Bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì, nên ăn gì để cải thiện?

Bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì, nên ăn gì để cải thiện?

Bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì, nên ăn gì để cải thiện?

Bệnh thiếu máu nhược sắc còn có tên là bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Bệnh có thể khiến trẻ trong độ tuổi dậy thì mệt mỏi, uể oải kém năng động và thiếu sức sống so với bạn bè cùng trang lứa.

Bạn đang đọc: Bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì, nên ăn gì để cải thiện?

Bài viết sau, Kenshin.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về tình trạng sức khỏe này cũng như cách cải thiện thông qua việc dùng các loại thực phẩm phổ biến.

Thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì?

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng xuất hiện sự suy giảm số lượng huyết sắc tố trong tế bào, kích thước hồng cầu biến đổi và nhạt màu hơn bình thường. Điều này làm giảm khả năng vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể. Bệnh thiếu máu nhược sắt còn có tên gọi thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

Bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì, nên ăn gì để cải thiện?

Theo các chuyên gia, lý do và triệu chứng của bệnh thiếu máu nhược sắc hoặc thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc mà các thanh thiếu niên có thể mắc phải bao gồm:

Nguyên nhân

Thiếu sắt

Đây có lẽ là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất xảy ra khi cơ thể không tích trữ đủ khoáng chất này nhằm phục vụ cho mục tiêu tạo ra những tế bào máu khỏe mạnh. Thêm vào đó, do nhu cầu về sắt tăng khá cao trong giai đoạn dậy thì để bắt kịp tốc độ phát triển mà thanh thiếu niên cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu vitamin

Tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể không nhận đủ dưỡng chất để sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, chẳng hạn như vitamin B12, B6 và vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic). Chúng đều đóng vai trò trong việc tạo ra lượng hồng cầu cần thiết để cung cấp oxy đến các tế bào khắp cơ thể. Nếu nồng độ của một hoặc nhiều vitamin ở mức thấp, trẻ trong độ tuổi vị thành niên có thể bị thiếu máu. 

Mất máu

Việc mất máu do chấn thương hoặc chảy máu đường tiêu hóa bởi các bệnh dạ dày, hành kinh kéo dài ở nữ giới cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nhược sắc. 

Khả năng hấp thụ kém

Một số tình trạng sức khỏe như bệnh celiac sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Điều này khiến trẻ trong độ tuổi dậy thì không thể phát triển, làm gia tăng nguy cơ bị thiếu máu trong tương lai nếu không phát hiện kịp thời. 

Tan máu bẩm sinh thalassemia

Bệnh thalassemia là một dạng rối loạn máu di truyền khiến cơ thể tạo ra huyết sắc tố hemoglobin bất thường, từ đó dẫn đến sự phá hủy quá mức của các tế bào hồng cầu và gây ra thiếu máu. 

Biểu hiện

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Sức chịu đựng kém
  • Da xanh xao nhợt nhạt
  • Thiếu năng động, ù lì so với độ tuổi 
  • Thường hay nhức đầu, kém tập trung…

Bệnh thiếu máu nhược sắc nên ăn gì? Uống thuốc gì để bổ máu?

Theo các chuyên gia, khi mắc phải bệnh thiếu máu nhược sắc, trẻ trong độ tuổi dậy thì nên tuân thủ một số lưu ý về dinh dưỡng, chẳng hạn như:

Chế độ ăn giàu vitamin B12, B9

Bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì, nên ăn gì để cải thiện?

Tuy không được chú ý nhiều như khoáng chất sắt nhưng cả vitamin B9 (axit folic) và vitamin B12 đều là hai vitamin nhóm B cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu cũng như tối ưu hóa khả năng sử dụng sắt của cơ thể. Việc thiếu hụt các dưỡng chất trên sẽ cản trở quá trình cải thiện bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì.

Vì vậy, bạn nên quan tâm tìm hiểu các thực phẩm giàu vitamin B9, B12 để bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ. Theo các chuyên gia, các thực phẩm dồi dào 2 khoáng chất trên gồm:

  • Gan
  • Cá ngừ
  • Sữa
  • Trứng
  • Cơm
  • Mì ống
  • Bánh mì
  • Nước cam
  • Rau màu xanh lá đậm

Chế độ ăn giàu vitamin C

Tìm hiểu thêm: Mách nhỏ 9 loại tinh dầu trị mụn bạn không nên bỏ qua

Bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì, nên ăn gì để cải thiện?

Vitamin C sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, qua đó cải thiện thiếu máu. Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng bổ sung 100mg vitamin C trong bữa ăn sẽ giúp tăng năng suất hấp thu sắt lên 67%. Chưa kể, dưỡng chất này còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng, chống lại những bệnh vặt thông thường.  

Do vậy, bố mẹ hãy khuyến khích con mình ăn những thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ cải thiện bệnh thiếu máu nhược sắc, chẳng hạn như:

  • Ổi
  • Sơ ri
  • Dâu
  • Cam 
  • Đu đủ
  • Cà chua
  • Đậu Hà Lan
  • Cải xoăn kale
  • Bông cải xanh. 

Chế độ ăn giàu chất sắt tốt cho bệnh thiếu máu nhược sắc

Bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì là gì, nên ăn gì để cải thiện?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Quan hệ ngày “đèn đỏ” có thai không, cần lưu ý gì?

Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, việc chú trọng ăn các món dồi dào chất sắt để bổ sung khoáng chất này cho cơ thể là điều cần được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt tốt bao gồm:

  • Tảo xoắn
  • Cải bó xôi
  • Trứng
  • Thịt đỏ
  • Gan 
  • Đậu gà
  • Đậu nành
  • Hạt bí ngô
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Hải sản có vỏ (hàu, hến, nghêu…)

Bổ sung sắt từ viên uống

Nếu vẫn còn lo ngại không thể bổ sung đủ những vitamin và khoáng chất cần thiết từ thực phẩm khi mắc bệnh thiếu máu nhược sắc thì việc tăng cường hấp thu thông qua sử dụng viên uống bổ sung sắt sẽ là một gợi ý hay dành cho các thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Viên uống bổ sung sắt có những ưu điểm như:

  • Tiện dụng
  • Vị vani dễ uống
  • Liều lượng phù hợp
  • Mức độ an toàn cao. 

Ngoài ra, khi chọn sản phẩm viên uống sắt cho trẻ, bố mẹ hãy ưu tiên các tiêu chí như:

  • Viên sắt có thành phần là sắt hữu cơ (sắt fumarate) nhằm đảm bảo hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, đồng thời ít gây táo bón.
  • Viên uống chứa sắt kết hợp với axit folic cùng vitamin B12. Đây đều là các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *