Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

Bệnh nhồi máu não hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ, là tình trạng dòng máu lên não bị gián đoạn đột ngột do tắc nghẽn. Tình trạng này khiến các tế bào não bị tổn thương hoặc chết chỉ trong vòng vài phút, gây mất chức năng thần kinh, thậm chí là dẫn đến tàn tật và tử vong (1, 2, 3). Cách điều trị nhồi máu não là phải phục hồi lưu lượng máu lên não càng sớm càng tốt để tránh những tổn thương và biến chứng (2).

Bạn đang đọc: Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

Việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác loại đột quỵ, vị trí mạch máu tắc nghẽn là rất quan trọng để điều trị bệnh thành công (2). Bác sĩ sẽ vạch ra phác đồ điều trị nhồi máu não dựa trên phân loại lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của bệnh (4). Mời bạn cùng tìm hiểu về những cách điều trị nhồi máu não trong bài viết sau đây.

1. Bệnh nhồi máu não và cách điều trị bằng thuốc làm tan cục máu đông

Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân nhồi máu não dùng thuốc làm tiêu sợi huyết, thường là chất hoạt hóa plasminogen mô tĩnh mạch (tPA) để làm tan cục máu đông, loại bỏ tắc nghẽn và khôi phục lưu lượng máu lên não (4). Loại thuốc này phải được tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân trong vòng 3 giờ, chậm nhất là 4,5 giờ kể từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện để thuốc thực sự phát huy tác dụng (2, 4, 5).

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu não đến bệnh viện kịp thời để có thể áp dụng phương pháp điều trị này. Ngoài ra, thuốc có nguy cơ gây xuất huyết nội sọ nên tuyệt đối không được sử dụng trong trường hợp đột quỵ xuất huyết (2).

2. Điều trị nhồi máu não bằng phẫu thuật can thiệp nội mạch

Phẫu thuật can thiệp nội mạch là cách điều trị nhồi máu não trong đó bác sĩ tác động trực tiếp vào bên trong mạch máu bị tắc nghẽn, nhằm làm tan hoặc loại bỏ cục máu đông (5). 

Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông mỏng, nhỏ bên trong ống thông lớn hơn được dẫn từ bẹn qua các động mạch vào não, cho tới khi ống thông đến được cục máu đông. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa thuốc tPA trực tiếp vào vị trí tắc nghẽn hoặc sử dụng thiết bị, máy móc y tế hiện đại để loại bỏ cục máu đông ra khỏi mạch máu não (5). 

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về cách đắp mặt nạ đất sét cho da và tóc

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

3. Sử dụng thuốc để ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông mới

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc nhằm kiểm soát nguy cơ hình thành cục máu đông mới, dự phòng tình trạng nhồi máu não xảy ra trong tương lai (2). Thuốc thường thuộc hai nhóm chính:  

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, dipyridamole…làm giảm độ kết dính của tiểu cầu, từ đó giảm nguy cơ hình thành cục máu đông (2, 6)
  • Thuốc chống đông máu như heparin, warfarin, apixaban, dabigatran…làm thay đổi thành phần hóa học của máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông (6)

4. Điều trị và dự phòng các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân các phương pháp để dự phòng và kiểm soát một số tình trạng làm tăng nguy cơ bị nhồi máu não đột ngột như (6, 7):

  • Thuốc hạ huyết áp để kiểm soát tình trạng huyết áp cao 
  • Thuốc điều trị rối loạn lipid máu, nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, như thuốc nhóm statin, niacin, fibrat và các chất ức chế hấp thu cholesterol
  • Cắt nội mạc động mạch cảnh hoặc nong động mạch cảnh để mở rộng và thông động mạch cảnh

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

>>>>>Xem thêm: Ngộ độc lá đu đủ: Thực hư thế nào? Những điều bạn cần biết

5. Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (như huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi) là một biến chứng có thể gặp phải ở bệnh nhân đột quỵ. Trong đó, thuyên tắc phổi chỉ xảy ra ở 1% bệnh nhân trong 14 ngày đầu tiên sau cơn đột quỵ cấp nhưng lại là nguyên nhân gây 25-50% số ca tử vong sau đột quỵ (8). 

6. Phục hồi chức năng

Bệnh nhân nhồi máu não có thể gặp phải các biến chứng gây khuyết tật về thể chất, nhận thức và tinh thần (9). Trong quá trình điều trị nhồi máu não, bác sĩ sẽ đề xuất cho bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi để lấy lại các chức năng đã mất như (10): 

  • Vật lý trị liệu: Bao gồm các bài tập giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động và phối hợp đã mất do đột quỵ. 
  • Liệu pháp âm ngữ: Phương pháp này giúp cải thiện khả năng nói và nghe hiểu của bệnh nhân
  • Liệu pháp nghề nghiệp: Phương pháp hỗ trợ bệnh nhân lấy lại các kỹ năng cơ bản trong hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, tắm rửa, ăn uống…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *