Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Các bệnh liên quan đến tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Các bệnh liên quan đến tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Các bệnh liên quan đến tuyến giáp

Tuyến giáp có rất nhiều vấn đề khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để phát hiện và điều trị bệnh tuyến giáp kịp thời, bạn sẽ cần có những hiểu biết nhất định về chúng.

Bạn đang đọc: Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Các bệnh liên quan đến tuyến giáp

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến những bệnh về tuyến giáp thường gặp, nguyên nhân gây nên, cách nhận biết cũng như chữa trị hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là bộ phận nằm ở cổ, có hình dạng con bướm và chịu trách nhiệm điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng bộ phận này, đặc biệt là chức năng hoạt động của nó, được gọi là bệnh tuyến giáp.

Vì vùng hạ đồi và tuyến yên đảm đương nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của tuyến giáp, nên những rối loạn phát sinh tại đây cũng góp phần hình thành nên các bệnh về tuyến giáp.

Các bệnh về tuyến giáp cổ

Nhìn chung, khi nhắc đến các bệnh về tuyến giáp, người ta thường nghĩ đến các bệnh sau:

1. Bệnh suy giáp

Tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết gọi là suy giáp. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do:

  • Bệnh Hashimoto (một dạng viêm tuyến giáp)
  • Biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
  • Tác dụng phụ của xạ trị

Đôi khi rối loạn chức năng tuyến yên hoặc vùng hạ đồi cũng có nguy cơ gây suy giáp.

Một người mắc bệnh suy tuyến giáp sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi
  • Đờ đẫn, khó tập trung
  • Khô da
  • Táo bón
  • Nhạy cảm với nhiệt độ thấp
  • Tăng cân
  • Phiền muộn hoặc thậm chí là trầm cảm
  • Nhịp tim chậm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

2. Bệnh cường giáp

Ngược lại với tình trạng suy giáp, cường giáp liên quan đến hàm lượng hormone tuyến giáp quá cao. Ở tình trạng này, dấu hiệu bệnh tuyến giáp có thể kể đến như:

  • Run tay
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm với nhiệt độ cao
  • Tăng nhu động ruột
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung
  • Sụt cân ngoài ý muốn

Hormone tuyến giáp sản sinh quá nhiều có khả năng là do:

  • Bệnh Graves, còn gọi là bệnh Basedow
  • Bướu giáp độc đa nhân

Ngoài ra, nguyên nhân cường giáp còn có thể do hạt giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng hoặc người bệnh hấp thụ iốt quá mức.

Mặt khác, so với suy giáp, cường giáp ít xuất hiện hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Giải đáp thắc mắc: Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không, có tự khỏi không?

3. Bệnh Hashimoto

Hashimoto là bệnh tuyến giáp liên quan đến vấn đề rối loạn tự miễn. Cụ thể hơn, các tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ kiềm hãm hoạt động của tuyến hình cánh bướm ở cổ, từ đó làm giảm hàm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể.

Người mắc bệnh Hashimoto hầu hết đều có triệu chứng suy giáp.

4. Bệnh Grave (Basedow)

Tương tự bệnh Hashimoto, Basedow cũng liên quan đến tình trạng bạch cầu tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh, bao gồm cả mô tuyến giáp. Từ đó, rối loạn tuyến giáp sẽ xảy ra, dẫn đến hiện tượng nồng độ hormone sản sinh tại đây cao bất thường. Cũng chính vì vậy, Basedow với cường giáp có chung triệu chứng bệnh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nhận biết sớm triệu chứng bệnh basedow để điều trị hiệu quả

5. Bệnh bướu tuyến giáp (bướu cổ)

Bướu cổ liên quan đến sự phì đại bất thường về kích thước của tuyến giáp nên còn có tên gọi khác là bướu tuyến giáp. Bệnh thường không bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Tuy vậy, đôi khi biểu hiện của bệnh tuyến giáp trong trường hợp này có thể gồm:

  • Cảm giác sưng cổ và siết chặt trong cổ họng rõ ràng
  • Ho nhiều
  • Khàn tiếng
  • Khó nuốt và khó thở

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Các bệnh liên quan đến tuyến giáp

6. Bệnh bướu giáp hạt

Hạt giáp (bướu giáp hạt) hình thành từ những tế bào đột biến ở tuyến giáp. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm. Một số hạt giáp có thể lành tính, nhưng số khác lại có nguy cơ ung thư tiềm ẩn nên nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên để bác sĩ kiểm tra tất cả các hạt giáp khi chúng xuất hiện.

Bướu giáp hạt có thể liên quan đến nang giáp và bệnh Hashimoto nên người bệnh thường có biểu hiện suy giáp. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể gặp các triệu chứng bệnh tuyến giáp khác không được đề cập. Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

7. Bệnh ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp bị ung thư chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trung niên, chiếm 2/3 trường hợp tình trạng sức khỏe này. Ung thư tuyến giáp có thể gồm nhiều loại khác nhau, tùy vào loại tế bào đặc hiệu tại đây bị đột biến. Theo thống kê, hầu hết trường hợp ung thư ở tuyến giáp đều có tiên lượng tốt và tỷ lệ sống cao, đặc biệt nếu người bệnh phát hiện vấn đề ngay từ giai đoạn đầu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân ung thư tuyến giáp có thể bạn chưa biết

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không?

Nếu không sớm được điều trị hiệu quả, tình trạng rối loạn chức năng ở tuyến giáp có nguy cơ kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như:

  • Các bệnh về tim mạch (suy tim, cholesterol cao…)
  • Loãng xương
  • Suy giảm tầm nhìn, mắt lồi
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần (mất ngủ, phiền muộn, trầm cảm…)
  • Tử vong.

Các xét nghiệm tuyến giáp là gì?

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán các vấn đề ở tuyến giáp, ví dụ như:

  • Xét nghiệm máu dùng để kiểm tra hàm lượng hormone tuyến giáp cũng như hormone kích thích tuyến giáp TSH. Đôi khi, bạn cũng có thể cần định lượng anti-thyroglobulin, anti-thyroperoxidase hoặc các kháng thể kích thích thụ thể TSH.
  • Siêu âm thường được sử dụng với mục đích kiểm tra sự đồng  nhất của mô tuyến giáp, đồng thời tìm kiếm sự hiện diện của nang hoặc tình trạng vôi hóa tại đây. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng siêu âm không giúp phân biệt hạt giáp lành tính hay ác tính. Thay vào đó, phương pháp xét nghiệm áp dụng iốt phóng xạ có khả năng làm được điều này.
  • Sinh thiết đôi khi cũng được kết hợp với siêu âm để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

>>> Bạn có thể tham khảo: 12 dấu hiệu của bệnh tuyến giáp bạn cần cảnh giác!

Mách bạn cách chữa bệnh tuyến giáp hiệu quả

Tùy vào loại bệnh cũng như mức độ tiến triển mà người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp khác nhau. Nhìn chung, chúng thường gồm:

– Sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp

Tìm hiểu thêm: Bướu sợi tuyến

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Các bệnh liên quan đến tuyến giáp

>>>>>Xem thêm: Nhìn mặt đoán bệnh để kiểm tra sức khỏe

Nếu vấn đề của bạn là suy giáp, sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp dưới dạng viên uống có thể là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, với trường hợp cường giáp, người bệnh có thể dùng thuốc đặc hiệu có tác dụng kiềm hãm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.

Ngoài ra, đôi khi một số loại thuốc khác cũng cần thiết để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh tuyến giáp, ví dụ như tăng nhịp tim.

– Phẫu thuật tuyến giáp

Đối với những vấn đề như bướp tuyến giáp hoặc hạt giáp quá lớn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Nếu tuyến hình cánh bướm bị cắt bỏ hoàn toàn, người bệnh sẽ cần được dùng hormone tuyến giáp tổng hợp hàng ngày.

Trong một số trường hợp, người mắc bệnh Basedow cũng có thể cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa bị tuyến giáp ở cổ

Thay đổi một số thói quen sinh hoạt như sau có khả năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh tuyến giáp:
  • Đảm bảo chế dinh dưỡng phù hợp, khoa học. Có thể chia ba bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Rèn luyện thể chất thường xuyên với những bài tập yoga, thiền, thở sâu… giúp giảm căng thẳng.
  • Chú trọng chất lượng cũng như thời gian ngủ (6-8 giờ mỗi ngày). Bạn có thể sắp xếp và giữ cho phòng ngủ mát mẻ, ấm áp, không dùng thức uống chứa caffeine sau 6 giờ tối để dễ ngủ hơn.
  • Tái khám thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm tầm soát theo chỉ định của bác sĩ.
  • Rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn hoặc chăm sóc người bệnh.

Qua đây, bạn đã biết bệnh tuyến giáp là gì cũng như các bệnh liên quan đến tuyến giáp nguy hiểm. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *