàn.  

2. Thiếu chất

Một số nghiên cứu cho thấy, bé khóc trong lúc ngủ có thể là biểu hiện của việc thiếu vitamin D. Ngoài triệu chứng này, bé còn có thêm một số triệu chứng khác như:

  • Ọc sữa
  • Rụng tóc sau gáy (dân gian gọi là rụng tóc vành khăn hay bị “chiếu liếm”)
  • Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ
  • Chậm mọc răng
  • Chậm lật, trườn

Để phòng ngừa thiếu vitamin D, mẹ có thể thử áp dụng một số biện pháp sau: 

  • Phơi nắng sớm cho bé mỗi ngày
  • Đảm bảo bé bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức 
  • Cho bé uống bổ sung 400 UI vitamin D mỗi ngày. Với biện pháp này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng trước khi cho bé uống, để đảm bảo an toàn cho con. 

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho trẻ đúng liều lượng, đúng cách 

3. Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên do quá mệt mỏi

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên: Bình thường hay bất thường?

Việc không ngủ đủ giấc hoặc thức quá lâu sẽ khiến các bé trở nên mệt mỏi và chảy nhiều nước mắt ngay trước khi chìm vào giấc ngủ. Đây chính là lý do vì sao mẹ nhận thấy bé khóc khi ngủ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vì khi bé quá mệt, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone chống lại sự mệt mỏi, điều này có thể khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn. 

4. Đau do mọc răng

Khi bé chuẩn bị mọc răng và nướu răng bắt đầu nhú lên, sưng đau khiến bé khó chịu, quấy khóc và rên rỉ cả ngày lẫn đêm. Thế nên, nếu bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên hoặc khóc thút thít khi ngủ, mẹ có thể thử kiểm tra, biết đâu một chiếc răng bé xinh đang “đội nướu” nhú lên đấy! 

5. Rối loạn giấc ngủ

Có một sự thật, những nụ cười hoặc tiếng khóc la khi đang ngủ chỉ là hành động vô thức và không phải bé đang gặp ác mộng như bố mẹ vẫn thường nghĩ. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bắt đầu phát triển chứng sợ hãi ban đêm và gặp rối loạn giấc ngủ khi được khoảng từ 2 đến 4 tuổi. Khi đó, bé có thể gặp ác mộng khiến giấc ngủ chập chờn, trở nên rất kích động trong giai đoạn ngủ sâu hoặc khóc vì sợ hãi vào đầu giấc ngủ. 

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên: Điều này có đáng lo không?

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Mổ u nang buồng trứng kiêng quan hệ bao lâu?

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên: Bình thường hay bất thường?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khóc chính cách bé giao tiếp với những người xung quanh. Vậy nên, nhiều ông bố bà mẹ cho rằng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là dấu hiệu cho thấy con đang mắc phải một bệnh lý nào đó và cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về trẻ em, việc trẻ nhỏ thỉnh thoảng khóc trong khi ngủ thường không phải là nguyên nhân đáng báo động, cụ thể:

  • 1 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, hiện tượng khóc khi ngủ xảy ra khá phổ biến, thời gian chuyển đổi giữa các chu kỳ ngủ rất ngắn, thời gian ngủ rất dài và một số em bé dường như có sự nhầm lẫn giữa ngày hay đêm. 
  • 3 tháng tuổi: Bé vẫn đang thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Một số bé đã bắt đầu hình thành lịch trình ngủ đều đặn, nhưng rất khó để ngủ trọn đêm nên đôi khi bé sẽ khóc khi ngủ hoặc thức dậy khóc khi đói. 
  • 3 – 7 tháng tuổi: Một số bé bắt đầu có giấc ngủ dài hơn trước hoặc có thể ngủ xuyên đêm. Mỗi ngày, các bé sẽ có hai giấc ngủ chính là ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ dài vào ban đêm. Trong các giấc ngủ ban đêm, thỉnh thoảng bé vẫn có thể khóc khi đang ngủ. 
  • 7 – 12 tháng tuổi: Hầu hết các bé sẽ ngủ suốt đêm khi được 9 tháng tuổi. Vào khoảng 1 tuổi, một số bé chỉ ngủ một giấc mỗi ngày. 
  • 1 tuổi trở lên: Trẻ mới biết đi cần ngủ 12–14 giờ mỗi ngày, được chia ra giữa giấc ngủ ngắn ban ngày và giấc ngủ ban đêm. Với bất kỳ tình trạng thiếu ngủ nào như thức dậy sớm vào buổi sáng, bỏ lỡ hoặc ngủ trưa ngắn, đi ngủ muộn đều có thể dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi và bé có thể khóc, chảy nhiều nước mắt trong khi ngủ. 

Mặc dù vậy, mẹ cũng cần theo dõi tình trạng khóc đêm của bé và đưa con đi khám khi xuất hiện các triệu chứng sau: 

  • Bé khóc không ngừng và tỏ ra đau đớn, vô cùng khó chịu khi khóc
  • Thói quen ngủ của bé đột ngột thay đổi
  • Tình trạng khó ngủ kéo dài nhiều đêm và cản trở khả năng hoạt động của bé
  • Mẹ gặp khó khăn khi cho bé bú, khiến giấc ngủ bị cản trở như ngậm ti không đúng cách, không đủ sữa cho con bú hoặc lo ngại về độ nhạy của sữa công thức.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ khóc dạ đề là do đâu, cách khắc phục thế nào? 

Bí kíp giúp mẹ xoa dịu khi bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên 

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên: Bình thường hay bất thường?

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Nếu bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, phản ứng tự nhiên thường thấy nhất của các bậc cha mẹ là đánh thức bé dậy, bế bé lên để vỗ về. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lời khuyên dành cho bố mẹ trong trường hợp này là hãy chờ đợi và quan sát bé trong giây lát. Nếu bé chỉ quấy khóc trong giây lát thì có thể bé đang trong quá trình chuyển từ giấc ngủ chập chờn sang giấc ngủ sâu trước khi ổn định trở lại. Điều bạn cần làm là quan sát con mà thôi. 

Tuy nhiên, sau 1 – 2 phút mà bé không thể ngủ lại vẫn khóc, bạn có thể vỗ về bé để con yên tâm hoặc ẵm bé, đặt lên một chiếc giường êm ái hơn. Sau đó hãy thử áp dụng các mẹo sau để dỗ dành bé: 

  • Thử bật tiếng ồn trắng và bắt đầu ru cho bé nghe 
  • Ẵm bé đung đưa nhẹ nhàng, vì một số bé sẽ bình tĩnh nhanh hơn và ngừng khóc.
  • Nếu bé ngậm núm vú giả, thử dùng núm vú giả để giúp bé nín khóc.
  • Thử cho bé nằm gần vú mẹ, vì với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bú mẹ rất dễ chịu, nên việc gần gũi với mẹ sẽ làm giảm nhịp tim và giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, nhằm giúp bé không quá mệt mỏi khi thức quá nhiều, mẹ nhớ rút ngắn các thói quen trước khi đi ngủ, chỉ thực hiện một số hoạt động như thay tã, thay đồ ngủ, thoa kem chống hăm, xoa bóp nhẹ nhàng và đung đưa trong vài phút cho đến khi cơn buồn ngủ. Tất cả thao tác này không nên quá 10 phút. 

Tóm lại, trong những tháng đầu đời, việc bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là hoàn toàn bình thường và không cần quá lo lắng. Hy vọng những thông tin Kenshin cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bố mẹ đỡ lo lắng hơn và hiểu hơn về cách dỗ bé quay lại giấc ngủ nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *