Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Mỗi 1 giây trôi qua trên đồng hồ của bạn, trên thế giới lại có 1 người tử vong do biến chứng của bệnh tiểu đường. Chưa nói đến con số nghiệt ngã này, bạn cũng đã lo lắng không biết người bị bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên!

Bạn đang đọc: Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu phần lớn là do khả năng phòng ngừa biến chứng. Theo ước tính của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, 1 giây trôi qua có một người tử vong vì biến chứng tiểu đường trên tim mạch, 6 giây trôi qua có một người cắt cụt chi vì tiểu đường và 20 giây trôi qua có một người bị mù lòa do biến chứng mắt ở tiểu đường.

Thế nhưng, nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần kiểm soát đường huyết là đủ. Việc chủ quan trong phòng ngừa biến chứng dẫn đến nhiều hiểm họa khôn lường. Để dự đoán được người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm, bạn cần tìm hiểu các yếu tố có thể rút ngắn tuổi thọ mà mình phải đối mặt trong quá trình điều trị.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm: Điểm danh những yếu tố rút ngắn tuổi thọ 

Dù bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, các yếu tố như thời điểm chẩn đoán sớm hay muộn, mức độ biến chứng ra sao, có mắc kèm bệnh khác không, đều sẽ quyết định bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm. Đặc biệt, biến chứng của bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong đáng sợ nhất nhưng rất ít người biết cách đề phòng.

Khi đường huyết tăng, hệ thống thần kinh và mạch máu trong cơ thể bạn sẽ bị tổn hại và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như:

  • Biến chứng tim mạch, bệnh võng mạc, suy thận…
  • Biến chứng thần kinh ngoại vi, thần kinh tự chủ (tê bì, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp…)
  • Nhiễm trùng: vết thương, vết loét chậm lành và người bệnh có thể phải cắt cụt chi trong các trường hợp nặng của bệnh lý bàn chân.

Có tới 68% người mắc tiểu đường tử vong do biến chứng tim mạch. Nguy cơ tử vong sẽ gia tăng nếu bạn có mắc kèm tăng huyết áp, mỡ máu, hút thuốc lá hoặc thừa cân, béo phì.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Cái chết chưa bao giờ là một chủ đề có thể khiến chúng ta cảm thấy thoải mái khi nhắc đến, thế nhưng bất cứ ai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi: “Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?”.

Người bị tiểu đường sống được bao lâu? Bạn có thể sống được 60, 70 năm hoặc thậm chí còn lâu hơn nhờ kiểm soát được các yếu tố rút ngắn tuổi thọ. Tuy nhiên, bản thân bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 cũng có sự khác nhau khi ước chừng khả năng kéo dài tuổi thọ. Đó là chưa kể đến ở mỗi người bệnh, số năm sống còn phụ thuộc vào việc bạn có kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành… hay không và đáp ứng của mỗi người bệnh với điều trị có tốt hay không?

1. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 sống được bao lâu?

Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường.

Tuy nhiên, những tiến bộ trong điều trị cùng sự gia tăng về nhận thức đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu về bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm gần đây cho biết, nam giới mắc tiểu đường tuýp 1 bị giảm tuổi thọ khoảng 11 tuổi và nữ giới bị giảm 13 tuổi.

2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?

So với tuýp 1, người bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ ngắn khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường.

Con số tuổi thọ sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cách mỗi người đối phó với tiểu đường. Người chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường sẽ có cơ hội sống lâu hơn. Thậm chí, bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu khi mà biến chứng đã bộc phát? Bạn vẫn có thể kéo dài tuổi thọ nếu được điều trị tốt. 

Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và chủ động ngăn ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ khi điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm: Cách ngăn ngừa biến chứng để tăng tuổi thọ

Tìm hiểu thêm: Mổ u đại tràng có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay!

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

>>>>>Xem thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?

Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam nhấn mạnh, chìa khóa giúp người bệnh tiểu đường tăng tuổi thọ là kết hợp kiểm soát đường huyết với ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm còn tùy thuộc vào việc bạn có kiểm soát tốt bệnh để ngăn ngừa biến chứng hay không. Sau đây là các giải pháp có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi mắc bệnh tiểu đường:

1. Điều chỉnh lối sống tốt cho người tiểu đường

  • Chế độ ăn uống: Bạn nên tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Hãy giảm thực phẩm chứa đường như cơm, bún, miến, nước ép trái cây, kẹo… Đồng thời, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để tránh tăng đường huyết.
  • Chế độ tập luyện: Duy trì tập luyện ít nhất 30 phút với các bài thể dục có cường độ vừa phải 5 ngày/tuần, giảm cân và luôn giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn nhanh đạt được mục tiêu ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng.
  • Chỉ định của bác sĩ: Bạn nên theo dõi và phối hợp tốt cùng bác sĩ điều trị. Nên nhớ, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm còn phụ thuộc vào những thay đổi bất thường của lượng đường trong máu có được xử trí kịp thời để tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm hay không.

2. Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm

Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường. Bệnh tiểu đường kể cả giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phải xem bạn có kiểm soát các bệnh lý mắc kèm tốt chưa. Nếu bạn bị huyết áp cao, mỡ máu hay vấn đề về thận, bạn cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương án giải quyết phù hợp. Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thêm thuốc tim mạch, lợi tiểu… để giúp bạn giảm rủi ro biến chứng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *