Bệnh sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh sỏi mật có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam. Ở nông thôn, số người có sỏi ở đường mật tương đối nhiều do liên quan đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Ở thành thị, bệnh lý sỏi túi mật cũng đang có xu hướng gia tăng.

Bạn đang đọc: Bệnh sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu chi tiết về bệnh sỏi mật thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh sỏi mật là gì?

Sỏi mật là các tinh thể rắn hình thành ở bên trong túi mật do tình trạng bão hòa quá mức của 1 trong 3 thành phần của dịch mật, bao gồm:

  • Cholesterol
  • Sắc tố mật (bilirubin)
  • Muối canxi.
  • Chế độ ăn uống không cân đối, ăn nhiều chất béo có thể gây tích tụ cholesterol và tạo thành sỏi ở túi mật. Sỏi có thể có kích thước nhỏ như hạt cát hoặc to hơn quả bóng bàn. Người bệnh có khi chỉ có một viên sỏi mật nhưng cũng có nguy cơ có nhiều viên sỏi cùng lúc. Tỷ lệ mắc căn bệnh này ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

    Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình dạng như quả lê nằm ở bên bụng phải, bên dưới gan. Nhiệm vụ của cơ quan này là tiết ra một dịch tiêu hóa có tên gọi là dịch mật đổ vào trong ruột non giúp tiêu hóa chất béo.

    Khi sỏi hình thành bên trong túi mật hoặc ở đường dẫn mật, người bệnh có thể gặp nhiều đau đớn và biến chứng. Trường hợp sỏi gây tắc nghẽn đường dẫn mật có thể gây ra cơn đau đột ngột ở vùng bụng bên phải. Nếu các triệu chứng liên tục xuất hiện và không được điều trị, sỏi mật có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm.

    Các loại sỏi mật

    Các loại sỏi phổ biến hình thành trong túi mật gồm:

    • Sỏi cholesterol: Đây là loại sỏi mật thường gặp nhất, thường có màu vàng hơi ngả lục. Các viên sỏi này có thành phần chủ yếu là cholesterol không hòa tan. Đôi khi, chúng có thể chứa những thành phần khác.
    • Sỏi mật sắc tố: Những viên sỏi này có màu nâu sẫm hoặc đen, hình thành khi trong dịch mật có quá nhiều bilirubin.

    Triệu chứng của bệnh sỏi mật

    Bệnh sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

    1. Triệu chứng

    Phần lớn trường hợp sỏi túi mật không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng nào đáng chú ý. Tuy nhiên, khi sỏi nằm trong cổ túi mật hay ống mật chủ và gây tắc nghẽn, bạn có thể gặp phải những triệu chứng sau:

    • Cơn đau xuất hiện đột ngột và mức độ đau tăng nhanh ở phần bụng bên phải
    • Đau đột ngột và dữ dội ở trung tâm bụng, ngay phía dưới xương ức
    • Đau vùng lưng ở giữa hai xương bả vai
    • Buồn nôn hoặc nôn mửa

    Cơn đau do bệnh sỏi mật gây ra có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

    Đọc thêm

    Triệu chứng sỏi mật: Cẩn thận kẻo nhầm với bệnh dạ dày!

    2. Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

    Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng đau khác lạ nào xuất hiện, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu phát triển các triệu chứng liên quan đến biến chứng sỏi mật nghiêm trọng, bạn cần đến ngay bệnh viện để được điều trị:

    • Cảm thấy đau bụng dữ dội đến mức không thể ngồi yên hoặc tìm ra tư thế nào giúp giảm đau
    • Vàng da và vàng tròng trắng mắt
    • Sốt cao và ớn lạnh.

    Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật

    1. Nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi mật

    Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh lý này. Họ cho rằng sỏi có nhiều khả năng hình thành trong túi mật khi:

    • Dịch mật chứa quá nhiều cholesterol. Bình thường, dịch mật có chứa đủ các thành phần giúp hòa tan lượng cholesterol được bài tiết từ gan. Thế nhưng, khi gan tiết ra quá nhiều cholesterol đến mức dịch mật không đủ khả  năng hòa tan, lượng cholesterol dư thừa có thể kết thành tinh thể và tạo nên sỏi.
    • Dịch mật chứa quá nhiều bilirubin. Bilirubin là một chất được cơ thể tạo ra khi phá vỡ các tế bào hồng cầu. Một số vấn đề sức khỏe làm cho gan sản xuất ra nhiều bilirubin hơn, bao gồm xơ gan, nhiễm trùng đường mật và một số bệnh rối loạn hệ tạo máu. Lượng bilirubin dư thừa cũng góp phần hình thành nên sỏi mật.
    • Túi mật không được làm rỗng hoàn toàn. Khi chức năng tống xuất của túi mật có vấn đề, dịch mật có thể ứ đọng bên trong, cô đặc lại và tạo thành sỏi. Tình trạng này có thể xảy ra do nhịn đói hoặc cơ thể được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài.

    2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh sỏi mật

    Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi mật gồm:

    • Giới tính nữ
    • Độ tuổi trên 40 tuổi
    • Thừa cân và béo phì
    • Lười vận động
    • Mang thai
    • Ăn chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều cholesterol và ít chất xơ
    • Mắc bệnh đái tháo đường
    • Có rối loạn tạo máu, như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hay bệnh bạch cầu

    Vị trí hình thành sỏi mật

    Tìm hiểu thêm: 10 tinh dầu hạn chế nếp nhăn không phải ai cũng biết

    Bệnh sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

    Sỏi mật được tìm thấy nhiều nhất ở trong túi mật, ở dạng sỏi cholesterol. Sỏi cũng có khả năng di chuyển từ túi mật ra ngoài và nằm ở cổ túi mật hay bất kỳ vị trí nào trong ống mật chủ.

    Tình trạng sỏi xuất hiện trong ống mật chủ hay đường dẫn mật ít gặp hơn so với sỏi túi mật. Khi sỏi nằm trong ống mật chủ thường sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Lúc đó, viên sỏi có thể chặn ống dẫn mật, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và được gây ra viêm đường mật hay viêm tụy.

    Các biến chứng của bệnh sỏi mật

    Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không? Phần lớn trường hợp sỏi nằm trong túi mật không gây ra triệu chứng và không gây tắc nghẽn đường dẫn mật sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi đó, người bệnh không cần phải điều trị y khoa.

    Thế nhưng, một số ca bệnh sỏi mật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như:

    • Viêm túi mật. Khi có sỏi nằm ở cổ túi mật, tình trạng viêm có thể xảy ra, gây nên viêm túi mật. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy đau đớn và bị sốt nặng.
    • Tắc nghẽn ống mật chủ. Sỏi có thể chặn đường đi của dịch mật trong ống mật chủ – con đường giúp mật đi từ gan đến ruột non. Các triệu chứng có thể xuất hiện gồm đau dữ dội, vàng da và nhiễm trùng ở ống dẫn mật.
    • Tắc nghẽn ống tụy. Ống tụy là một đoạn ống cơ trơn đi từ tuyến tụy và nối vào ống mật chủ ngay trước khi đi vào tá tràng. Dịch tụy sẽ chảy qua ống tụy để vào đường tiêu hóa. Khi sỏi gây tắc nghẽn tại đây, tình trạng viêm tụy có thể xảy ra. Lúc đó, người bệnh thường cảm thấy đau bụng dữ dội, liện tục và cần nhập viện điều trị.
    • Ung thư túi mật. Người từng bị sỏi mật có nguy cơ cao phát triển ung thư túi mật. Tuy nhiên, khả năng này hiếm khi xảy ra.

    Chẩn đoán bệnh sỏi mật

    Để chẩn đoán và đánh giá biến chứng của bệnh sỏi mật, một số xét nghiệm cần làm gồm:

    • Siêu âm ổ bụng. Đây là phương pháp phổ biến dùng để phát hiện ra sỏi mật.
    • Siêu âm nội soi. Kỹ thuật này giúp xác định những viên sỏi nhỏ hơn mà siêu âm thông thường có thể bỏ sót.
    • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác. Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nội soi đường mật, chụp CT, chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) hay nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).
    • Xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm máu có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hay các biến chứng khác do sỏi mật gây ra.

    Các phương pháp điều trị bệnh sỏi mật

    Bệnh sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

    >>>>>Xem thêm: Viêm ruột hoại tử

    Phần lớn người bệnh sỏi mật không có triệu chứng sẽ không cần điều trị y khoa. Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị dựa trên triệu chứng và kết quả từ các xét nghiệm trong chẩn đoán.

    Tuy nhiên, bạn vẫn cần để ý và cảnh giác với các triệu chứng cho thấy có biến chứng từ sỏi mật, chẳng hạn như xuất hiện cơn đau nặng ở vùng bụng trên bên phải. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng sỏi mật xảy ra, bạn cần được điều trị sớm.

    Các phương pháp điều trị bệnh sỏi mật bao gồm:

    • Mổ để cắt bỏ túi mật (phẫu thuật cắt túi mật). Nếu các triệu chứng bệnh thường xuyên tái phát và sỏi thành quá nhiều, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật cắt túi mật. Sau khi phẫu thuật, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non, thay vì được giữ ở túi mật như trước đây. Điều này không gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hóa thức ăn nhưng có thể gây ra tiêu chảy tạm thời.
    • Sử dụng thuốc làm tan sỏi mật. Một số thuốc dùng đường uống có thể giúp làm tan sỏi mật. Phương pháp này cần nhiều thời gian, có khi nhiều tháng hoặc nhiều năm, để sỏi được hòa tan. Tuy nhiên, sỏi có khả năng hình thành lại nếu ngừng điều trị. Việc sử dụng thuốc điều trị sỏi mật thường không phải là lựa chọn phổ biến, thường dành cho những người không thể mổ.

    Đọc thêm

    Sỏi túi mật uống thuốc gì mới giảm đau và tan sỏi?

    Phòng ngừa bệnh sỏi mật

    Những biện pháp sau sẽ giúp bạn giảm bớt nguy cơ hình thành sỏi mật, cũng như không làm tăng kích thước của những viên sỏi hiện có:

    • Không bỏ bữa, nhịn đói. Hãy cố gắng xây dựng một khung giờ ăn cố định mỗi ngày. Việc bỏ bữa hay nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ tạo ra sỏi mật. Nếu bạn cần giảm cân, hãy lên kế hoạch dài hạn thay vì giảm cấp tốc.
    • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn, bao gồm trái cây, rau củ và ngũ cốc.
    • Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều chất béo. Đa số sỏi mật được tạo thành từ cholesterol nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi.
    • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây sỏi mật. Hãy tính toán lượng calo cần thiết cần tiêu thụ mỗi ngày và duy trì chế độ ăn uống , tập luyện thể dục và lối sống lành mạnh.

    Đọc thêm

    Những thông tin về việc người bệnh sỏi túi mật nên ăn gì

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh sỏi mật, từ đó có cách điều trị sỏi mật hoặc phòng ngừa phù hợp.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *