Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em làm bé bị tiêu chảy liên tục. Sau 1, 2 ngày tiêu chảy, trẻ rất mệt mỏi, sút cân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bạn đang đọc: Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn để hiểu rõ hơn về bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là gì? 

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng đường ruột của trẻ do một số loại vi khuẩn như shigella, campylobacter, salmonella hoặc enterohemorrhagic E.coli… gây ra. Trẻ bị kiết lỵ sẽ đi đại tiện liên tục, phân cực kỳ lỏng, có khi phân chỉ là nước có lẫn máu và dịch nhầy.

Bạn có thể xem thêm:

Kiết lỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị

Cách nhận biết dấu hiệu bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ bị đi kiết hay ôm bụng và quấy khóc nhiều do bé bị đau quặn bụng từng cơn. Sau khi đi đại tiện, cơn đau giảm dần nên bé cũng giảm quấy khóc.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em có 2 dạng chính và mang những dấu hiệu bệnh khác nhau:

1. Lỵ trực khuẩn

Trẻ bị kiết lỵ trực khuẩn có dấu hiệu sốt cao liên tục kèm với tiêu chảy nhẹ nhiều lần trong ngày, đau bụng và đi phân lỏng.

2. Kiết lỵ amip

Bé bị kiết lỵ amip có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt, bụng bé đau quặn từng cơn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, trong phân kèm máu hoặc dịch nhầy.

Cả 2 dạng bệnh kiết lỵ ở trẻ em thường gặp này đều khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, cơ thể mất nhiều nước. Bệnh diễn ra trong thời gian dài có thể làm xảy ra những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột thừa, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột….

Bạn có thể xem thêm:

Kiết lỵ và tiêu chảy: Làm sao phân biệt?

Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị kiết lỵ là do trẻ sử dụng thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh.

Trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, trước khi ăn trẻ chưa được rửa tay sạch sẽ nhưng lại dùng tay cầm nắm thức ăn đưa vào miệng. Điều này vô tình khiến các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ xâm nhập vào cơ thể bé. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị kiết lỵ.

Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ cũng có thể có trong phân của các loại vật nuôi trong nhà như chó, mèo. Khi chúng đi đại tiện và không được chủ nhà dọn dẹp sạch sẽ, ruồi nhặng bu vào phân của chúng, sau đó đậu vào thức ăn không được che đậy kỹ lưỡng. Trẻ sử dụng nguồn thức ăn ấy sẽ mắc bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

Bạn có thể xem thêm:

Giải đáp thắc mắc bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gì?

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm tai giữa dễ nhận biết và biến chứng của bệnh

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn uống dành cho trẻ bị kiết lỵ là bổ sung đủ nước và oresol cho trẻ. Người lớn có thể làm phong phú nước uống cho trẻ để trẻ dễ hợp tác bằng cách luân phiên cho con uống nước lọc, nước gạo rang, nước ép trái cây, nước dừa, nước muối pha thật loãng… Việc này sẽ giúp cơ thể bé tránh khỏi tình trạng mất nước, rối loạn điện giải do tiêu chảy dài ngày gây ra bởi bệnh lỵ ở trẻ em.

Cơ thể trẻ bị đi kiết rất mệt mỏi. Vì thế, bé bị kiết lỵ sẽ nảy sinh tâm lý biếng ăn, lười nhai thức ăn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy cố gắng cung cấp cho con những loại đồ ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ hấp thụ. Những loại đồ ăn như cháo gạo rang, cháo hạt sẹt, cháo cà rốt thịt bằm xay nhuyễn… sẽ thích hợp trong những ngày trẻ bị kiết lỵ.

Mẹ cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, vitamin, chất đạm và chất xơ từ các loại thực phẩm như thịt, trứng, ngũ cốc, trái cây, rau xanh… để tăng cường năng lượng cho cơ thể bé “chiến đấu” với bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

Tâm lý của bé bị kiết lỵ trong lúc ăn cũng rất quan trọng. Mẹ đừng vì con sụt cân do tiêu chảy dài ngày mà ép trẻ ăn quá nhiều. Thay vào đó, mẹ hãy nương theo khả năng ăn của bé, chia nhỏ bữa ăn để bé ăn uống trong sự vui vẻ. Hơn nữa, đường ruột và hệ tiêu hóa của trẻ bị đi kiết đang rất yếu ớt, nếu ép trẻ ăn quá nhiều trong một lần là vô tình khiến hệ tiêu hóa của bé làm việc quá sức.

Trẻ bị kiết lỵ cũng cần được bổ sung lợi khuẩn probiotic có để cải thiện hoạt động đường ruột.

Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không cũng là thắc mắc chung của nhiều người có con mắc mệnh. Câu trả lời là có!

Dù trẻ hay bị nôn, ói hết tất cả các loại thức ăn, nước uống, trong đó có sữa trong thời gian mắc bệnh kiết lỵ nhưng mẹ tuyệt đối không nên cắt giảm khẩu phần sữa của trẻ. Điều này sẽ giúp cơ thể bé luôn được dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa để tăng cường khả năng chống chọi với bệnh. Với trẻ sơ sinh bị kiết lỵ, trước khi cho bé uống sữa, mẹ hãy hâm cho sữa ấm lại để bụng bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu cần thiết, mẹ có thể tìm mua các loại sữa dành riêng cho tình trạng bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Giảm cân nên ăn gì? Top 30 siêu thực phẩm giúp bạn giảm nhanh và an toàn

Ngoài chế độ ăn uống, khi chăm sóc trẻ bị đi kiết, người lớn hãy đặc biệt chú ý đến những điều sau:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi giúp bé đi vệ sinh.
  • Nếu trẻ bị sốt cao, hãy hạ sốt cho trẻ để tránh trường hợp co giật do sốt.
  • Chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Tránh lạm dụng đồ ăn bổ dưỡng nhưng lại không thích hợp với lứa tuổi của con.
  • Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian để cầm tiêu chảy cho trẻ. Đây là con dao 2 lưỡi. Nguyên nhân là vì khi trẻ đi đại tiện phân lỏng, cơ thể cũng đang tống đẩy vi khuẩn ra khỏi đường ruột để bé nhanh khỏi bệnh. Nếu bạn tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian cầm tiều chảy cho trẻ, bạn đang làm “tắc nghẽn” đường đi của vi khuẩn, khiến nó bị giữ lại trong ruột. Trẻ có thể ngừng tiêu chảy do kiết lỵ trong khoảng thời gian ngắn nhưng sau đó, trẻ có thể tái phát ở mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Khi trẻ tiêu chảy sang ngày thứ 2, bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay để được chẩn đoán trẻ bị kiết lỵ hay do một tình trạng sức khỏe khác. Khi đó, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn có được lộ trình chữa bệnh thích hợp cho bé. Trong thời gian điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em, bạn cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc và tái khám đúng hẹn để theo dõi diễn biến bệnh.
  • Bạn có thể xem thêm:

    Điều trị bệnh kiết lỵ: Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *