Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh ngăn cản quá trình cơ tim bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và có thể gây ra những tình trạng sức khỏe khác.

Bạn đang đọc: Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Một trái tim với kích thước lớn hơn bình thường có thể là một tình trạng đáng báo động và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh diễn ra suốt đời hay tạm thời sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và bản chất của tình trạng. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về chứng bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh tim to ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị bệnh tim to:

1. Trẻ sơ sinh quá mức hiếu động

Việc bé luôn hoạt động quá mức sẽ khiến tim phải làm việc hết công sức để bơm nhiều máu và oxy hơn, từ đó dẫn đến bệnh tim to. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh tim to này thường phổ biến ở người lớn hơn so với trẻ nhỏ.

2. Khuyết tật tim bẩm sinh

Trong một số trường hợp, em bé vừa chào đời đã được chẩn đoán khiếm khuyết tim bẩm sinh và điều này sẽ trở thành một trong những nguyên nhân khiến tim bé phát triển phì đại.

3. Lỗ ở tim

Lỗ hổng trong tim là một tình trạng xuất hiện do sự bất thường trong các kết nối giữa tâm thất hoặc buồng dưới của tim. Trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ trở thành nguyên nhân khiến tim bị phì đại.

4. Các vấn đề trong van tim

Tình trạng van trong tim không thể mở hoặc đóng một cách bình thường hoặc nếu các van tim bị rò rỉ đều có thể khiến tim căng thẳng và dần trở nên to ra.

5. Cơ tim gặp vấn đề

Giống như van tim, nếu cơ tim xảy ra các tình trạng bất thường thì có nguy cơ gây cản trở cho hoạt động của cơ quan này và khiến tim của trẻ sơ sinh trở nên to hơn.

6. Thuốc

Trong lúc mang thai, mẹ bầu có sử dụng một số loại thuốc không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến em bé, dẫn đến tình trạng tim to ra.

7. Dịch lỏng quanh tim

Màng ngoài tim là lớp màng bao quanh tim và có tác dụng bảo vệ cơ quan nội tạng này. Đôi khi, túi trong màng này có thể tích tụ chất lỏng dư thừa và khiến tim trẻ sơ sinh phì đại.

Các dấu hiệu tim to có thể bao gồm khó thở, nhịp tim bất thường, sưng. Trong một số trường hợp, da của trẻ bị chứng tim to bắt đầu chuyển sang màu hơi xanh. Những triệu chứng khác bao gồm đau ngực, ngất và khó chịu ở phần trên cơ thể, hàm hoặc cổ. Nếu nhận thấy bé có biểu hiện trên, bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Chẩn đoán bệnh tim to ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu thêm: 10 lý do tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày

Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Dính buồng tử cung (hội chứng Asherman) là gì và có chữa được không?

Siêu âm tim là một cách để chẩn đoán tình trạng tim to. Hình thức này nhằm mục đích đo độ dày cơ, chức năng bơm và cả nguyên nhân gây bệnh. Một cách khác để chẩn đoán tim to là khám thực thể. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ thực hiện nếu có các triệu chứng rõ ràng trên cơ thể như sưng và da nhợt nhạt.

X-quang ngực cũng giúp xác định kích thước của tim, nhưng điều này sẽ không mang lại hiệu quả như siêu âm tim.

Biến chứng khi trẻ sơ sinh mắc bệnh tim to

Nguy cơ biến chứng ở trẻ mắc bệnh tim to phụ thuộc vào phần phình ra của tim và nguyên nhân gây ra. Thông thường, trẻ sơ sinh bị tim to sẽ gặp những biến chứng sau:

  • Suy tim: Khi mắc phải chứng tim to, tâm thất trái mở rộng làm tăng nguy cơ suy tim. Nếu mắc phải, cơ tim của bé sẽ yếu đi và tâm thất giãn ra đến mức tim không thể bơm máu cho cơ thể một cách hiệu quả.
  • Đông máu: Tim phình to có thể tạo điều kiện để hình thành huyết khối trong niêm mạc của tim. Nếu huyết khối xâm nhập vào mạch máu, nó sẽ tạo nên các tình trạng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh chẳng hạn như đau tim.
  • Tiếng thổi của tim: Đối với trẻ sơ sinh có tim phì đại, 2 trong số 4 van của tim (van 2 lá và van 3 lá) có thể không đóng lại đúng cách vì chúng bị giãn, khiến máu chảy ngược. Dòng chảy của máu tạo ra âm thanh. Mặc dù không có hại nhưng tình trạng này nên được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
  • Khả năng sống của trẻ sơ sinh mắc bệnh tim to là bao nhiêu?

    Tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh với chứng tim to phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh được chẩn đoán sớm, mức độ nghiêm trọng của tình trạng và loại hình điều trị đã được thực hiện. Nghiên cứu cho thấy 95% trẻ sơ sinh được sinh ra với tim to bẩm sinh không nghiêm trọng sẽ sống qua tuổi 18. Mặt khác, 69% trẻ sơ sinh có tim phình to nghiêm trọng sẽ sống đến 18 tuổi.

    Điều trị bệnh tim to ở trẻ sơ sinh

    Phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh mắc chứng bệnh này sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bé, chúng bao gồm:

    1. Thuốc

    Có khá nhiều loại thuốc điều trị tình trạng tim to ở trẻ sơ sinh chẳng hạn như: Thuốc lợi tiểu sẽ giúp làm giảm khối lượng công việc của tim bằng cách điều chỉnh lượng máu. Các loại thuốc digitalis giúp tim đập chậm hơn nhưng mạnh hơn, giúp tăng hiệu quả hoạt động của tim. Thuốc chống loạn nhịp tim và thuốc huyết áp có tác dụng điều hòa nhịp tim cũng sẽ được dùng cho bệnh cơ tim, suy tim sung huyết.

    2. Phẫu thuật

    Phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh mắc phải chứng tim to có thể bao gồm sửa chữa các mạch máu bất thường hoặc thậm chí cần đến ghép tim.

    3. Dinh dưỡng

    Tình trạng phình to khiến tim cần phải tăng cường hoạt động để cung cấp đủ máu cho cơ thể. Tim của trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng này sẽ dễ bị mệt, ảnh hưởng đến việc bé lười bú mẹ và khiến lượng calo nạp vào người bị thiếu hụt. Những trẻ sơ sinh như vậy thường cần được cho ăn qua đường ống thông mũi để cung cấp dinh dưỡng trực tiếp.

    Các vấn đề tim mạch ở trẻ sơ sinh chẳng hạn như tim to sẽ phải được quan tâm ngay từ đầu để ngăn chặn mọi tình huống xấu có thể gây đe dọa tính mạng. Bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra để đưa bé đến bệnh viện kịp thời.

    Phương Uyên/Kenshin.vn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *