Con yêu bước vào giai đoạn tập đi cũng là lúc bé tò mò khám phá mọi thứ từ thế giới quanh mình và cho đồ vào miệng chính là cách mà bé vẫn thường làm. Bố mẹ cần phải hết sức lưu ý những gì con cho vào miệng nếu không muốn bé bị ngộ độc hay thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Bé hay cho đồ vào miệng phải làm sao? Cách ngăn bé đưa đồ vào miệng
Tò mò và muốn tìm hiểu về mọi đồ vật xung quanh được xem là biểu hiện hoàn toàn tự nhiên khi con chập chững những bước đi đầu đời. Đây cũng là lúc các ông bố bà mẹ cần để mắt đến trẻ vì thói quen khám phá đồ vật và cho đồ vào miệng để ngậm, nhai, hay thậm chí là nuốt. Việc tìm hiểu những biện pháp nhằm bảo vệ con khỏi nguy cơ nuốt phải đồ vật cũng như nuốt nhầm độc là điều vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho con. Tham khảo bài viết sau của Kenshin.vn để biết được nên làm gì nếu bé hay cho đồ vật vào miệng.
Nội Dung
Những đồ vật gì khiến bé muốn cho vào miệng?
Từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách sờ, nắm hay cho đồ vào miệng để xem vị của chúng ra sao. Mặc dù có rất nhiều thứ trẻ có thể cho vào miệng, nhưng dưới đây là những thứ điển hình nhất:
- Côn trùng;
- Quả, hoa, lá và các bộ phận cây khác;
- Cát, bụi bẩn, bùn;
- Phân động vật;
- Mẩu thuốc lá;
- Pin, đồng xu, các chi tiết nhỏ của đồ chơi hay bất cứ vật nhỏ vụn nào;
- Thuốc và các dược phẩm khác;
- Chất tẩy rửa, các chất hóa học làm vườn và vệ sinh nhà cửa.
Bạn có thể xem thêm:
Mách bạn cách dạy trẻ bướng bỉnh siêu “ngọt’ giúp con ngoan hơn
Làm sao để nhận biết trẻ đã nuốt phải vật gì đó?
Trẻ hay cho đồ vào miệng khiến cha mẹ lo lắng vì có những thứ khi trẻ đưa vào miệng không gây nguy hiểm gì, nhưng ngược lại, một số thứ khác có thể khiến trẻ nhiễm độc và cần cha mẹ can thiệp để chữa trị kịp thời.
Việc trẻ nuốt phải đồ vật có thể phát hiện ngay lập tức hoặc cũng có thể phải đợi đến khi xuất hiện các triệu chứng bố mẹ mới phát hiện ra, tùy thuộc vào từng trẻ và vật thể bị nuốt. Bố mẹ nên tìm, ngửi xem có phát hiện chất gì trong miệng trẻ không. Trẻ có thể bị đau bụng hoặc nôn mửa. Nếu có vật lạ mắc trong họng, trẻ sẽ bị nôn, nôn trớ hay đau họng.
Làm gì khi nghi ngờ con nuốt phải chất độc?
Nếu thấy bé cho đồ vào miệng và đồ vật đó lại là một loại chất độc, thì ngay cả khi không chắc chắn là trẻ có nuốt phải hay không, bố mẹ cũng nên tìm đến bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Bố mẹ đừng nên cố làm cho bé nôn ra bởi vì nếu chất lỏng có tính ăn mòn có thể sẽ gây nguy hiểm cho cổ họng khi trào ngược. Phụ huynh cũng không nên cho con uống nước vì như thế có thể làm giải phóng chất độc nhanh hơn. Thay vào đó, hãy giữ bé bình tĩnh, không nên di chuyển nhiều để hạn chế các tổn thương có thể gây ra cho con.
Bạn có thể xem thêm:
Thử ngay 10 cách giúp trẻ ham học hơn để bắt kịp bạn bè
Làm gì để tránh việc con bị nhiễm độc khi cho đồ vào miệng?
Trước khi trẻ biết đi, bố mẹ cần kiểm tra kỹ căn nhà để chắc rằng không bỏ sót một vật nhỏ hay mảnh vụn nào mà con có khả năng đưa vào miệng, kể cả đồ ăn thú nuôi.
Bạn có thể xem thêm:
Bật mí 8 cách dạy con thông minh mà cha mẹ nên áp dụng ngay
Làm gì để ngăn bé cho đồ vào miệng?
Bạn phát hiện ra rằng cái gì bé cũng cho vào miệng, và bạn muốn tìm cách ngăn ngừa tình trạng này? Hãy để Kenshin.vn gợi ý cho bạn một số cách ngăn ngừa tình trạng trẻ cho đồ vào miệng.
Bố mẹ không nên nổi nóng phản đối khi thấy con cho đồ vào miệng, làm như vậy sẽ tránh việc khiến cho trẻ cảm thấy bị tổn thương. Thay vào đó, bố mẹ cần nhẹ nhàng giải thích rằng những vật đó không ăn được. Bé còn quá nhỏ để bạn có thể an tâm hoàn toàn rằng con sẽ hiểu và làm theo. Thậm chí nếu con lớn hơn thì bé cũng không dễ gì tuân theo mọi điều bạn nói nên hãy cứ để con tự bỏ đi thói quen này dần khi khôn lớn.
Khi trẻ đang trong giai đoạn khám phá thế giới thì cách tốt nhất là bố mẹ cho trẻ cầm trong tay những vật vô hại như đồ ăn vặt, đồ chơi hay miếng vải sạch để khi muốn, con có thể cho vào miệng. Quan trọng nhất là bố mẹ phải luôn quan sát bé, giữ cho khu vực vui chơi của trẻ sạch sẽ và an toàn khỏi những tác nhân độc hại.
Bạn có thể xem thêm:
18 kỹ năng sống cho trẻ rèn luyện thói quen tốt, tự lập, sáng tạo
Hy vọng với những chia sẻ trên, bố mẹ đã biết được nên làm gì khi trẻ hay cho đồ vào miệng, từ đó không còn gặp khó khăn khi chăm con giai đoạn tập đi và tìm hiểu mọi thứ xung quanh nữa.
>>>>>Xem thêm: Bác sĩ sẽ chẩn đoán dị ứng thuốc như thế nào?