Cà chua rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Thế nhưng, bé mấy tháng ăn được cà chua và công dụng của cà chua với trẻ nhỏ là gì?
Bạn đang đọc: Bé mấy tháng ăn được cà chua? 7 công dụng của cà chua với trẻ nhỏ
Việc đảm bảo cho con một chế độ ăn giàu dinh dưỡng là điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần lưu ý để giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cà chua là một loại thực phẩm đem đến rất nhiều công dụng tuyệt vời mà bạn nên cho bé ăn. Vậy những công dụng của cà chua là gì, bé mấy tháng ăn được cà chua và cách nấu cà chua cho bé ăn dặm như thế nào là phù hợp?
Nội Dung
Bé mấy tháng ăn được cà chua?
Bạn nên thêm cà chua vào chế độ ăn của bé vì đây là loại quả đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Vậy, bé 6 tháng ăn cà chua được không? Câu trả lời là “Không”.
Thế, bé mấy tháng ăn được cà chua? Độ tuổi thích hợp nhất mà bạn có thể cho bé ăn là khi bé khoảng từ 8 đến 10 tháng. Nguyên nhân là vì trong cà chua có chứa hàm lượng axit cao, khiến dạ dày còn non yếu của trẻ nhỏ không thể xử lý và trung hòa axit, có thể gây loét dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa khác.
Cà chua ít khi gây dị ứng nhưng phụ huynh vẫn nên cẩn thận để phòng tránh trẻ bị phát ban sau khi ăn. Nếu bé bị nổi mẩn xung quanh miệng và mông sau khi ăn cà chua, thì đó có thể là do phản ứng dị ứng với axit có trong loại quả này. Trong trường hợp này, mẹ nên ngừng cho bé ăn cà chua.
Có nên cho trẻ ăn cà chua sống không?
Không chỉ thắc mắc bé mấy tháng ăn được cà chua, nhiều phụ huynh cũng băn khoăn vấn đề có nên cho trẻ ăn cà chua sống không? Lời đáp đến từ các chuyên gia sức khỏe là “Không nên”. Mẹ không nên cho bé ăn cà chua sống vì cà chua sống dễ làm bé dị ứng hơn cà chua đã nấu chín hoặc qua chế biến.
Ngoài ra, khi cho bé ăn cà chua, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Màu sắc và hình dáng của quả cà chua: Cho bé ăn những quả cà chua có màu đỏ hoặc màu da cam, không bị giập hoặc nứt.
- Kiểm tra xem bé có bị dị ứng với cà chua hay không: Một số bé có thể bị dị ứng với cà chua. Do đó, bạn nên quan sát cẩn thận.
- Chế biến cà chua: Do bé vẫn chưa mọc răng đầy đủ nên bạn hãy cho bé ăn cà chua nghiền hoặc súp cà chua để tránh bị mắc nghẹn.
8 công dụng của cà chua đối với trẻ nhỏ
Như vậy là bạn đã biết được bé mấy tháng ăn được cà chua. Tiếp theo đây, cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của quả cà chua đối với trẻ nhỏ.
1. Giàu vitamin A giúp sáng mắt
Quả cà chua có màu đỏ và đỏ cam là do nó có chứa alpha-carotene và beta-carotene. Không những vậy, cà chua còn chứa rất nhiều vitamin A. Đây đều là những chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thị lực của bé.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Ngoài vitamin A, cà chua còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Tỷ lệ trao đổi chất ở trẻ nhỏ thường cao hơn nhiều so với người lớn và điều này làm tăng số lượng các gốc tự do. Nếu số lượng gốc tự do tăng lên thì nguy cơ tổn thương tế bào và DNA sẽ tăng. Chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, giúp bé cưng phát triển khỏe mạnh.
3. Công dụng của cà chua đối với sự phát triển xương của trẻ
Không chỉ quan tâm đến vấn đề bé mấy tháng ăn được cà chua, nhiều phụ huynh còn muốn biết liệu cà chua có tốt cho xương của trẻ không? Câu trả lời là “Có”. Vitamin K có nhiều trong quả cà chua giúp phát triển xương ở trẻ sơ sinh và giữ xương luôn chắc khỏe.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Trong quả cà chua có chứa rất nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch. Công dụng của cà chua này rất quan trọng đối với sự phát triển của bé.
5. Giàu vitamin C
Một quả cà chua cỡ trung bình chứa khoảng 47% lượng vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
6. Công dụng của cà chua với làn da của trẻ
Ăn cà chua thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng sản xuất procollagen, một phân tử giúp làn da của bé luôn mịn màng và trắng sáng.
7. Phòng ngừa nhiễm độc chì
Nhờ chứa hàm lượng lớn vitamin C, quả cà chua giúp giảm nguy cơ nhiễm độc chì từ các nguồn bất thường cho trẻ em.
Một số công thức chế biến các món ăn từ quả cà chua
Tìm hiểu thêm: Top 8 cách trị thâm mông tại nhà an toàn, hiệu quả
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Quế chi có tác dụng gì? Có dùng để chữa cảm cúm được không?
Chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc bé mấy tháng ăn được cà chua. Sau đây, hãy cùng Kenshin.vn chế biến những món ăn dặm với cà chua cho bé.
1. Súp cà chua
Đây là một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng lại vô cùng tốt cho sức khỏe của bé đấy.
Nguyên liệu
- 4 quả cà chua
- Muối
- 1/2 thìa cà phê bơ
- 1/2 chén nước
Cách nấu súp cà chua cho bé ăn dặm
- Bước 1: Rửa cà chua, để ráo, sau đó bỏ hạt và cắt thành từng miếng lớn. Bạn đừng cắt trước khi rửa, vì như vậy sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
- Bước 2: Cho cà chua vào nước, đậy nắp và đun cho đến khi cà chua mềm. Sau đó, bóc vỏ và nghiền với một ít nước.
- Bước 3: Cho bơ vào chảo, thêm cà chua đã nghiền và để sôi khoảng vài phút, thêm một ít muối nếu cần.
- Bước 4: Cho bé dùng súp cà chua.
2. Cách nấu cháo cà chua cho bé
Khi vấn đề bé mấy tháng ăn được cà chua đã không còn là một nỗi trăn trở, hãy cùng Kenshin.vn nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm. Đây sẽ là một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng cho bé.
Nguyên liệu
- 3 quả cà chua chín
- Muối
- 1 thìa cà phê lá bạc hà thái nhỏ
Cách nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm
- Bước 1: Lột vỏ cà chua và cho vào chảo.
- Bước 2: Thêm hai chén nước, lá bạc hà thái nhỏ, muối, đun khoảng 10 phút.
- Bước 3: Tắt lửa, để nguội, sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
- Bước 4: Đổ ra chén và cho bé dùng.
Đọc thêm
5 cách nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm bổ dưỡng, đơn giản
Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Cà chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa khoảng:
- Nước – 94,78g
- Năng lượng – 16 kcal
- Protein – 1,16g
- Carbohydrate – 3,18g
- Canxi – 5 mg
- Chất xơ – 0,9g
Bảo quản cà chua cho bé ăn dặm
Không nhất thiết phải bảo quản cà chua trong tủ lạnh. Bạn có thể để cà chua ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn không nên để cà chua quá lâu mà nên ăn trong vòng vài ngày sau khi mua.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bé mấy tháng ăn được cà chua. Cà chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, trước khi cho bé ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để xem bé cưng nhà mình có thể ăn được hay chưa. Ngoài ra, khi cho bé ăn, bạn nên quan sát các phản ứng dị ứng cũng như lưu ý cách chế biến để tránh tình trạng bé bị mắc nghẹn nhé.