Bệnh ấu trùng sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn

Bạn đang đọc: Bệnh ấu trùng sán lợn

Tìm hiểu chung

Bệnh ấu trùng sán lợn là gì?

Bệnh ấu trùng sán lợn là tình trạng nhiễm mô do ký sinh gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn Taenia solium. Những nang ấu trùng nhiễm vào não, cơ hoặc các mô khác và gây ra các cơn động kinh khởi phát tuổi trưởng thành ở hầu hết các nước có thu nhập thấp.

Việc ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sẽ gây ra nhiễm sán dây. Nếu bạn ăn trứng sán dây, chúng có thể di chuyển bên ngoài ruột và hình thành các nang ấu trùng trong các mô cơ thể và các cơ quan (nhiễm trùng xâm nhập). Nếu bạn ăn phải ấu trùng sán dây lợn, chúng sẽ phát triển thành sán dây trưởng thành trong ruột (nhiễm trùng đường ruột).

Vòng đời của sán dây lợn trưởng thành có thể là 30 năm trong ký chủ. Nhiễm sán dây đường ruột thường nhẹ, nhưng nhiễm ấu trùng xâm lấn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Triệu chứng thường gặp

Bệnh ấu trùng sán lợn

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột gồm:

  • Buồn nôn;
  • Yếu ớt;
  • Chán ăn;
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Sụt cân do không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Nếu ấu trùng sán dây đã di cư ra khỏi ruột và hình thành các nang ở các mô khác, chúng có thể gây ra tổn thương nội tạng và mô khiến người bệnh gặp những tình trạng:

  • Sốt;
  • Khối nang hoặc u hình sán bò dưới da;
  • Phản ứng dị ứng với các ấu trùng;
  • Nhiễm khuẩn;
  • Dấu hiệu và triệu chứng thần kinh bao gồm co giật.
  • Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Bệnh ấu trùng sán lợn

    Nguyên nhân nào gây ra bệnh ấu trùng sán lợn?

    Nguyên nhân gây ra bệnh ấu trùng sán lợn bao gồm:

    • Nuốt trứng sán dây hoặc ấu trùng. Đây là nguyên nhân chính gây nhiễm sán dây. Nếu bạn ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm phân từ người hoặc động vật nhiễm sán dây, bạn có thể ăn phải trứng sán dây;
    • Nuốt nang ấu trùng trong thịt hoặc các mô cơ. Khi một con vật bị nhiễm sán dây, ấu trùng sán dây sẽ vào trong mô cơ của nó. Nếu bạn ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín con vật bị nhiễm đó thì sẽ ăn phải các ấu trùng, sau đó chúng phát triển thành sán dây trưởng thành trong ruột.

    Bạn có thể quan tâm: Trẻ nhiễm sán dây lợn có nguy hiểm không?

    =

    Nguy cơ mắc phải

    Tìm hiểu thêm: 3 thành phần dinh dưỡng mà phụ nữ tuổi 50 nên bổ sung

    Bệnh ấu trùng sán lợn

    Những ai thường mắc bệnh ấu trùng sán lợn?

    Ấu trùng sán lợn là bệnh rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn?

    Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn, chẳng hạn như:

  • Vệ sinh kém. Không tắm rửa thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vô tình các chất bị ô nhiễm vào miệng;
  • Tiếp xúc với vật nuôi. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở những nơi có phân người và động vật không được xử lý đúng cách;
  • Đi du lịch đến các nước đang phát triển. Nhiễm trùng xảy ra thường xuyên hơn ở những vùng người dân có thói quen vệ sinh kém;
  • Ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín. Trứng sán dây và ấu trùng có trong thịt lợn hoặc thịt bò bị ô nhiễm;
  • Sống trong vùng có bệnh lưu hành. Ở một số vùng lãnh thổ trên thế giới, bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp xúc với trứng sán dây.
  • Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    Bạn có thể quan tâm: Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là gì?

    Điều trị hiệu quả

    Bệnh ấu trùng sán lợn

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn?

    Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn gồm:

    • Phân tích mẫu phân. Đối với nhiễm trùng sán dây đường ruột, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm phân;
    • Xét nghiệm máu. Đối với nhiễm trùng mô, bác sĩ cũng có thể kiểm tra máu của bạn để tìm các kháng thể mà cơ thể đã sản xuất để chống nhiễm trùng sán dây;
    • Xét nghiệm hình ảnh. Một số xét nghiệm chẳng hạn như CT hoặc MRI, X-quang, siêu âm tìm các nang, có thể phát hiện tình trạng nhiễm sán dây xâm lấn.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ấu trùng sán lợn?

    Trong một số trường hợp, nhiễm trùng sán dây không cần điều trị vì sán dây tự ra khỏi cơ thể chúng ta. Nhiều người không nhận ra sự tồn tại của chúng do không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán nhiễm sán dây đường ruột, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để loại bỏ chúng như praziquantel, albendazole, nitazoxanide.

    Một số phương pháp khác dùng để điều trị nhiễm trùng xâm lấn gồm:

    • Thuốc trừ giun sán. Các nang sán dây có thể gây sưng hoặc viêm trong các mô hoặc cơ quan. Do đó, bạn cũng cần toa thuốc có corticosteroid như prednisone hoặc dexamethasone, để làm giảm viêm;
    • Điều trị chống viêm;
    • Điều trị chống động kinh. Nếu bệnh gây co giật, bạn có thể sử dụng thuốc chống động kinh;
    • Đặt shunt. Một loại nhiễm trùng xâm lấn có thể gây ra quá nhiều dịch não tủy, được gọi là não úng thủy. Bạn có thể được đặt một ống vĩnh viễn (shunt) trong đầu để hút dịch não tủy;
    • Phẫu thuật. Những nang này có thể cần loại bỏ tùy thuộc vào vị trí và các triệu chứng của chúng, chẳng hạn như nang phát triển trong gan, phổi và mắt vì chúng có thể đe dọa chức năng các cơ quan.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Bệnh ấu trùng sán lợn

    >>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc ung thư phổi di căn có chữa được không?

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ấu trùng sán lợn?

    Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

    • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay tã và trước khi chế biến thức ăn;
    • Rửa sạch cũng như gọt vỏ các loại rau và trái cây trước khi ăn.

    Bạn nên sử dụng thực phẩm nước an toàn khi đi du lịch ở các nước đang phát triển như:

    • Chỉ uống nước đóng chai hoặc nước đun sôi (1 phút) hoặc nước có ga trong lon hoặc chai;
    • Lọc nước không an toàn thông qua một bộ lọc “chính xác tuyệt đối 1 micron” hoặc nhỏ hơn và hòa tan i-ốt trong nước lọc, bạn có thể tìm thấy bộ lọc “tuyệt đối 1 micron’ ở các cửa hàng cung cấp dụng cụ cắm trại hoặc hoạt động ngoài trời.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *