Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì hay ẩm ương tuổi mới lớn?

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì hay ẩm ương tuổi mới lớn?

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì hay ẩm ương tuổi mới lớn?

Khi con bạn bỗng trở nên bướng bỉnh, bạn có thể cho rằng trẻ đang bước vào giai đoạn ẩm ương của tuổi mới lớn. Nếu con ngày càng trở nên thu mình, bạn nên theo dõi những biểu hiện hàng ngày để sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Bạn đang đọc: Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì hay ẩm ương tuổi mới lớn?

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là một vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng có thể gây ra cảm giác buồn bã kéo dài và mất hứng thú với các hoạt động. Đây là một tình trạng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và cách hành xử của trẻ. Thậm chí, trầm cảm ở tuổi học sinh còn gây ra những vấn đề thể chất và khả năng nhận thức ở trường.

Mặc dù chứng trầm cảm có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, song triệu chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ khác với trầm cảm ở người trưởng thành. Chính vì sự khác biệt này mà bạn có thể bỏ qua vì cho rằng con chỉ đơn giản là đang bước vào giai đoạn ẩm ương tuổi mới lớn. Đây thật sự là một giai đoạn không chỉ khó khăn đối với trẻ mà cũng mệt mỏi đối với người làm cha mẹ.

Những vấn đề như áp lực khi so sánh với bạn đồng trang lứa, kỳ vọng về kết quả học tập và những thay đổi về thể chất có thể khiến tâm lý của trẻ lên xuống thất thường. Đối với một số trẻ ở tuổi dậy thì, cảm xúc tiêu cực không chỉ đơn giản là tâm lý ẩm ương tuổi mới lớn mà có thể kéo dài như một dấu hiệu trầm cảm mà bạn nên nhận biết càng sớm càng tốt.

Nhận biết con bạn bị trầm cảm tuổi dậy thì

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì hay ẩm ương tuổi mới lớn?

Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể bao gồm những thay đổi về thái độ và cách ứng xử gây ra nhiều vấn đề rắc rối hoặc phiền muộn ở nhà, trường học cùng các hoạt động xã hội. Để nhận biết con có mắc bệnh trầm cảm hay không, bạn nên theo dõi những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em độ tuổi dậy thì về cảm xúc và hành vi.

Những dấu hiệu về cảm xúc

Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện các dấu hiệu về cảm xúc:

  • Thiếu tự tin về bản thân
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
  • Cảm thấy tuyệt vọng hoặc trống rỗng
  • Tâm trạng cáu kỉnh hoặc khó chịu
  • Thờ ơ hoặc dễ xung đột với gia đình và bạn bè
  • Thường xuyên có ý nghĩ tự tử hoặc nghĩ về chết chóc
  • Thất vọng hoặc tức giận, thậm chí chỉ vì những vấn đề nhỏ
  • Cảm giác buồn bã khiến trẻ la hét, khóc lóc mà không rõ lý do
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động thông thường
  • Luôn có cảm giác rằng cuộc sống và tương lai thật nghiệt ngã và ảm đạm
  • Gặp khó khăn khi suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
  • Cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối hoặc thất bại và kỳ vọng được an ủi nhiều hơn
  • Sửa lỗi về những sai lầm trong quá khứ hoặc tự trách bản thân hoặc tự phê bình thái quá

Những dấu hiệu về hành vi

Bên cạnh cảm xúc thất thường, bạn cũng nên theo dõi cả những thay đổi về hành vi của trẻ:

  • Cách ly xã hội
  • Mệt mỏi và uể oải
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Lên kế hoạch tự tử hoặc cố gắng tự tử
  • Ít chú ý đến vệ sinh cá nhân hoặc ngoại hình
  • Thành tích học tập kém hoặc nghỉ học thường xuyên
  • Chậm chạp khi suy nghĩ, nói hoặc chuyển động cơ thể
  • Tự làm tổn thương mình như cắt tay, xỏ tai hoặc xăm mình
  • Kích động hoặc bồn chồn đi qua lại, vặn tay hoặc không thể ngồi yên
  • Thay đổi khẩu vị như cảm giác chán ăn và giảm cân, hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân
  • Những cơn giận dữ bùng phát, hành vi gây rối hoặc mạo hiểm hoặc các hành vi bốc đồng khác
  • Thường xuyên than phiền về đau nhức cơ thể không giải thích được, thường xuyên đến phòng y tế.

Vì sao con mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì?

Tìm hiểu thêm: Giữ gìn vệ sinh chung: Mỗi người chỉ cần làm 3 việc nhỏ

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì hay ẩm ương tuổi mới lớn?

>>>>>Xem thêm: Thực đơn cho người mới ốm dậy: dễ nhưng ít người biết

Theo Mayoclinic, sau đây là một số nguyên nhân trầm cảm mà con bạn có thể gặp phải:

1. Hóa chất trong não bộ: Chất dẫn truyền thần kinh là chất hóa học nội sinh xuất hiện tự nhiên mang tín hiệu đến các bộ phận khác trong não và cơ thể. Khi các hóa chất này bất thường hoặc suy yếu, chức năng của các thụ thể thần kinh và hệ thống thần kinh thay đổi có thể dẫn đến trầm cảm.

2. Hormone mất cân bằng: Tình trạng mất cân bằng hormone có thể liên quan đến khả năng gây ra trầm cảm.

3. Di truyền gia đình: Trầm cảm phổ biến hơn ở những người có cùng huyết thống. Chẳng hạn như cha mẹ hoặc ông bà bị trầm cảm thì con cháu cũng sẽ dễ mắc bệnh tâm lý này.

4. Ký ức tuổi thơ: Các ký ức tổn thương trong thời thơ ấu, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, mất cha mẹ, có thể gây ra những thay đổi trong não khiến một người dễ bị trầm cảm.

5. Suy nghĩ tiêu cực: Trầm cảm tuổi dậy thì có thể được liên kết với cách suy nghĩ mình bất lực thay vì tìm giải pháp cho những thách thức của cuộc sống.

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Lạm dụng rượu, nicotine hoặc các loại chất gây nghiện khác
  • Bị khuyết tật học tập hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Bị đau liên tục hoặc bị bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hoặc hen suyễn
  • Đã từng là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tình dục
  • Đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính hoặc chuyển giới trong một môi trường không được hỗ trợ
  • Có những đặc điểm tính cách nhất định, chẳng hạn như tự ti hoặc bị phụ thuộc quá mức, tự phê bình hoặc bi quan
  • Có những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tin, chẳng hạn như béo phì, vấn đề bạn bè trang lứa, bắt nạt lâu dài hoặc các vấn đề học tập
  • Có các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, chán ăn hoặc chứng cuồng ăn

Lịch sử gia đình và các vấn đề với gia đình hoặc người khác cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm của con bạn, chẳng hạn như:

  • Có mâu thuẫn gia đình
  • Có một thành viên gia đình đã mất vì tự tử
  • Có cha mẹ, ông bà hoặc người có quan hệ huyết thống khác bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu
  • Trải qua những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống gần đây, chẳng hạn như ly hôn của cha mẹ hoặc nỗi đau mất đi người thân
  • Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì không phải chỉ là một “điểm yếu” mà trẻ có thể vượt qua bằng niềm tin. Căn bệnh tâm lý này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và cần có thời gian điều trị lâu dài. Đối với hầu hết các trường hợp của trầm cảm tuổi dậy thì, trẻ có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc chống trầm cảm.

    Bạn thường khó phân biệt được các dấu hiệu trầm cảm và tâm lý ẩm ương tuổi dậy thì. Bạn nên trò chuyện với con nhiều hơn để nhận ra trẻ đang gặp khó khăn khi kiểm soát cảm xúc hay cuộc sống của con có quá nhiều áp lực.

    Nếu các dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì vẫn tiếp tục và thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu trầm cảm dẫn đến tự sát, bạn nên đưa con đến bác sĩ tâm lý để điều trị. Bạn có thể cân nhắc tìm đến những chuyên gia về sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên để trao đổi về cách cải thiện tình trạng của con.

    Thực tế, các triệu chứng của bệnh trầm cảm không những khó tự cải thiện mà còn có xu hướng ngày càng tệ hơn hoặc dẫn đến những vấn đề ngoài mong muốn. Trẻ dậy thì bị trầm cảm còn có nguy cơ tự sát ngay cả khi các dấu hiệu có vẻ không quá nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên theo dõi các biểu hiện của con để sớm phát hiện và điều trị nhé.

    Thảo Viên Kenshin.vn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *