Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ có phải là điều đáng lo?

Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ có phải là điều đáng lo?

Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ có phải là điều đáng lo?

Đổ mồ hôi khi bú mẹ là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn cũng cần hết sức lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.

Bạn đang đọc: Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ có phải là điều đáng lo?

Trẻ đổ mồ hôi đầm đìa khi bú mẹ là lý do khiến không ít bà mẹ lo lắng. Lúc này, hàng ngàn câu hỏi sẽ hiện lên trong đầu bạn như bé có bị sao không? Đổ mồ hôi nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không? Đây có thể  là biểu hiện của bệnh lý nào? Nếu bạn nhìn thấy bản thân mình trong trường hợp trên, hãy cùng Kenshin.vn xem tiếp những chia sẻ dưới đây nhé.

Tại sao bé đổ mồ hôi khi bú mẹ?

Đổ mồ hôi là phản xạ bình thường của cơ thể để làm mát khi thấy nóng. Do đó, bé đổ mồ hôi nhiều khi bú mẹ có thể là do:

1. Tiếp xúc với làn da của mẹ

Việc tiếp xúc da kề da với mẹ trong khi bú có thể làm thân nhiệt của bé tăng lên. Lúc này cơ thể bé sẽ tự động tiết mồ hôi để làm mát. Mồ hôi nhiều hay ít tùy thuộc vào trẻ đang cảm thấy hơi nóng hay nóng quá mức.

2. Hoạt động bú mút

Một lý do khác khiến bé đổ nhiều mồ hôi khi bú mẹ là do hoạt động của cơ hàm dùng để mút sữa. Khi bé đang bú mẹ, cơ hàm hoạt động liên tục và điều này giống như bé đang thực hiện một bài tập thể dục, hoạt động thể dục này sẽ làm nóng cơ thể và gây ra phản xạ tiết mồ hôi để làm mát.

3. Bé đổ nhiều mồ hôi đầu

Khi bú mẹ, phần đầu của em bé là nơi tiếp xúc trực tiếp với làn da nơi bầu sữa của người mẹ. Vùng da này có thân nhiệt cao, nhiệt độ sẽ truyền sang em bé và khiến bé cảm thấy nóng hơn bình thường. Cơ thể bé cưng sẽ phản ứng với điều này bằng cách tiết mồ hôi để làm mát.

4. Mặc quá nhiều quần áo

Một lý do khác khiến bé đổ mồ hôi khi bú mẹ là do bạn cho bé mặc quá nhiều quần áo, thậm chí có mẹ còn cho bé đội mũ, quấn khăn… Điều này có thể khiến bé cảm thấy nóng và cơ thể sẽ tự tiết mồ hôi để làm mát.

5. Không gian bí bách

Bé có thể đổ mồ hôi do môi trường xung quanh quá chật chội, ngột ngạt và không có thông gió. Điều này sẽ khiến bé ra mồ hôi nhiều hơn khi bú.

Ngoài những nguyên nhân này, bé có thể đổ mồ hôi khi bú mẹ do những căn bệnh tiềm ẩn. Nếu bạn thấy bé đổ mồ hôi nhiều đi kèm với những triệu chứng bất thường, hãy đưa bé đi khám ngay nhé.

Tại sao đầu là nơi ra nhiều mồ hôi hơn những nơi còn lại?

Nếu như quan sát kỹ, bạn sẽ thấy đầu bé đổ nhiều mồ hôi hơn những bộ phận khác. Nguyên nhân của điều này là do:

  • Ở trẻ nhỏ, các tuyến mồ hôi ở phần đầu sẽ hoạt động nhiều hơn phần còn lại. Do đó, khi bé cảm thấy nóng, bộ phận này sẽ tiết mồ hôi nhiều nhất.
  • Phần đầu là nơi mọc tóc. Việc bé có mái tóc dày có thể khiến da đầu không được thông thoáng và dẫn đến vùng da ở phần đầu thường nóng bức hơn những vùng da khác trên cơ thể.
  • Nhiệt độ ở phần đầu luôn cao hơn những phần khác trên cơ thể.

Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ có phải là điều đáng lo?

Đổ mô hôi khi bú mẹ cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?

Hầu hết các trường hợp bé đổ mồ hôi nhiều khi bú mẹ đều bình thường, không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng này chỉ khiến bé cảm thấy nóng tạm thời, sau khi bú xong, thân nhiệt sẽ dần được điều chỉnh về bình thường và tình trạng đổ mồ hôi cũng dần được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu bé đổ quá nhiều mồ hôi, mồ hôi hình thành giọt nước nặng hoặc tình trạng đổ mồ hôi không được cải thiện ngay cả khi đã dừng bú mẹ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm như:

1. Hẹp van tim

Đây là một dị dạng bẩm sinh ở van tim, trong đó van tim không phát triển hoặc phát triển kém hơn mức bình thường khiến dòng máu lưu thông qua tim bị giảm. Lượng máu lưu thông giảm sẽ khiến lượng oxy không đủ cung cấp cho cơ thể, em bé cần hít thở nhiều lần hơn. Do đó, trẻ sẽ cảm thấy nóng bức hơn dẫn đến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Ngoài đổ mồ hôi nhiều, bé bị hẹp van tim còn có các triệu chứng như:

  • Da tái xanh nhợt nhạt
  • Mệt mỏi
  • Thở nhanh, thở gấp…

2. Cường giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể khiến bé đổ mồ hôi nhiều hơn mức bình thường. Nếu bé bị cường giáp, bạn sẽ thấy bé đổ mồ hôi nhiều đi kèm với các triệu chứng khác như giảm cân, suy nhược, nhịp tim bất thường và khó ngủ.

3. Sốt

Sốt sẽ khiến thân nhiệt của bé tăng cao và tình trạng đổ mồ hôi nhiều là cách tự nhiên để cơ thể làm mát, hạ nhiệt độ. Có nhiều nguyên nhân gây sốt, đôi khi chỉ là do cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường, nhưng hầu hết các trường hợp là do các bệnh nhiễm trùng khác gây nên, chẳng hạn như viêm tai giữa, viêm họng, viêm phổi…

4. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Một số bé sẽ có nguy cơ cao mắc Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hơn những bé khác. Dấu hiệu thể hiện điều này có thể là bé đổ mồ hôi nhiều khi bú mẹ. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh về mối liên hệ này nhưng theo khảo sát, phần lớn các bà mẹ có con bị SIDS đều nói rằng con họ bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường.

5. Suy tim nặng

Tình trạng này xảy ra khi tim không bơm đủ máu đến các bộ phận của cơ thể. Suy tim khiến oxy trong máu không được cung cấp đầy đủ đến các mô, gây phản xạ tự nhiên là tăng nhịp thở để bù đắp và gián tiếp tạo thành tình trạng tiết mồ hôi quá mức.

Làm thế nào để bé ít bị đổ mồ hôi khi bú mẹ?

Tìm hiểu thêm: Tinh dầu thiên nhiên: Vừa đa năng lại tốt cho sức khỏe!

Bé đổ mồ hôi khi bú mẹ có phải là điều đáng lo?

>>>>>Xem thêm: Bạo lực lạnh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng bé bị đổ mồ hôi khi bú mẹ mà bạn có thể thử:

  • Cho bé bú mẹ trong không gian thoáng mát với nhiệt độ vừa phải. Bật quạt và điều hòa vào mùa hè, giữ lưu thông không khí trong phòng vào mùa đông.
  • Khi cho bé bú, cả bạn và bé nên mặc quần áo mềm, mát, chất liệu cotton. Dù thời tiết lạnh, bạn cũng đừng cho bé mặc quá nhiều hoặc bận những bộ đồ giữ ấm quá dày bởi điều này rất dễ gây kích ứng da và mồ hôi.
  • Không đội mũ hay khăn quàng cổ khi cho bé bú.
  • Nếu cho bé bú ở nơi công cộng và có dùng khăn choàng để che, bạn nên sử dụng áo choàng bằng vải bông để không khí lưu thông tốt.
  • Cắt tóc nếu tóc em bé tốt, dày.
  • Thay đổi tư thế bú, cho bé bú cả 2 bên bầu ngực.
  • Dùng quần áo thoáng mát, tránh các loại chất liệu gây hầm bí như polyester. Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường cao hơn người trưởng thành. Nếu bạn cảm thấy nóng, có nghĩa là con bạn cũng đang cảm thấy nóng thậm chí là nóng hơn.
  • Dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé thường xuyên.
  • Cả bạn và bé không nên mặc quần áo chật trong khi cho bé bú. Điều này sẽ khiến cả hai đổ mồ hôi và khó chịu.

Khi nào cần bé đi khám?

Bạn nên đưa bé đi khám ngay nếu nhận thấy bé có những triệu chứng sau:

  • Vấn đề về hô hấp: Bé thở quá mạnh, quá chậm hoặc thở hổn hển.
  • Mệt mỏi: Bé lờ đờ hoặc buồn ngủ liên tục, ngay cả trong khi bú.
  • Bỏ ăn: Bé bỏ bú.
  • Da hơi xanh: Trong một số trường hợp hiếm gặp, da bé có thể bị sạm màu.

Đổ mồ hôi khi bú là điều khá bình thường đề ở trẻ sơ sinh, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Nếu bé đổ mồ hôi không ngừng hoặc bạn đã thử mọi cách mà tình hình vẫn không cải thiện, hãy đưa bé đi khám ngay.

Ngân Phạm/ Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *