Bệnh hiểm nghèo là gì? Người mắc bệnh hiểm nghèo nên làm gì?

Bệnh hiểm nghèo là gì? Người mắc bệnh hiểm nghèo nên làm gì?

Bệnh hiểm nghèo là gì? Người mắc bệnh hiểm nghèo nên làm gì?

Hãy cùng tìm hiểu bệnh hiểm nghèo là gì, danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế và những hỗ trợ dành cho người mắc bệnh hiểm nghèo qua nội dung dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh hiểm nghèo là gì? Người mắc bệnh hiểm nghèo nên làm gì?

Bạn chắc hẳn không hề lạ lẫm với cụm từ “bệnh hiểm nghèo”, hay những câu chuyện đầy xót xa về những người mắc bệnh nan y, kinh tế gia đình eo hẹp/sa sút, không có hy vọng gì. Thật may mắn cho những ai không nằm trong hoàn cảnh như vậy. Vậy thực chất bệnh hiểm nghèo là gì? Bao gồm những căn bệnh nào?

Việc nhận thức đúng về nhóm bệnh này là cần thiết cho tất cả mọi người, vì sự khỏe mạnh của bản thân và cộng đồng. Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu về vấn đề này! 

Bệnh hiểm nghèo là gì?

Sự thật là hiện tại chưa có một định nghĩa chính thức về bệnh hiểm nghèo. Theo nhiều văn bản pháp luật của nhà nước thì bệnh hiểm nghèo được hiểu “là bệnh nguy hiểm đến tính mạng” (Nghị định 76/2003/NĐ-CP) và “khó có phương thức chữa trị” (Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP).

Như vậy, có thể nói 2 đặc điểm cơ bản để xác định bệnh hiểm nghèo là:

1. Nguy hiểm đến tính mạng

Sự nguy hiểm có thể gây ra bởi:

  • Những tác động nghiêm trọng lên cơ thể ở thời điểm hiện tại
  • Diễn tiến qua giai đoạn sau nhanh chóng
  • Hoặc bệnh diễn tiến từ từ nhưng lại khó điều trị và có nguy cơ cao gây ra suy yếu, tật nguyền hoặc tử vong.

2. Phương pháp điều trị thuộc mức độ khó

Đòi hỏi kỹ thuật, thuốc, hóa chất, vật tư… cao cấp, liệu trình điều trị đặc biệt, kéo dài, bám sát thực tế, khó đoán định trước. Khả năng điều trị thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, nguyên nhân, tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa người bệnh…

Một số bệnh hiểm nghèo khá quen thuộc bao gồm: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, suy tim, suy thận…

Có thể thấy yếu tố quyết định khả năng chữa khỏi bệnh là điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, chi phí điều trị tốn kém là một trong những nỗi lo lớn nhất của người mắc bệnh hiểm nghèo và gia đình họ.

Danh mục bệnh hiểm nghèo do Bộ Y tế ban hành

Bệnh hiểm nghèo là gì? Người mắc bệnh hiểm nghèo nên làm gì?

Hiện nay chưa có một danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế chính thức để áp dụng chung cho mọi trường hợp. Theo yêu cầu của thực tiễn, một số bộ ngành đã tham khảo, tổng hợp thông tin từ Bộ Y tế để đưa ra danh mục phục vụ riêng cho những mục đích cụ thể.

Trong đó, đáp ứng phù hợp nhất với nhu cầu hiểu về bệnh hiểm nghèo của đại đa số người dân là “Danh mục 42 bệnh hiểm nghèo” của Bộ Tài chính, được ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP” của Chính phủ.

(Quy định về quà biếu / tặng từ nước ngoài cho cá nhân người Việt Nam bị bệnh hiểm nghèo thuộc danh mục, bao gồm thuốc, thiết bị y tế trị giá không quá 10 triệu đồng thì được miễn thuế nhập khẩu tối đa 4 lần/năm.)

Danh mục 42 bệnh hiểm nghèo:

Bệnh hiểm nghèo là gì? Người mắc bệnh hiểm nghèo nên làm gì?

Để xác định tình trạng sức khỏe nào đó có phải là bệnh hiểm nghèo hay không, nhằm phục vụ cho mục đích cụ thể (ví dụ để nhận hỗ trợ), bạn cần tìm đến quy định cụ thể của lĩnh vực đó.

Khi có chẩn đoán bệnh, người bệnh sẽ bàng hoàng, lo sợ, thậm chí mất bình tĩnh. Nhưng việc thật sự cần làm là bình tĩnh hiểu rõ tình trạng bệnh, xác định phương hướng điều trị tối ưu và nhanh chóng bắt đầu kế hoạch điều trị.

Người mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng những ưu đãi gì?

Tìm hiểu thêm: Viêm amidan mãn tính: Triệu chứng, cách trị và khi nào cần cắt amidan

Bệnh hiểm nghèo là gì? Người mắc bệnh hiểm nghèo nên làm gì?

Trong những trường hợp cụ thể như thi hành án hoặc phục vụ trong quân đội, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn vì có người mắc một trong số những bệnh này sẽ được hỗ trợ theo những điều kiện và quy định cụ thể.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về:

  • Thực hiện quyết định đưa vào cơ sở giáo dục với người mắc bệnh hiểm nghèo tại Điều 8, 18 và 25 Nghị định 76/2003/NĐ-CP
  • Thực hiện trách nhiệm hình sự của người mắc bệnh hiểm nghèo tại Điều 29, 36, 62, 64, 105; xử lý hành vi ngược đãi người mắc bệnh hiểm nghèo tại Điều 185 Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự (số 01/VBHN-VPQH)
  • Thực hiện án treo đối với người mắc bệnh hiểm nghèo tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP
  • Danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm Thông tư 26/2014/TT-BQP về thực hiện chế độ, chính sách trong quân đội.

Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí được hỗ trợ theo Quyết định 14/2012/QĐ-TTg như sau:

Trường hợp không có bảo hiểm y tế

Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp có bảo hiểm y tế

Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh người bệnh đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên (không áp dụng với trường hợp trái tuyến hoặc khám chữa bệnh theo yêu cầu).

Bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm sức khỏe là một cách dự phòng và điều trị bệnh hiểm nghèo hiệu quả.

Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo bao gồm những loại nào?

Bệnh hiểm nghèo là gì? Người mắc bệnh hiểm nghèo nên làm gì?

Bảo hiểm y tế

Chế độ bảo hiểm y tế là phương tiện để nhà nước hỗ trợ người dân không chỉ trong phòng ngừa và điều trị bệnh hiểm nghèo, mà còn giúp mọi người đều được tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.

Trước tiên cần làm rõ không có bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, chế độ bảo hiểm y tế có những quy định cụ thể để hỗ trợ bệnh nhân nói chung và người mắc bệnh hiểm nghèo nói riêng:

  • Hộ nghèo và cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và được miễn 100% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến, không bị giới hạn chi trả ở nhiều hạng mục như các nhóm tham gia bảo hiểm y tế khác.
  • Mức chi trả 40%, 80% và 100% chi phí điều trị (khi khám chữa bệnh đúng tuyến) cho hầu hết các hạng mục điều trị (khám, xét nghiệm, thuốc, hóa chất, vật tư, dịch vụ, kỹ thuật…) thực sự tháo bớt đáng kể gánh nặng kinh tế đè lên vai người mắc bệnh hiểm nghèo và gia đình họ. Nhờ đó họ không phải từ bỏ quá trình điều trị giữa chừng.

Ai cũng có thể tham gia bảo hiểm y tế để được bảo vệ khi mắc bệnh hiểm nghèo

Ngoài những người được ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội đóng phí hoặc tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp, phí bảo hiểm y tế tự nguyện hộ gia đình phù hợp với thu nhập của mọi người dân. Cùng một hộ gia đình, phí bằng 4.5% mức lương cơ sở (hiện tại là 1,490,000 đồng/tháng) cho người tham gia đầu tiên và giảm dần còn 70, 60, 50 và 40% của người đầu tiên cho những người tiếp theo.

Bảo hiểm y tế có thể chi trả lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng cho người mắc bệnh hiểm nghèo điều trị bệnh. Tuy nhiên, khoản phí còn lại do người bệnh đồng chi trả vẫn có thể đủ lớn để khiến gia đình bệnh nhân khốn đốn, kiệt quệ. Chưa kể chi phí đi lại, ăn ở dài ngày cũng là con số khiến nhiều gia đình phải đau đầu.

Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo thương mại, thêm một lá chắn cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là hình thức bảo hiểm tự nguyện giúp khách hàng có thêm nguồn kinh phí điều trị nếu không may mắc bệnh.

Khi tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, nếu có chẩn đoán bệnh bất kể giai đoạn sớm hay muộn, người bệnh đều sẽ được công ty bảo hiểm chi trả một khoản tiền cụ thể như đã cam kết trước trong hợp đồng. Số tiền này có thể là 100% hoặc một tỷ lệ của tổng số tiền bảo hiểm.

Những ưu điểm của loại bảo hiểm này là:

  • Người tham gia được tự do quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm, cũng như phạm vi các bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm và mức độ chi trả cho các giai đoạn bệnh
  • Với số tiền chi trả đã được xác định trước và thủ tục chi trả nhanh chóng (trong vòng 15 ngày kể từ khi có hồ sơ yêu cầu chi trả hợp lệ), người bệnh có thể ngay lập tức lên kế hoạch cho kinh phí  điều trị một cách chủ động hơn.

Phí tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo rất đa dạng. Bỏ ra vài trăm nghìn tiền phí mỗi năm, khách hàng có thể được chi trả quyền lợi lên đến vài trăm triệu. Như vậy bảo hiểm cho nhóm bệnh này không đòi hỏi, bạn phải có nhiều tiền mới tham gia được. Trái lại, đây là một cách bảo vệ kinh tế gia đình khỏi sa sút nếu không may bị bệnh.

Cần làm gì để phòng tránh bệnh hiểm nghèo?

Bệnh hiểm nghèo là gì? Người mắc bệnh hiểm nghèo nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách chăm sóc tốt nhất

  • “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mỗi người cần có kiến thức về chăm sóc sức khỏe cơ bản, có chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi và lối sống lành mạnh. Hãy tránh xa các chất kích thích và thói quen gây hại cho sức khỏe.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và kịp thời phát hiện bệnh. Điều trị sớm là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng chữa khỏi.
  • Nếu có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe khiến bạn lo ngại, tuyệt đối không nên bỏ qua mà hãy sắp xếp thời gian đến bệnh viện.
  • Nếu bạn chưa có bảo hiểm y tế, hãy tham gia ngay. Đây là loại bảo hiểm cơ bản tối thiểu bạn cần có.
  • Có thể cân nhắc bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, một lá chắn tăng cường giúp bảo vệ bạn và gia đình trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh hiểm nghèo, biết cách phòng bị cho bản thân và những người thân yêu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *