Bé nuốt phải nước hoa có sao không? Xử lý như thế nào an toàn?

Bé nuốt phải nước hoa có sao không? Xử lý như thế nào an toàn?

Bé nuốt phải nước hoa có sao không? Xử lý như thế nào an toàn?

Với sự hiếu kỳ và tò mò của trẻ nhỏ, việc bé nuốt phải nước hoa không phải là một tình huống hiếm gặp. Tuy nhiên, điều quan trọng là phản ứng và xử lý kịp thời của cha mẹ hoặc người chăm sóc trong tình huống này. Bài viết này, Kenshin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách xử lý một cách an toàn và hiệu quả!

Bạn đang đọc: Bé nuốt phải nước hoa có sao không? Xử lý như thế nào an toàn?

Bé nuốt phải nước hoa có sao không?

Ở khía cạnh hóa học, nước hoa là sản phẩm được làm từ những thành phần chính như cồn (alcohol), nước và các phân tử có mùi thơm bốc hơi ở nhiệt độ thường. Trong đó, nồng độ cồn của nước hoa khá cao, có thể chiếm khoảng 20-95%, thường là cồn etylic (ethanol). Về cơ bản, nước hoa không phải là một sản phẩm được tạo ra để uống nên nhiều cha mẹ không tránh khỏi lo lắng, thắc mắc liệu bé nuốt phải nước hoa có sao không?

Đối với vấn đề này sẽ không có câu trả lời cụ thể. Nguy cơ trẻ ngộ độc do nuốt nước hoa thường phụ thuộc vào liều lượng mà trẻ nuốt phải. Điều này nghĩa là nếu trẻ chỉ nếm một chút nước hoa thì gần như là không gặp rủi ro quá nghiêm trọng. Ngược lại, nếu trẻ dung nạp nhiều hơn, chẳng hạn như uống vào một lượng nước hoa thì nguy cơ ngộ độc có thể xảy ra. Đối với trẻ em, dung nạp cồn có trong nước hoa cũng có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu xuống nồng độ thấp và gây nguy hiểm.

Bé nuốt phải nước hoa – Triệu chứng trẻ bị ngộ độc là gì?

Bé nuốt phải nước hoa có sao không? Xử lý như thế nào an toàn?

Khi trẻ nuốt phải nước hoa, các triệu chứng nhẹ được dự kiến có thể là trẻ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn là trẻ bị ngộ độc nước hoa, bạn có thể nhận biết qua các triệu chứng ở trẻ như:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn (có thể kèm theo máu)
  • Chóng mặt, đau đầu, đau họng
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở chậm hoặc thở dốc
  • Nói lắp
  • Khó đi lại bình thường, mất khả năng phối hợp khi chuyển động
  • Lượng nước tiểu quá ít hoặc quá nhiều
  • Nhiệt độ cơ thể thấp, lượng đường trong máu thấp và huyết áp thấp
  • Nghiêm trọng nhất là trẻ có thể co giật và hôn mê.

Song song đó, bạn cần lưu ý rằng trẻ em tiếp xúc với hóa chất độc hại, chẳng hạn như cồn trong nước hoa, rất dễ bị hạ đường huyết. Trẻ thường có các triệu chứng sau đây khi lượng đường trong máu giảm:

  • Cáu gắt
  • Lú lẫn
  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ
  • Yếu ớt.

Bạn nên làm gì nếu bé nuốt phải nước hoa?

Tìm hiểu thêm: Thực hư việc rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bé nuốt phải nước hoa có sao không? Xử lý như thế nào an toàn?

Khi bé nuốt phải nước hoa hoặc dung nạp cồn từ bất kỳ nguồn nào (bia rượu, nước súc miệng, nước rửa tay…), ba mẹ cần “nằm lòng” những điều sau đây để đảm bảo xử lý đúng cách:

  • Đối với trường hợp không nghiêm trọng, bạn hãy cho trẻ uống sữa, nước trái cây hoặc ăn nhẹ để tránh hạ đường huyết
  • Tuyệt đối không tự gây nôn cho trẻ tại nhà để tránh những rủi ro như tổn thương cổ họng, khiến chất độc đi vào đường hô hấp…
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng gọi cấp cứu, cho trẻ nhập viện nếu bé có những triệu chứng ngộ độc như khó thở, thở chậm, nhịp thở không đều, nghẹt thở, nhịp tim nhanh, đau ngực, nôn ra máu, buồn ngủ cực độ, co giật, ngất xỉu…

Đối với trường hợp bé cần được đưa đi cấp cứu, bạn cần chuẩn bị sẵn một số thông tin  sau đây để cung cấp cho bác sĩ nhằm giúp quá trình điều trị được nhanh chóng hơn:

  • Tuổi và cân nặng của trẻ
  • Các triệu chứng, tình trạng sau khi bé nuốt phải nước hoa
  • Trẻ nuốt nước hoa xảy ra cách thời điểm hiện tại là bao lâu
  • Lượng nước hoa trẻ nuốt vào là bao nhiêu
  • Tên sản phẩm, thành phần (nếu bạn có thông tin).

Làm sao để phòng ngừa việc bé nuốt phải nước hoa?

Bé nuốt phải nước hoa có sao không? Xử lý như thế nào an toàn?

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Bị ra máu sau khi đốt lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?

Trẻ nuốt phải nước hoa có thể bị ngộ độc nếu nuốt một lượng nhiều và gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, việc chú ý phòng ngừa luôn là điều quan trọng nhất. Sau đây là một số lời khuyên bạn nên tham khảo để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ:

  • Luôn cất, lưu trữ nước hoa hoặc bất kỳ sản phẩm độc hại nào ngoài tầm với của trẻ. Cách tốt nhất là bạn nên cất nước hoa trong tủ khóa thay vì đặt trên bàn hoặc bất kỳ vị trí nào trẻ chạm đến được.
  • Sau khi sử dụng nước hoa hoặc các sản phẩm khác chứa cồn, bạn cần nhớ cất trở lại trong tủ và không tùy tiện để ở bên ngoài.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với chai nước hoa, nước rửa tay, dung dịch tẩy rửa… như một món đồ chơi.
  • Đối với trẻ lớn hơn và có đủ nhận thức, bạn nên dạy trẻ những sản phẩm nào không thể uống được và dạy trẻ luôn hỏi ý kiến bạn trước khi uống bất kỳ thứ gì.

Nhìn chung, đối với nước hoa hoặc bất kỳ sản phẩm nào không dùng để uống cũng có thể tiềm ẩn rủi ro nếu trẻ nhỏ vô tình nuốt phải. Do đó, biết được cách xử lý đúng, an toàn là những kiến thức bạn không nên bỏ qua. Đồng thời, hãy giữ cho các sản phẩm như nước hoa luôn được bảo quản ở nơi không thể tiếp cận được của trẻ để tránh tình trạng tương tự xảy ra trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *