Bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?

Bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?

Bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?

“Người bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?” là câu hỏi mà rất nhiều người muốn tìm hiểu để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bạn đang đọc: Bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được phân loại thành 2 dạng chính là tuýp 1 và tuýp 2. Cả hai tuýp này đều làm tăng cao nồng độ đường trong máu nếu bạn không điều trị bệnh. Một trong những điều cần quan tâm hàng đầu ở người bệnh là chế độ dinh dưỡng, bao gồm cả thức ăn và thức uống. Việc lựa chọn các loại thức uống bạn tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vậy người bệnh tiểu đường không nên uống gì và uống nước gì thì tốt? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Người tiểu đường nên uống gì?

70% cơ thể chúng ta là nước. Vì thế lời khyên sức khoẻ hàng đầu cho đại đa số mọi người và kể cả bệnh nhân tiểu đường là luôn đảm bảo uống đủ nước. Nếu khéo léo chọn lựa và kết hợp, các loại thức uống cũng giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

1. Nước lọc

Bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?

Tiểu đường nên uống nước gì? Không có gì đáng bàn cãi nữa, nước lọc luôn là một loại thức uống hoàn hảo. Nó là thức uống không calo, không chứa đường hay tinh bột. Việc cung cấp nước cho cơ thể cũng ảnh hưởng đến sức khỏe về mặt tinh thần và thể chất vì mọi hệ thống trên cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động.

Đôi khi bạn cũng có thể nhầm lẫn cảm giác khát nước với cơn đói hoặc thèm ngọt. Điều này thường thúc đẩy bạn tìm đến nước ngọt hay nước trái cây. Nếu bạn cảm thấy thèm ngọt thì trước hết hãy thử uống một cốc nước để xem cơ thể bạn phản ứng thế nào đã nhé.

2. Người tiểu đường nên uống gì? Sữa

Bị tiểu đường nên uống gì? Đôi khi cơ thể muốn nhiều hơn, không đơn giản chỉ là nước. Sữa có thể là một lựa chọn tốt. Sữa tách béo hoặc sữa đậu nành, sữa gạo hoặc các loại sữa không đường có thể cung cấp calo, vitamin và khoáng chất. Điều quan trọng là bạn nên chọn loại sữa không đường.

Tham khảo thêm: 10 loại sữa cho người tiểu đường được tìm kiếm hiện nay

3. Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt? Trà thảo mộc

Bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?

Trà thảo mộc là một sự lựa chọn khác nhằm thay đổi khẩu vị thức uống cho bạn. Bằng cách hãm thảo mộc cùng với nước đun sôi, bạn đã có một thức uống ngon miệng lại còn tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dùng rễ cam thảo để tạo được hương vị ngọt ngào tinh tế mà không làm tăng lượng đường trong máu.

Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng chiết xuất cam thảo có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường.

4. Tiểu đường uống nước gì? Nước ép trái cây

Bệnh tiểu đường nên uống gì? Các loại nước ép trái cây nguyên chất rất thích hợp với người tiểu đường. Tuy nhiên, vì nước trái cây cung cấp các loại đường từ trái cây, không phải là chất xơ, nên bạn cũng cần phải giới hạn lượng dùng.

Kiểm soát khẩu phần là chìa khóa để quản lý lượng carbohydrate khi uống nước trái cây trong bữa ăn. Uống nước trái cây có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu, nhưng nếu bạn kết hợp uống nước trái cây và ăn các loại thực phẩm khác có thể giúp ngăn chặn điều này.

5. Bị tiểu đường uống gì? Cà phê và trà có chừng mực

Tìm hiểu thêm: 6 nguyên nhân làm giảm ham muốn sau sinh – Làm sao để lấy lại nồng nhiệt?

Bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?

Có rất nhiều cuộc tranh luận về việc người tiểu đường liệu có nên uống cà phê hay không. Tiêu thụ cà phê có thể có tác dụng không mong muốn trong thời gian ngắn nhưng việc uống cà phê lâu dài cho thấy một số lợi ích.

Trong một mức độ chừng mực, cà phê và trà có chứa caffeine có thể cung cấp năng lượng mà không gây tăng lượng đường trong máu như các đồ uống khác. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại cà phê và trà có đường.

Người bệnh tiểu đường không nên uống gì?

Trái lại với danh sách các loại nước tốt cho người tiểu đường kể trên thì bạn cũng cần lưu ý một số thức uống mà bệnh nhân tiểu đường không nên uống quá nhiều, để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến đường huyết.

1. Soda và nước tăng lực

Bệnh tiểu đường không nên uống gì? Nước ngọt và đồ uống có đường khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, loại thức uống này cung cấp một lượng lớn đường mà không cần phải tiêu hóa nhiều. Nếu bạn uống soda mà không kết hợp với việc ăn uống lành mạnh sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Cách tốt nhất để phân bố đồng đều lượng carbohydrate cho cơ thể là bạn nên tránh các loại soda và nước tăng lực có đường.

2. Cocktail trái cây

Bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?

>>>>>Xem thêm: Chứng sợ khoảng rộng

Đây loại đồ uống có đường và có hương vị như nước ép trái cây, nhưng chúng thường chứa nhiều hàm lượng đường hoặc xi-rô ngô. Những thành phần này có thể gây tăng lượng đường trong máu giống như khi bạn uống soda.

Chúng cung cấp rất nhiều carbohydrate nhưng giá trị dinh dưỡng ít hơn so với các loại nước ép trái cây nguyên chất. Bạn có thể uống nước ép trái cây một cách điều độ và có chừng mực và nên tránh các loại cocktail.

Hãy đọc thêm: Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bệnh nào nặng hơn?

3. Bệnh tiểu đường không nên uống gì? Thức uống có cồn

Những người bị bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ một lượng rất nhỏ thức uống có cồn.

Rượu có thể gây ra sự sụt giảm lượng đường trong máu. Đây có thể là một vấn đề đối với những người đang dùng thuốc làm tăng mức insulin của cơ thể.

Nếu có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình thì bạn hoàn toàn có thể thưởng thức một ít đồ uống có cồn nhẹ.

Tiểu đường là bệnh mạn tính. Rất khó trả lời cho câu hỏi uống gì để giảm tiểu đường. Song nếu biết cách kết hợp những thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường vào chế độ ăn hàng ngày, bạn sẽ dễ kiểm soát bệnh.

Hãy đọc thêm: Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì và kiêng gì?

Kenshin.vn hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bệnh tiểu đường không nên uống nước gì và uống nước gì thì tốt. Việc lựa chọn thức uống cũng như thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn, vì thế hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho mình, bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *