Bệnh gai đen có nguy hiểm không? Tìm hiểu bệnh gai đen ở người béo phì

Bệnh gai đen có nguy hiểm không? Tìm hiểu bệnh gai đen ở người béo phì

Bệnh gai đen có nguy hiểm không? Tìm hiểu bệnh gai đen ở người béo phì

Bệnh gai đen là bệnh da liễu thường gặp ở những người béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, bệnh dễ nhận biết qua biểu hiện tăng sắc tố, da đốm nâu và sừng hóa ở trên da. Vậy bệnh gai đen có nguy hiểm không, triệu chứng và cách điều trị là gì?

Bạn đang đọc: Bệnh gai đen có nguy hiểm không? Tìm hiểu bệnh gai đen ở người béo phì

Hãy cùng tìm hiểu về bệnh gai đen qua bài viết dưới đây!

Bệnh gai đen là gì?

Bệnh gai đen là bệnh rối loạn da dẫn đến các đốm nâu nhạt đến đen ở các nếp gấp da ở cổ, nách, bẹn và dưới ngực. Các triệu chứng của bệnh trên da trông giống như vết đốm hoặc vết bẩn, tuy nhiên vết đen sẽ dần sần sùi và dày lên (sừng hoá), không rửa hay loại bỏ được.

Bệnh gai đen thường xuất hiện ở những người béo phì hoặc tiểu đường (lành tính).

Triệu chứng bệnh gai đen

Bệnh gai đen có nguy hiểm không? Tìm hiểu bệnh gai đen ở người béo phì

Mức độ bệnh còn tuỳ vào biểu hiện của bệnh khác nhau. Nhiều người thắc mắc cổ bị thâm đen là bệnh gì, thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh gai đen cùng các triệu chứng khác như:

  • Các mảng da sẫm màu, dày lên hoặc có màu nâu xuất hiện.
  • Phổ biến nhất ở các vùng nếp gấp trên cơ thể: Gai đen ở cổ, nách, bẹn, sau gáy, núm vú, quầng vú, âm hộ và đáy chậu ở phụ nữ.
  • Bệnh phổ biến trên bề mặt da và niêm mạc mũi, thanh quản, khoang miệng và thực quản. Đây thường là biểu hiện của gai đen ác tính.
  • Vùng da bị ảnh hưởng có thể bị ngứa, có mùi, trở nên sần sùi và có mùi hôi.

Các triệu chứng có xu hướng phát triển chậm. Nếu tình trạng bệnh tiến triển nhanh thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, mặc dù trường hợp này rất hiếm.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gai đen có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Do béo phì và bệnh tiểu đường: Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến tình trạng kháng insulin là do béo phì, tiểu đường hoặc rối loạn chuyển hóa (như hội chứng chuyển hóa, hội chứng buồng trứng đa nang, loạn dưỡng mỡ toàn thân). Insulin ở nồng độ cao đi qua phần biểu bì da gây kích thích tăng trưởng các tế bào sừng dẫn đến bệnh ban đen.
  • Do thuốc gây ra: Các loại thuốc kem dưỡng da axit nicotinic, thuốc mỡ axit fusidic, insulin tiêm dưới da, thuốc tránh thai, corticosteroid đường uống, nội tiết tố (diethylstilbesterol, testosterone), triazinate và aripiprazole.
  • Yếu tố di truyền và bẩm sinh: Bệnh gai đen ở trẻ em từ yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh, do đột biến trong thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 3.
  • Bệnh gai đen tự miễn: Liên quan đến các tình trạng như lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjögren, xơ cứng bì và viêm tuyến giáp Hashimoto.
  • Các tình trạng nội tiết tố, bao gồm bệnh tuyến giáp, bệnh Addison, suy giáp hoặc các rối loạn tuyến yên khác.

Tìm hiểu thêm: Những cách diệt chấy hiệu quả

Bệnh gai đen có nguy hiểm không? Tìm hiểu bệnh gai đen ở người béo phì

Chẩn đoán bệnh

Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán lâm sàng, bao gồm kiểm tra tiền sử về các tình trạng sức khoẻ, tiền sử gia đình và thuốc men. Sau đó, phương pháp sinh thiết có thể được gửi để phân tích và xác nhận mô bệnh học.

Đặc biệt nếu bệnh khởi phát đột ngột ở người gầy sẽ là cảnh báo đang chú ý về khả năng mắc bệnh ác tính tiềm ẩn. Lúc này bạn cần thăm khám bác sĩ để được phát hiện sớm và điều trị.

Các phương pháp điều trị bệnh gai đen

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp dưới đây chỉ mang tính tham khảo và đều cần có sự chỉ định của bác sĩ, do đó bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn:

  • Giảm cân và điều chỉnh lối sống lành mạnh như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập thể dục để giảm cân và giúp giảm tình trạng kháng insulin và tăng insulin máu.
  • Dừng sử dụng thuốc: Nếu tình trạng bệnh có liên quan đến một số loại thuốc hoặc chất bổ sung mà bạn sử dụng, bác sĩ có thể đề nghị bạn ngừng sử dụng chất đó.
  • Phẫu thuật: Nếu bệnh gai đen do khối u ung thư gây ra, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u do bác sĩ thực hiện sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng trên da.
  • Sử dụng Metformin và rosiglitazone để giảm nồng độ insulin và cải thiện vừa phải các tổn thương.
  • Các chất tẩy sừng: Axit salicylic, axit glycolic hoặc axit trichloroacetic
  • Retinoids tại chỗ: Gel adapalene hoặc kem tretinoin
  • Mài da hoặc liệu pháp laser

Bệnh gai đen có nguy hiểm không? Tìm hiểu bệnh gai đen ở người béo phì

>>>>>Xem thêm: Âm nhạc phát triển trí não cho trẻ sơ sinh

Câu hỏi thường gặp về bệnh gai đen

Bệnh gai đen có lây không?

Câu trả lời là không, bệnh gai đen không truyền nhiễm, không lây lan cho người khác.

Bệnh gai đen có nguy hiểm không?

Bệnh gai đen không có hại, nhưng cần được điều trị để tránh ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên da. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc bóng da, hãy đi thăm khám bác sĩ da liễu để được xét nghiệm để xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Đối tượng dễ mắc bệnh gai đen?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh gai đen, kể cả những người khỏe mạnh. Tỷ lệ mắc bệnh này thường cao hơn ở những người:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh gai đen
  • Người gốc Mỹ bản địa, Châu Phi, Caribe hoặc Tây Ban Nha
  • Người có làn da sẫm màu hơn

Đọc thêm

Thực đơn cho người béo phì giảm cân lành mạnh
Bệnh gai đen do biến chứng bệnh tiểu đường là gì?
8 nguyên nhân gây béo phì khiến bạn gặp nhiều rủi ro
10 tác hại của bệnh béo phì nguy hiểm đến tính mạng
Bơi có giảm cân không? Mẹo bơi giảm cân hiệu quả

Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về bệnh gai đen để từ đó có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *