Bệnh giang mai

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai

Bạn đang đọc: Bệnh giang mai

Các triệu chứng giang mai khi được phát hiện sớm có thể được điều trị dễ dàng qua từng giai đoạn. Tuy vậy, nếu để chậm trễ sẽ gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Định nghĩa

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn lây nhiễm cho da, miệng, cơ quan sinh dục và hệ thần kinh. Nếu được phát hiện sớm, bệnh sẽ được chữa dễ dàng và không gây ra bất cứ tổn thương hay hậu quả nào. Tuy nhiên nếu kéo dài mà không được chữa trị có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến não hoặc hệ thần kinh và các cơ quan khác, bao gồm cả tim.

Những ai thường mắc phải giang mai?

Bệnh có thể lây nhiễm ở mọi đối tượng. Bệnh giang mai ở nam giới ngày càng nhiều trong khi tỷ lệ phụ nữ mắc giang mai đã có phần giảm từ năm 2010. Các bệnh nhân nam mắc bệnh này thường do quan hệ đồng tính.

Triệu chứng và dấu hiệu

Bệnh giang mai

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh giang mai là gì?

Bệnh có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: 

Dấu hiệu giang mai xảy ra 2 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh gồm lở loét (bệnh hạ cam) ở nơi vi khuẩn vào cơ thể. Vết lở loét thường tập trung ở bộ phận sinh dục nhưng cũng có thể xuất hiện ở miệng hoặc trực tràng (hậu môn) nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động tình dục với người bị nhiễm bệnh. Vết lở loét có thể tự lành sau 1-5 tuần.

Giai đoạn 2: 

Nếu không được điều trị, các triệu chứng giang mai giai đoạn 2 sẽ bắt đầu 6-12 tuần sau đó. Giai đoạn này có thể kéo dài âm thầm nhiều năm, các dấu hiệu khi khởi phát thường bao gồm:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Đau khớp
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Phát ban (trên bộ phận sinh dục hoặc miệng, đặc biệt là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân)
  • Đau họng
  • Sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ)
  • Mệt mỏi

Giai đoạn 3:

Bắt đầu khoảng 10-40 năm sau khi bắt đầu nhiễm bệnh. Các triệu chứng giang mai giai đoạn này bao gồm tổn thương tim mạch và não, có vấn đề trí nhớ, tê liệt và vấn đề thăng bằng.

Một số người có thể không gặp bất cứ dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 2 hoặc 3.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám ngay nếu bạn phát hiện các triệu chứng trên hoặc bất cứ bất thường nào ở vùng háng sau khi quan hệ tình dục.

Nguyên nhân

Bệnh giang maiNguyên nhân gây ra giang mai là gì?

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn tên Treponema pallidum gây ra, thường được truyền qua đường tình dục. Trong trường hợp rất hiếm, vi khuẩn có thể được lây truyền qua vết nứt hoặc vết cắt ở da sau khi chạm trúng vết lở loét của người bị nhiễm bệnh. Bệnh không lây qua tiếp xúc bệ ngồi toilet, bể bơi, vòi nước nóng, bồn tắm, mặc chung quần áo hoặc đồ đựng thức ăn.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc giang mai?

Nếu bị nhiễm HIV, bạn sẽ dễ mắc và lây truyền bệnh giang mai hơn. Một lần bệnh không giúp cơ thể miễn dịch với bệnh và bạn vẫn có thể tái nhiễm. Bệnh có thể lây truyền trong 2 giai đoạn đầu của bệnh. Người mẹ mắc bệnh giang mai cũng có thể truyền bệnh sang cho thai nhi.

Điều trị

Tìm hiểu thêm: Kinh ngạc với khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh

Bệnh giang maiNhững thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị giang mai?

Tùy theo từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn một của bệnh giang mai dễ chữa trị nhất và được chữa bằng cách tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh.
    • Nếu bạn ở giai đoạn 2 và 3, bạn cần dùng kháng sinh với thời gian dài hơn.

    Bác sĩ thường xuyên xét nghiệm máu khi điều trị để đảm bảo bạn đã hoàn toàn khỏi bệnh.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán giang mai?

    Bác sĩ chẩn đoán giang mai dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, chủ yếu tập trung vào các cơ quan sinh dục, miệng và hậu môn. Nếu phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ xét nghiệm giang mai bằng cách lấy đi một mẩu mô hoặc dịch từ vết lở để tìm vi khuẩn, bằng cách sử dụng một loại kính hiển vi đặc biệt gọi là kính hiển vi trường tối.

    Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu VDRL để xác định nếu có xuất hiện các kháng thể (các chất được sản xuất ra bởi hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn Treponema pallidum) hay không. Bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị kiểm tra cả người có quan hệ tình dục gần đây với bạn.

    Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

    Bệnh giang mai

    >>>>>Xem thêm: Tập gym có giảm cân không? Bí quyết tập gym giảm cân

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giang mai?

    Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng những lưu ý sau đây:

    • Không được ngưng uống thuốc hoặc tự ý thay đổi liều dùng dù bạn có cảm thấy khỏe hơn cho đến khi bác sĩ cho phép.
    • Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai, tránh trường hợp lây bệnh cho thai nhi.
    • Báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt với penicillin.
    • Rửa tay thường xuyên để tránh lây truyền bệnh.
    • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su.
    • Báo cho bạn tình biết về việc điều trị giang mai của bạn để họ đi kiểm tra.
    • Tránh quan hệ ít nhất 2 tuần sau khi chữa trị hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép.
    • Kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục khác.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *