Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Có lẽ vấn đề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có chữa được không là điều mà nhiều người bệnh thắc mắc. Thực tế, các phương pháp điều trị COPD hiện nay chỉ giúp kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh.

Bạn đang đọc: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

COPD là tình trạng đường thở bị thu hẹp hoặc các phế nang bị tổn thương do quá trình viêm kéo dài, khiến luồng khí đi vào tiểu phế quản và phế nang bị hạn chế, do đó người bệnh sẽ khó thở, ho, thở khò khè và khạc đờm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến đường thở bị tổn thương và viêm, trong đó phổ biến nhất là do khói thuốc lá và thuốc lào. 

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm (chiếm khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu).

Vậy COPD được điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

COPD có chữa được không? 

Hiện tại không có cách chữa COPD khỏi hoàn toàn và tình trạng tổn thương phổi hoặc đường thở là vĩnh viễn. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào: 

  • Ngăn ngừa bệnh tiến triển
  • Giảm triệu chứng
  • Cải thiện chức năng hoạt động của phổi
  • Cải thiện tình trạng sức khỏe
  • Ngăn ngừa và điều trị các biến chứng
  • Ngăn ngừa và điều trị đợt cấp COPD (hay còn gọi đợt kịch phát)
  • Giảm tỷ lệ tử vong

Tùy thuộc vào từng cá nhân, các phương pháp điều trị bệnh COPD sẽ khác nhau. Bác sĩ sẽ đánh giá những rủi ro, lợi ích và chi phí chữa trị để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh. 

Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh, nhưng bạn vẫn cần điều trị bệnh sớm vì điều trị sớm sẽ giúp phổi đỡ tổn thương hơn, đường thở giảm viêm và làm chậm quá trình suy giảm chức năng phổi nên chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện và thời gian sống sẽ lâu hơn.

Đâu là các cách điều trị bệnh COPD?

Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoàn toàn, nhưng một số thuốc điều trị COPD có thể giúp giảm viêm và làm giãn đường thở, do đó người bệnh có thể hít thở dễ dàng hơn. 

Các thuốc điều trị bệnh COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Thuốc giãn phế quản

Thuốc giãn phế quản được xem là nền tảng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Các thuốc này sẽ giúp mở rộng đường thở, từ đó bạn có thể thở dễ dàng hơn.

Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài dạng hít để chữa bệnh trong thời gian dài. Các thuốc này thường được dùng từ 1-2 lần mỗi ngày. Bạn hãy lưu ý dùng thuốc hít đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.

Do hiệu quả thuốc xuất hiện từ từ để giúp bạn dễ thở hơn nên thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài không được dùng trong trường hợp khẩn cấp. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn để kịp thời cứu sống người bệnh. 

Corticosteroid

Các thuốc corticosteroid hay còn gọi là steroid giúp giảm viêm trong đường thở, do đó giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn trong phổi. Bác sĩ thường chỉ định thuốc steroid dạng hít với các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài để điều trị bệnh. 

Methylxanthines

Các thuốc này thường kết hợp với thuốc giãn phế quản để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) dạng nghiêm trọng. Thuốc giúp chống viêm và làm giãn các cơ trong đường thở.

Roflumilast

Khi kết hợp thuốc này với thuốc giãn phế quản sẽ giúp giảm viêm và không khí lưu thông trong phổi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, roflumilast có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, nên bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang có vấn đề về gan hoặc trầm cảm trước khi dùng thuốc nhé.

Thuốc làm giảm dịch nhầy trong phổi

Giống như tên gọi, các thuốc giảm dịch nhầy sẽ giúp giảm chất nhầy hoặc làm loãng chúng, do đó bạn có thể khạc nhổ dễ dàng hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc này cho các đợt cấp COPD.

Kháng sinh

Một đánh giá nghiên cứu năm 2008 cho thấy dùng một số loại kháng sinh có thể giúp giảm các đợt cấp COPD. Song, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dùng kháng sinh điều trị nhiều lần sẽ dẫn đến đề kháng (lờn) kháng sinh. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, những tác dụng phụ của thuốc hiếm khi xảy ra.

Điều trị COPD bằng phẫu thuật

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật trong trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nghiêm trọng hoặc nó đã gây tổn thương một phần phổi. 

Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại nhà

Bên cạnh tuân theo điều trị COPD của bác sĩ, một số thay đổi lối sống cũng góp phần kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả.

Bỏ thuốc lá và tránh chất ô nhiễm

Tìm hiểu thêm: 12 thực phẩm bạn nên tránh khi bị viêm khớp dạng thấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Như đã nói ở đầu bài, thuốc lá và thuốc lào là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh COPD. Ngoài ra, các chất ô nhiễm khác, như bụi, khói bếp từ rơm, củi, khí độc…

Do đó, để kiểm soát bệnh hiệu quả, bạn nên ngừng tiếp xúc với các khí độc này. Ngoài ra, cai thuốc lá cũng là việc rất quan trọng để ngăn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng lên. Tuy nhiên, việc cai thuốc lá đối với người bệnh là một chuyến hành trình dài với nhiều thử thách vì nhiều người sẽ đầu hàng giữa chừng. Để giúp cai thuốc hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định các thuốc hỗ trợ cai thuốc, giúp bệnh nhân từ bỏ thuốc lá dễ dàng hơn.

Chú trọng rèn luyện thể chất

Tập thể dục sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Hãy thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để giúp bạn sống khỏe mạnh hơn với COPD.

Ăn uống lành mạnh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Đeo kính cận bị nhức đầu – Đâu là nguyên nhân?

Chế độ ăn uống lành mạnh cùng với tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng phổi tắc nghẽn mạn tính. 

Các biện pháp khác

  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên
  • Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt
  • Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải thắc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không và có cái nhìn tổng quan về các phương pháp điều trị bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *