Bệnh do côn trùng là tình trạng nhiễm trùng do côn trùng mang mầm bệnh gây ra qua các vết đốt, chích trên cơ thể. Vì côn trùng là loài có số lượng lớn nên khả năng một số bệnh bùng thành dịch lây lan cũng rất đáng quan ngại.
Bạn đang đọc: Bệnh do côn trùng gây ra
Bài viết sau sẽ giúp bạn khái quát phương thức truyền bệnh của côn trùng, các triệu chứng đáng chú ý cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh côn trùng cắn.
Nội Dung
Điểm danh những bệnh phổ biến do côn trùng gây ra
Bệnh do côn trùng gây ra là bệnh do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng lây truyền qua vật chủ trung gian là côn trùng tiết túc.
Tiết túc là những động vật đa bào không xương sống, chân nhiều đốt, có cấu tạo đối xứng với lớp vỏ kitin cứng nhưng không liên tục.
Một số côn trùng phổ biến mang mầm bệnh nguy hiểm cho người là:
- Muỗi: loài vật trung gian lây lan virus Zika, sốt vàng da, giun chỉ và sốt rét
- Bọ ve: có thể lây bệnh Lyme và sốt phát ban Rocky Mountain
- Bọ chét ở chuột là nguyên nhân chính gây dịch hạch
- Bọ xít hút máu gây ra bệnh Chagas. Tại Việt Nam đã có nhiều trường hợp bị bọ xít hút máu đốt chích gây nhiễm trùng nặng, lở loét.
- Vết đốt của ruồi cát (muỗi cát) thường mang theo virus, vi khuẩn hay vi sinh vật gây bệnh, có khả năng để lại nhiều biến chứng, nghiêm trọng nhất là tử vong
Cần phân biệt khái niệm bệnh do côn trùng với dị ứng do côn trùng. Dị ứng thường mang tính chất tạm thời và cấp tính, trong khi đó các tình trạng nhiễm trùng do côn trùng mang mầm bệnh có thể hình thành bệnh và để lại biến chứng.
Phương thức truyền bệnh của côn trùng
Đa số côn trùng chích hút máu nhưng đường lây truyền bệnh có nhiều cách:
- Qua nước bọt: truyền Trypanosoma, Rickettsia, ký sinh trùng sốt rét…
- Qua chất bài tiết: Triatoma truyền bệnh Chagas, Pediculus truyền bệnh sốt hồi quy do chấy rận…
- Truyền qua dịch coxa: một số loài ve mềm có tuyến coxa ở vùng bẹn chứa nhiều xoắn khuẩn gây sốt hồi quy
- Phóng thích mầm bệnh trên da: muỗi đốt chích truyền giun chỉ
- Do tiết túc bị giập nát: chấy rận truyền Rickettsia.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh do côn trùng
Bệnh gây ra do côn trùng sẽ có các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại côn trùng đã cắn đốt người bệnh nhưng phổ biến vẫn là:
Sốt
Ớn lạnh
Đau đầu
Đau cơ bắp
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm những phản ứng dị ứng như:
- Khó thở
- Sưng phù họng
- Sưng môi, lưỡi hoặc mặt
- Tức ngực
- Nhịp tim nhanh kéo dài hơn vài phút
- Chóng mặt
- Nôn mửa
Xử trí khi bị côn trùng tấn công
Tìm hiểu thêm: Thịt đông ngày tết ngon khó cưỡng chuẩn vị Bắc dễ làm tại nhà
Ngay khi nhận ra có vết đốt lạ, nếu vùng da vẫn còn xác côn trùng hoặc một phần bộ phận của chúng, hãy chụp lại hình ảnh trước khi dùng nhíp loại bỏ từ từ khỏi da. Cẩn thận không để sót bất kỳ phần nào của côn trùng gây bệnh. Sau đó rửa sạch vùng da này bằng bằng xà phòng và nước. Tránh lau khô bằng cách chà xát, chỉ vỗ nhẹ và dùng cồn (isopropyl alcohol) sát khuẩn. Có thể bôi kem kháng sinh không kê đơn lên vùng bị đốt.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng khác hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám kỹ càng (miêu tả và cho bác sĩ xem ảnh côn trùng đã đốt bạn).
Một số bệnh do côn trùng gây ra có thể để lại biến chứng lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như bệnh Lyme gây đau cơ và mệt mỏi; virus Zika có thể truyền sang thai nhi, gây chứng đầu nhỏ cũng như khuyết tật trí tuệ.
Biện pháp phòng chống côn trùng gây bệnh
Để kiểm soát bệnh do côn trùng, về nguyên tắc cần phải:
- Căn cứ theo đặc thù môi trường và điều kiện sống của côn trùng để lựa chọn các biện pháp diệt phòng thích hợp, hiệu quả
- Duy trì diệt phòng thường xuyên, định kỳ
- Truyền thông, giáo dục và cần sự phối hợp của cộng đồng
Về phương pháp, có thể diệt phòng côn trùng gây bệnh bằng cơ học, hóa học và sinh học:
- Phương pháp cơ học: Bắt diệt và cải tạo môi trường. Phương pháp này không gây ô nhiễm, mang tính chủ động và có hiệu quả bền vững nhưng đòi hỏi cần có thời gian và sự tham gia của cộng đồng.
- Phương pháp hóa học: Có tác dụng nhanh, hiệu lực cao, triển khai được trên diện rộng nhưng tiềm ẩn nguy cơ côn trùng có thể kháng hóa chất cũng như gây ô nhiễm môi trường.
- Phương pháp sinh học: Sử dụng thiên địch, động vật ăn mồi tiêu diệt côn trùng gây bệnh, sử dụng virus hay vi khuẩn gây bệnh cho tiết túc. Phương pháp này không gây ô nhiễm, không độc với người và gia súc nhưng điểm yếu là hiệu lực chưa cao.
- Phương pháp di truyền học: Làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản của côn trùng gây bệnh hoặc làm mất khả năng truyền bệnh bằng cách thay đổi cấu trúc di truyền của chúng.
Cụ thể, để giảm nguy cơ bị côn trùng truyền bệnh, bạn nên:
- Tránh những khu vực um tùm, cỏ cao và bụi rậm
- Mặc quần dài, áo tay dài, mang tất cao và đội mũ nếu cần đến các khu vực này.
- Không mặc trang phục có nhiều màu sắc chói hay nổi bật, nên mặc quần áo sáng màu (như màu trắng) để dễ phát hiện côn trùng hơn
- Sử dụng thuốc xịt côn trùng hoặc tinh dầu đuổi côn trùng
>>>>>Xem thêm: Chấy rận (chí rận) và những điều cần biết và cách phòng tránh
- Kiểm tra cơ thể và da đầu của bạn thường xuyên khi vận động ngoài trời nhằm phát hiện sớm nếu bị côn trùng đốt. Tắm rửa ngay bằng xà phòng sau khi về nhà.
- Chú ý, theo dõi thông báo về các đợt bùng phát dịch. Tránh đi du lịch đến những địa phương đang trong thời gian dịch bệnh hoành hành.
- Thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực sống, phát quang bụi rậm, tránh ứ đọng nước để côn trùng gây bệnh không có nơi trú ngụ, sinh sản.
- Khống chế sự xâm nhập của mầm bệnh từ côn trùng vào người bằng cách xua đuổi, nằm màn, mặc quần áo, giữ vệ sinh cơ thể để tránh chấy rận.
- Đối với bệnh dịch hạch, ngoài diệt bọ chét cần có kế hoạch tiêu diệt chuột bằng cách nuôi mèo, bẫy chuột, thuốc chuột, keo dính chuột…