Bệnh máu loãng đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và để lại nỗi đau cho nhiều gia đình. Hiện nay, những tiến bộ của y học với phương pháp điều trị hiện đại, đem lại nhiều hi vọng mới cho bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Bệnh máu loãng là gì? Có nguy hiểm không?
Đối với nhiều người bị bệnh máu loãng, hàng ngày họ luôn phải cố gắng phòng ngừa những vết thương và các vết bầm tím hoặc những vết thương chảy máu.
Nội Dung
Bị máu loãng là bệnh gì?
Nhiều người băn khoăn bệnh máu loãng có nguy hiểm không.
Mặc dù bệnh loãng máu, hay rối loạn chảy máu có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Phụ nữ có thể bị chảy máu kinh nguyệt nặng, kéo dài hơn bảy ngày cũng như băng huyết sau khi sinh. Nhiều bệnh nhân phải nhập viện trong thời gian dài để truyền máu và dùng thuốc giảm đau. Thậm chí, một số phụ nữ phải dùng thuốc tránh thai liều cao để khiến mình vô kinh.
Trong bài viết này đề cập đến bệnh máu loãng di truyền, hay bệnh hemophilia. Bệnh xảy ra do giảm một trong các yếu tố đông máu, yếu tố VIII hoặc yếu tố IX. Rối loạn này có thể gây chảy máu không kiểm soát được và tự phát mà không có thương tích rõ ràng. Mức độ nguy cơ chảy máu phụ thuộc vào mức giảm yếu tố đông máu.
Xuất huyết có thể xảy ra cả bên ngoài từ vết cắt hoặc chấn thương cũng như xung quanh khớp và cơ bắp. Nếu không được điều trị, chảy máu do bệnh loãng máu có thể gây hậu quả tổn thương vĩnh viễn.
Bệnh máu loãng có chữa được không?
Hiện tại không có cách chữa trị bệnh loãng máu, nhưng bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách truyền yếu tố đông máu qua đường tĩnh mạch.
Theo tiến sĩ Steven Pipe, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Y khoa và Khoa học của Tổ chức Hemophilia Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: Khi mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ thiếu một yếu tố đông máu đơn VIII hoặc IX, làm ngăn chặn hình thành cục máu đông. Điều này khiến bệnh nhân có nguy cơ chảy máu nghiêm trọng. Đặc biệt, chảy máu khớp có thể dẫn đến viêm khớp tê liệt.
Chữa bệnh máu loãng bằng liệu pháp thay thế
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ốm nghén báo hiệu giới tính em bé?
Để ngăn chặn bệnh lý này, các bác sĩ dùng liệu pháp thay thế bằng cách truyền các yếu tố đông máu VIII hoặc IX một cách thường xuyên. Thông thường, bệnh nhân sẽ được truyền mỗi ngày đối với yếu tố VIII và 2 – 3 lần mỗi tuần đối với yếu tố IX.
Các liệu pháp thay thế đã tạo ra các kết quả cách mạng cho những người bị bệnh loãng máu, nhưng việc điều trị vẫn phát sinh một số vấn đề sau đây:
- Lúc bệnh nhân sinh ra không có yếu tố VIII hoặc IX, khi được tiếp xúc với protein thay thế của yếu tố VIII hoặc IX, hệ thống miễn dịch có thể gắn kết phản ứng với protein.
- Những kháng thể này có thể làm bất hoạt protein, khiến chúng không còn tác dụng điều trị hoặc ngăn ngừa chảy máu nữa.
- Điều này xảy ra với khoảng 30% bệnh nhân bị bệnh máu loãng nặng do thiếu yếu tố VIII.
- Những chất ức chế này đòi hỏi phương pháp điều trị thay thế nhưng ít hiệu quả hơn và dẫn đến kết quả kém hơn cho bệnh nhân.
Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh máu loãng điều trị thường xuyên bằng cách truyền yếu tố đông máu có thể ngăn chặn phần lớn các tình huốngchảy máu. Tuy nhiên, chi phí rất cao. Nếu điều trị cho trẻ nhỏ có thể bắt đầu từ 1 tuổi trở lên.
Liệu pháp gen điều trị tận gốc bệnh máu loãng
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bị nổi mẩn do dị ứng amoxicillin cần làm gì?
Một trong những can thiệp cho bệnh máu khó đông hiện đang được nghiên cứu là liệu pháp gen. Phương pháp này cung cấp cho bệnh nhân bị bệnh máu loãng một “bản sao” mới của các gen cho cả yếu tố VIII hoặc yếu tố IX.
Cách thức điều trị bệnh máu loãng như sau:
Nhiều thử nghiệm diễn ra trên khắp thế giới mang lại kết quả khả quan cho một số người tham gia. Liệu pháp gen hứa hẹn sẽ giải phóng bệnh nhân khỏi gánh nặng và chi phí khi áp dụng các phương pháp điều trị.
Những điều bạn nên biết về liệu pháp gen
- Trong các nghiên cứu trên loài chó, yếu tố đông máu đã được sản xuất thành công trong nhiều thập kỷ, nhưng các thử nghiệm trên người chưa được tiến hành đủ để biết được các yếu tố đông máu có thể được tạo thành trong bao lâu.
- Các chuyên gia chưa xác định được gan có phải là cơ quan tốt nhất để dùng liệu pháp gen hay không và có nguy cơ khi áp dụng trên gan của trẻ nhỏ hay không.
- Các thử nghiệm hiện tại yêu cầu tất cả bệnh nhân phải từ 18 tuổi trở lên.
- Yếu tố IX thường được tạo ra ở gan, nhưng yếu tố VIII thì không. Chúng ta biết rằng sẽ có phản ứng miễn dịch với virus, điều này có thể gây ra phản ứng nhẹ tại gan và giảm số lượng yếu tố đông máu được tạo ra.
- Liệu pháp gen nếu thành công sẽ không làm thay đổi chính khiếm khuyết di truyền. Như vậy, sự di truyền của bệnh ưa chảy máu ở các thế hệ sau sẽ không thay đổi.
Bệnh máu loãng hay chứng máu khó đông sẽ không còn là căn bệnh kéo dài suốt đời nhờ những nghiên cứu vượt bậc về y học ngày nay, điển hình là liệu pháp gen. Hy vọng liệu pháp này sẽ sớm được hoàn thiện và đem đến giải pháp tận gốc cho những người mắc bệnh máu loãng trên thế giới.